I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Đọc trơn cả bài. Đọc đúng nhịp thơ
- Biết đọc diên cảm bài thơ đúng với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về một tương lai tốt đẹp.
- Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mở của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm thế giới trở nên tốt hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài
III. LÊN LỚP
A. Bài cũ
- Yêu cầu HS đọc phân vai bài: Nếu chúng mình có phép lạ
+ Nhóm 1: 8 HS đọc màn 1
+ Nhóm 2: 6 HS đọc màn 2
28 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 813 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian không?
? Nêu cách giải khác
- Một HS đọc, cả lớp soát bài.
Sơ đồ tuổi hai chị em 4 năm trước:
Tuổi chị:
8tuổi 24tuổi
Tuổi em:
? tuổi
Bài giải
C1:Tuổi em cách đây 4 năm là:
(24 – 8) : 2 = 8 (tuổi)
Tuổi em hiện nay là:
8 + 4 = 12 (tuổi)
C2: Vì hiệu số tuổi của hai chị em không thay đổi theo thời gian nên hiện nay chị vẫn hơn em 8 tuổi.
Tổng số tuổi của hai chị em hiện nay là:
24 + 4 x 2 = 32 (tuổi)
Tuổi em hiện nay là:
(32 – 8) : 2 = 12 (tuổi)
Đáp số: 12 tuổi
* GV chốt: Cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu cảu hai số. HS biết hiệu số tuổi của hai người không thay đổi theo thời gian.
3. Củng cố:
Nhận xét tiết học.
Đạo đức
Tiết kiệm tiền của (Tiết 2)
I. Mục đích, yêu cầu
Học xong bài này, HS hiểu:
- Mọi người phải tiết kiệm tiền của vì tiền của do sức lao động vất cả của con người mới có được.
- Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích tiền của, không lãng phí, thừa thãi.
- Biết thực hành tiết kiệm tiền của
- Có ý thực tiết kiệm tiền của
II. Đồ dùng dạy học
III. Lên lớp
A. Bài cũ
? Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Các hoạt động
* Hoạt động 1: Gia đình em có tiết kiệm tiền của không?
- Yêu cầu HS nêu một số việc gia đình mình đã tiết kiệm và một số việc em thấy gia đình mình chưa tiêt kiệm?
( 3 em kể)
- GV kết luận: Việc tiết kiệm tiền của là không của riêng ai, em phải tiết kiệm và nhắc nhở mọi người cùng tiết kiệm.
* Hoạt động 2: Em đã tiết kiệm chưa?
- Yêu cầu HS làm bài tập 4(SGK)
? Việc nào thể hiện tiết kiệm? (a, b, g, h, k)
? Việc làm nào thể hiện sự không tiết kiệm? (c, d, đ, e, i)
- 2-3 em nêu
- GV yêu cầu HS đổi chéo vởi kiểm tra
* Hoạt động 3: Em xử lí thế nào?
- Chia nhóm
- HS thảo luận tình huống (tình huống bốc thăm)
- Đại diện các nhóm báo cáo.
III. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
Luyện từ và câu
Dấu ngoặc kép
I. Mục tiêu
- Hiểu nội dung của dấu ngoặc kép và cách dùng dấu “”.
- Biết dùng dấu “” trong khi viết.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết đoạn văn phần nhận xét.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
1 HS đọc, 3 HS viết bảng tên người, tên địa lý nước ngoài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Phần nhận xét:
* Bài 1:
- HS nêu yêu cầu.
? Tìm những từ và câu được đặt trong dấu ngoặc kép?
- GV gạch chân từ bằng phấn đỏ.
? Những từ ngữ và câu đó là lời của ai?
? Dấu ngoặc kép dùng trong câu trên có tác dụng gì?
- GV dựa vào ví dụ chốt nội dung bài 1
- “ Người lính..mặt trận “i” đầy tớ trung thành.nhân dân”;
“Tôi chỉ có..học hành”
- Lời nói của Bác Hồ.
- Lời dẫn trực tiếp của Bác Hồ.
* Bài 2:
- HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn các câu hỏi sau:
? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập?
? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm?
- Giáo viên chốt nội dung bài tập 2.
