Giáo án các môn khối 4 - Tuần 5

I. Mục tiêu

- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc bài với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời nhân vật, đọc đúng ngữ điệu câu hỏi và câu kể.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Nắm được ý chính và hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi lòng trung thực.

- Yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy- học

- Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ

III. Các hoạt động dạy- học

 

doc16 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 775 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y có mấy người con? Bao nhiêu con gái? Bao nhiêu con trai? + Hướng dẫn HS đọc tương tự với các hàng còn lại. GV tổng kết lại thông tin * Thực hành Bài tập 1: HS quan sát biểu đồ “Các môn thể thao khối lớp Bốn tham gia ” HS trả lời câu hỏi như SGK. Bài tập 2: HS đọc và tìm hiểu yêu cầu của bài. HS trả lời câu hỏi như SGK. Lưu ý HS về đơn vị khi trả lời. - Học sinh làm bài HS quan sát HS trả lời HS hoạt động theo sự hướng dẫn & gợi ý của GV HS trả lời HS trả lời HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả - Học sinh đọc đề, tự giác làm bài 3) Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Biểu đồ (tt) Địa lý TRUNG DU BẮC BỘ I. Mục tiêu: - HS biết mô tả được vùng trung du Bắc Bộ. Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ. Nêu được quy trình chế biến chè. - Dựa vào tranh ảnh, số liệu để tìm kiến thức. - Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính, bản đồ tự nhiên Việt Nam. - Tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ. III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ ? Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Trong đó nghề nào là nghề chính 2. Dạy bài mới a.Giới thiệu bài: b.Nội dung bài: * Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải: -HĐ1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS: ? Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay vùng đồng bằng ? Các đồi ở đây như thế nào ? Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du - GV gọi HS lên chỉ trên bản đồ các tỉnh thuộc vùng trung du Bắc Bộ * Chè và cây ăn quả ở trung du: - HĐ2: Làm việc theo nhóm. - GV đưa ra câu hỏi cho các nhóm thảo luận ? Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì ? H1, 2 cho biết những cây nào trồng ở Thái Nguyên, Bắc Giang ? Xác định vị trí 2 địa phương này trên bản đồ ? Em biết gì về chè Thái Nguyên ? Trong những năm gần đây ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng giống cây gì ? Quan sát H3 và nêu quy trình chế biến chè * Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp: - Làm việc cả lớp. ? Vì sao vùng trung du lại có những nơi đất trống đồi trọc ? Để khắc phục tình trạng này người dân nơi đây đã trồng loại cây gì - Liên hệ với thực tế giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng. HS: nghề nông, nghề thủ công, nghề khai thác khoáng sản. Trong đó nghề nông là nghề chính. HS: Đọc mục I SGK, quan sát tranh ảnh vùng trung du Bắc Bộ để trả lời câu hỏi: HS: là vùng đồi. HS: đỉnh tròn, sườn thoai thoải xếp cạnh nhau như bát úp. HS: Nó mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng, vừa của miền núi. HS: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang. HS: Dựa vào kênh hình và kênh chữ ở mục 2 SGK, HS thảo luận theo các câu hỏi HS: Đại diện các nhóm lên trả lời. GV và HS khác bổ sung, sửa chữa. HS: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Vì rừng bị khai thác cạn kiệt. 3) Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, xem trước bài sau. -------------------------*&*------------------------ Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC- TỰ TRỌNG I. Mục tiêu - Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ đề: Trung thực- Tự trọng. - Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ nói trên để đặt câu. - Sử dụng từ đúng ngữ pháp. II. Đồ dùng dạy- học - Bảng phụ viết nội dung bài 3, 4 - Từ điển Tiếng Việt, phiếu bài tập III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * ổn định 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ- YC tiết học. b. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1 - GV phát phiếu yêu cầu h/s trao đổi cặp - GV nhận xét chốt lời giải đúng: + Từ cùng nghĩa với trung thực: Thẳng thắn, ngay thẳng, thành thật, thật tâm + Từ trái nghĩa với trung thực: Dối trá, gian dối, gian lận, gian giảo, lừa bịp Bài tập 2 - GV nêu yêu cầu của bài - GV ghi nhanh 1, 2 câu lên bảng - Nhận xét Bài tập 3 - GV treo bảng phụ - GV nhận xét chốt lời giải đúng +Tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. Bài tập 4 - GV gợi ý, gọi 2 em lên bảng chữa bài - Nhận xét chốt lời giải đúng +Các thành ngữ, tực ngữ a,c,d nói về tính trung thực. +Các thành ngữ, tục ngữ : b,e nói về lòng tự trọng - Hát - 1 em làm lại bài tập 2 - 1 em làm lại bài tập 3 - Nghe, mở sách - 1 em đọc yêu cầu, đọc cả mẫu - Từng cặp h/s trao đổi, làm bài - HS trình bày kết quả - Làm bài đúng vào vở - HS mở sách đọc yêu cầu bài 2 - Nghe GV phân tích yêu cầu - Tự đặt 2 câu theo yêu cầu - Lần lượt đọc - HS đọc nội dung bài3 - 1em làm bảng phụ - Lớp làm bài vào vở - 2-3 em đọc bài - HS đọc yêu cầu bài 4 - 2 em chữa bài trên bảng - Lớp nhận xét - Nghe GV nhận xét. 3) Củng cố - Dặn dò - Hệ thống bài và nhận xét giờ học - Về nhà đọc và chuẩn bị trước bài sau --------------------------*&*----------------------- Thứ sáu, ngày . tháng 9 năm 2011 Toán TIẾT 2 5 : BIỂU ĐỒ (TIẾP THEO ) I. Mục tiêu - Bước đầu nhận biết về biểu đồ cột . - Biết đọc và phân tích số liệu trên biểu đồ cột .Bước đầu xử lí số liệu trên biểu đồ cột và thực hành toàn diện biểu đồ đơn giản . - Yêu thích môn học, tự giác làm bài. II. Đồ dùng dạy- học Phóng to biểu đồ “Số chuột 4 thôn đã diệt được” III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * Khởi động: 1) Kiểm tra bài cũ: Biểu đồ GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà GV nhận xét 2) Dạy bài mới a) Giới thiệu: b) Nội dung bài: * Giới thiệu biểu đồ cột GV giới thiệu: Đây là một biểu đồ nói về số chuột mà thôn đã diệt được Biểu đồ có các hàng & các cột (GV yêu cầu HS dùng tay kéo theo hàng & cột) Hàng dưới ghi tên gì? Số ghi ở cột bên trái chỉ cái gì? Số ghi ở đỉnh cột chỉ gì? GV hướng dẫn HS tập “đọc” biểu đồ. Yêu cầu HS quan sát hàng dưới & nêu tên các thôn có trên hàng dưới. Dùng tay chỉ vào cột biểu diễn thôn Đông. Quan sát số ghi ở đỉnh cột biểu diễn thôn Đông & nêu số chuột mà thôn Đông đã diệt được. Hướng dẫn HS đọc tương tự với các cột còn lại. * Thực hành Bài tập 1: HS quan sát hình vẽ và trả lời như SGK. Bài tập 2: Cho HS quan sát biểu đồ và gọi HS lên bảng làm câu a. HS đọc yêu cầu câu b. HS làm bài theo mẫu: Số lớp Một của năm học 2003- 2004 nhiều hơn của năm học 2002- 2003 là: 6 - 3 = 3 (lớp) - Học sinh làm bài HS quan sát HS trả lời HS hoạt động theo sự hướng dẫn & gợi ý của GV HS làm bài Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả HS làm bài HS sửa bài 3) Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Luyện tập - Nhận xét giờ học ---------------------*&*------------------ Tập làm văn ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu 1. Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện 2. Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng 1 đoạn văn kể chuyện 3. Có ý thức viết đoạn văn đúng ngữ pháp. II. Đồ dùng dạy- học - Bảng lớp chép bài 1, 2, 3(nhận xét) - Phiếu bài tập cho học sinh làm bài III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra bài viết ở nhà của 1 số học sinh chưa hoàn thành tiết trước 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài (SGV 129) b. Phần nhận xét Bài tập 1, 2 - GV phát phiếu bài tập - GV nhận xét chốt lời giải đúng ( SGV 130) Bài tập 3 - GV nêu: mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể 1 sự việc trong truỗi sự việc nòng cốt của chuyện. Hết 1 đoạn văn cần chấm xuống dòng * Phần ghi nhớ GV nhắc học sinh học thuộc * Phần luyện tập - GV giải thích thêm: 3 đoạn văn nói về 1 em bé vừa hiếu thảo vừa thật thà .Yêu cầu hoàn chỉnh đoạn 3. - GV nhận xét, chấm điểm đoạn viết tốt (Tham khảo đoạn văn SGV 131) - Những học sinh viết lại bài nộp bài - 1-2 em đọc bài viết ở nhà - Lớp nhận xét - Nghe giới thiệu - 1-2 em đọc yêu cầu bài tập - Thảo luận theo cặp, ghi kết quả thảo luận vào phiếu bài tập. - 1-2 em đọc bài làm - Lớp nhận xét - Học sinh đọc yêu cầu, suy nghĩ nêu nhận xét rút ra từ 2 bài tập trên - 1-2 em nhắc lại nội dung GV vừa nêu. - 1 em đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm - Luyện đọc thuộc ghi nhớ - 2 em nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập - Nghe GV giải thích - Học sinh làm việc cá nhân suy nghĩ, tưởng tượng để viết bổ xung phần thân đoạn. - 1 số em đọc bài làm. 3) Củng cố - Dặn dò - Hệ thống bài và nhận xét giờ học - Học thuộc ghi nhớ - Luyện viết lại đoạn văn thứ 3 với cả ba phần -------------------------*&*----------------------- Luyện từ và câu DANH TỪ I. Mục tiêu - Hiểu danh từ là những từ chỉ sự vật( người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị) - Nhận biết được danh từ trong câu, đặc biệt là danh từ chỉ khái niệm, biết đặt câu với danh từ. - Học sinh có ý thức tự giác làm bài. II. Đồ dùng dạy- học - Bảng lớp chép nội dung bài tập 1, 2( nhận xét). - Tranh ảnh: con sông, rặng dừa, truyện - Bảng phụ chép nội dung bài 1( 53) III. Các hoạt động dạy- học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh * ổn định 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC b. Phần nhận xét Bài tập 1 - Mở bảng lớp - Yêu cầu học sinh trao đổi cặp - GV chốt lời giải đúng (SGV 128) Bài tập 2 - Treo bảng phụ - GV chốt lời giải đúng (SGV 128) - Các từ chỉ sự vật nêu trên gọi là danh từ * Phần ghi nhớ - Thế nào là danh từ ? - Đọc ghi nhớ (SGK 53) * Phần luyện tập Bài 1 - GV treo bảng phụ - GV nhận xét, chốt lời giải đúng( điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng) Bài 2 - GV ghi 1- 2 câu, phân tích - Nhận xét và sửa - Hát - 1 em làm bài 1, 1 em làm bài 2 - Lớp nhận xét - Nghe, mở sách - 1 em đọc nội dung bài 1. Lớp đọc thầm - Học sinh thực hiện theo bàn - Lần lượt nhiều em nêu kết quả - Lớp nhận xét - 1 học sinh điền đúng vào bảng - 1 em đọc yêu cầu - Học sinh làm bài cá nhân vào nháp - 1 em chữa bài trên bảng phụ - Lớp nhận xét - Lớp đọc bài đúng.Vài em nhắc lại - 2- 3 em trả lời - 1-2 em đọc , lớp đọc - Học sinh tìm - 1 em đọc yêu cầu - 1 em đọc các danh từ - Học sinh làm bài đúng vào vở - Học sinh tự đặt câu - Lần lượt đọc các câu vừa đặt 3) Củng cố - Dặn dò - Hệ thống bài và nhận xét giờ học

File đính kèm:

  • docTuần 5.doc
Giáo án liên quan