- Khi dẫn lời nói trực tiếp chỉ là một cụm từ như: “người línhmặt trận”
- Khi dẫn lời nói trực tiếp là một câu chọn vẹn như câu nói của Bác Hồ: “Tôi chỉ có..học hành”
* Bài 3:
- HS nêu yêu cầu.
? Từ “lầu” chỉ cái gì?
? Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không?
? Từ “lầu” ở đây được dùng theo nghĩa gì?
? Dấu ngoặc trong trường hợp này dùng để làm gì?
- GV chốt nội dung bài tập 3.
- “lầu làm thuốc” chỉ ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng, đẹp đẽ.
- Tắc kè xây tổ trên cây, tổ tắc kè bé không phải cái lầu thực theo nghĩa trên.
- Từ “lầu” nói cái tổ tắc kè rất đẹp và quí.
- Đánh dấu từ “lầu” dùng không đúng nghĩa với tổ của tắc kè.
3. Ghi nhớ:
- HS đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về tác dụng của dấu ngoặc kép.
4. Luyện tập:
* Bài 1:
- HS nêu yêu cầu.
- HS trao đổi trong nhóm bàn để tìm lời nói trực tiếp.
- Một HS làm bảng.
- Nhận xét chữa bài.
* Bài 2:
- HS nêu yêu cầu đề bài.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi SGK.
- Nhận xét bổ sung.
Những lời nói trực tiếp trong đoạn văn không thể viết xuống dòng đặt sau dấu gạch đầu dòng vì: Đây không phải là lời nói trực tiếp giữa hai nhân vật đang nói chuyện.
* Bài 3:
- HS nêu yêu cầu.
- Một Hs làm bảng.
- Chữa bài:
? Tại sao từ “vôi vữa” lại được đặt trong dấu ngoặc kép?
- Gv hỏi tương tự với các từ còn lại.
“vôi vữa”; “trường thọ”; “đoản thọ”
- Vì Vì từ “vôi vữa” ở đây không phải có nghĩa như vôi vữa con người thường dùng mà nó có nghĩa đặc biệt.
5. Củng cố:
? Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
- Nhận xét tiết học.
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Biết cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
- Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn hay trau chuốt, giầu hình ảnh.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ truyện: ở vương quốc Tương Lai
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
- Một HS lên bảng kể 1 câu chuyện mà em đã học theo trình tự thời gian.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1:
- HS đọc yêu cầu.
? Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
- ? Hãy kể lại lời thoại giữa Tin – tin và em bé thứ nhất?
- Nhận xét.
- Gv treo bảng phụ cách chuyển lời thoại thành lời kể.
- Gv treo tranh minh hoạ truyện: ở vương quốc Tương Lai.
- HS kể cho nhau nghe trong nhóm 4 HS theo trình tự thời gian.
- Tổ chức thi kể từng màn.
- Nhận xét cho điểm cho HS.
-
- Là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau.
- HS nối tiếp đọc cách chuyển trên bảng phụ.
- HS quan sát tranh, kể và sửa cho nhau nghe trong nhóm 4 HS.
- 5 HS thi kể.
* Bài 2:
- HS đọc yêu cầu.
? Trong chuyện: ở vương quốc Tương Lai, hai bạn Tin – tin và Mi – tin có đi thăm cùng nhau không?
? Họ đi nơi nào trước? Nơi nào sau?
- GV hướng dẫn HS kể theo yêu cầu bài.
- HS kể cho nhau nghe trong nhóm bàn.
- Thi kể.
Nhận xét
- Hai bạn đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kì diệu cùng nhau.
- Công xưởng xanh trước, khu vườn kỳ diệu thăm sau.
* Bài 3:
- HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ.
? Hãy nêu về trình tự sắp xếp?
? Nêu về từ ngữ nối hai đoạn?
- HS đọc và trao đổi trả lời câu hỏi:
- Có thể kể đoạn trong công xưởng xanh trước đoạn trong khu vườn kỳ diệu và ngược lại.
- Được thay đổi bằng các từ ngữ kể địa điểm.
3. Củng cố:
? Có những cách nào để phát triển câu chuyện? Những cách đó có gì khác nhau?
- Nhận xét tiết học.
Khoa học
Ăn uống khi bị bệnh
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Nêu được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và đặc biệt khi bị bệnh tiêu chảy.
- Biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
- Có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
II. Đồ dùng dạy học
- Các tranh minh hoạ SGK.
- Gói dung dịch ô - xê – dôn, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
? Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể bị bệnh?
? Khi bị bệnh cần phải làm gì?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Ăn uống khi bị bệnh
2. Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh:
* Mục tiêu:
- Nêu được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và đặc biệt khi bị bệnh tiêu chảy.
- Biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát H34, 35 SGK và thảo luận câu hỏi:
? Khi bị bệnh thông thường ta thường cho người bệnh ăn những loại thức ăn nào?
? Đối với người ốm nặng nên cho ăn thức ăn đặc hay loãng? Tại sao?
? Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít cần cho ăn như thế nào?
? Đối với người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào?
? Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em?
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm.
- GV kết luận:
- HS thảo luận , đại diện các nhóm trình bày:
- Ăn thức ăn chứa nhiều chất như: Thịt, cá, uống nhiều chất lỏng có chứa nhiều loại rau xanh, hoẩ quả.
- Thức ăn loảng để dẽ nuốt, không làm cho người bệnh sợ ăn.
- Dỗ dành, động viên và cho ăn nhiều bữa trong ngày.
- Theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô - rê – dôn, cháo muối.
- Mục bạn cần biết.
b) Hoạt động 2: Chăm sóc người bệnh bị tiêu chảy:
* Mục tiêu: HS biết cách chăm sóc bgười bị bệnh tiêu chảy và cách pha dung dịch ô - rê – dôn.
* Cách tiến hành:
- HS quan sát H35 SGK và nêu cách nấu cháo và thực hành pha dung dịch ô - rê – dôn.
- Kết luận.
- HS thảo luận – thực hành.
- 4 HS trình bày cách nấu cháo và pha ô - rê – dôn.
c) Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ.
* Mục tiêu: HS có ý thức chăm sóc người thân và bản thân khi bị ốm.
* Cách tiến hành:
- HS thi sắm vai.
+ Gv phát phiếu ghi tình huống.
+ Các nhóm thoả luận và tìm cách giải quyết qua sắm vai.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
3. Củng cố:
- Hai HS đọc mục bạn cần biết SGK.
- GV nhận xét tiết học.
Hoạt động tập thể
Phát động phong trào thi đua:
Học tập chăm ngoan, làm nhiều việc tốt.
I. Mục tiêu
- HS nắm được phong trào thi đua đợt 2.
- Có ý thức trong phong trào thi đua.
II. Hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức:
Hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.
2. Phát động phong trào thi đua:
a) Về nề nếp: đạt 50điểm/ngày.
b) Về học tập: - 1 HS đạt từ 18 đến 20 điểm 10 (từ ngày 21/10 đến ngày 16/11)
- Lớp đạt từ 350 đến 400 điểm 10.
c) Trang trí bảng lớp.
d) Thực hiện tốt ATGT: 180 điểm đến 200 diểm.
e) Văn nghệ: Thuộc các bài hát về thầy cô và Bác Hồ.
3. Đề ra các biện pháp:
a) Nề nếp:
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục giữa giờ,.nhanh nhẹn, nghiêm túc, không nói chuyện, xô đẩy nhau.
- Thực hiện 15’ đầu giờ: từ thứ 2 đến thứ 5: Chống nói ngọng.
Thứ 6: Đọc báo Đội
- Mặc đồng phục đúng qui định, đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ.
- Giữ gìn vệ sinh chung: Thực hiện nghiêm túc tiếng trống sạch trường.
b) Về học tập:
- Trong lớp hăng hát giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, làm bài tập đầy đủ, sạch đẹp, đúng.
- Đạt nhiều điểm 10 trong ngày, trong tuần.
- Không nói chuyện, làm việc riêng trong lớp.
c) Công tác khác:
- Lao động vệ sinh lớp học: Lâu cửa kính, không bôi bẩn lên tường, bàn ghế.
- Ngày 17, 18 có hoa tươi.
- Học sinh đăng kí thi đua.
3. Củng cố:
Văn nghệ.
File đính kèm:
- lop 4 tuan 8.doc