* Hs làm BT 1, 2, 3, 4 ( SGK ) - GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho hs.
Bài 3: Tìm độ dài đoạn đường đã đi - > Tìm độ dài đoạn đường còn lại.
Bài 4: Hdẫn hs giải theo các bước:
- Tìm số xăng lấy ra lần sau.
- Tìm số xăng lấy ra cả hai lần.
- Tìm số xăng lúc đầu có trong kho.
* Chấm, chữa bài.
23 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hs mỗi cái chuông.
Hs chơi trò chơi khởi động.
Bước 1: Tổ chức.
Gv chia nhóm, cử ban giám khảo.
Bước 2: Phổ biến cách chơi và luật chơi.
+ Gv lần lượt đưa ra các câu hỏi. Đội nào có câu trả lời sẽ lắc chuông.
+ Đội nào lắc chuông trước được trả lời trước.
+ Tiếp theo các đội khác sẽ lần lượt trả lời theo thứ tự lắc chuông.
Bước 3: Chuẩn bị.
+ các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin sưu tầm được.
+ Gv hội ý với hs được cử làm ban giám khảo, phát cho các em câu hỏi và đáp án để theo dõi các đội trả lời. . .
Bước 4: Tiến hành chơi.
Bước 5: Đánh giá, tổng kết.
HĐ 2: Thảo luận về vai trò của nhiẹt đối với sự sống trên Trái Đất.
MT: Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
PP: Hỏi đáp, động não.
ĐDDH: SGK.
Gv nêu câu hỏi:
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đát không được Mặt Trời sưởi ấm?
Hs trả lời, gv chốt như mục “ Bạn cần biết” trong SGK.
HĐ 3: Củng cố, dặn dò.
MT: Củng cố nội dung bài.
- Hs đọc mục “ Bạn cần biết” trong SGK.
- Gv nhận xét tiết học, dặn hs học bài và chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau.
Luyện Toán: LUYỆN PHÉP TÍNH NHÂN, CHIA PHÂN SỐ.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ:
Hs nêu lại cách nhân, chia hai phân số.
2. Luyện tập: Giới thiệu bài.
HĐ1: Luyện tập về phép tính nhân, chia phân số.
MT: Rèn kĩ năng thực hiện phép tính nhân, chia phân số.
PP: Thực hành.
ĐDDH: Bảng, phấn.
* Gv hướng dẫn hs làm các bài tập sau:
1. Tính:
a. x ; x ; x 7 ; 8 x .
c. : ; 21 : ; : 8 ; 15 :
2. Tính giá trị của biểu thức:
x : ; : x 6 ;
8 x + 15 :
HĐ2: Luyện tập về giải toán có lời văn.
MT: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
PP: Thực hành.
ĐDDH: Bảng, phấn
3.Một cửa hàng bán vải, ngày đầu bán số vải, ngày thứ hai bán số vải. Hỏi ngày thứ ba phải bán bao nhiêu phần số vải để hết hàng?
4. Một hình chữ nhật có chiều dài 25 cm, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó.
* Chấm, chữa bài:
Bài 3: Hs nêu cách làm, gv chốt:
Tính số vải bán trong 2 ngày - > Tính số vải phải bán trong ngày thứ ba để hết hàng.
Bài 4: Gv chốt các bước giải:
- Tính chiều rộng hình chữ nhật.
- Tính chu vi hình chữ nhật.
- Tính diện tích hình chữ nhật.
HĐ 3: Củng cố, dặn dò.
MT: Củng cố bài học.
Giáo viên nhận xét tiết học.
Dặn hs làm bài tập nâng cao ở nhà và chuẩn bị bài sau.
Luyện Tiếng Việt: CÂU KHIẾN
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ:
? Thế nào là câu khiến? Cho ví dụ.
2.Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ 1: Luyện tập .
MT: Củng cố về câu khiến.
PP: Thực hành.
ĐDDH: Bảng, phấn.
Gv nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
* Gv viết đề bài lên bảng:
1. Thêm các từ cầu khiến để biến các câu kể sau thành câu khiến.
a. Nam về.
b. Nam đi đá bóng.
c. Thành chăm học.
2. Trong các đoạn văn sau, câu khiến không được đặt sau dấu hai chấm và không có dấu gạch ngang ở đầu. Hãy tìm các câu khiến đó và khôi phục các dấu câu đi kèm.
a. Một lần, Nhím đến thăm Rắn nước và bảo Anh cho tôi vào tổ của anh ở nhờ ít lâu.
b. Người nọ có một con lừa và một con ngựa. Bữa ấy đi đường, Lừa nói với Ngựa Tôi nặng quá. Tôi không đủ sức chở tất cả. Chị mang đỡ tôi, dù chỉ chút ít thôi.
c. Sư Tử ngủ. Chuột chạy qua trên người Sư Tử. Sư Tử choàng dậy, tóm được Chuột. Chuột nói Nếu ông thả cháu ra, cháu sẽ làm điều tốt cho ông.
3. Đặt 3 câu khiến.
* Hs làm bài – gv theo dõi chung.
* Chấm, chữa bài.
Bài 1: Hs tiếp nối nhau đọc các câu khiến đã chuyển từ các câu kể đã cho.
Bài 2: Hs nêu kết quả, gv dán bảng viết kết quả đúng, hs đọc lại.
Bài 3: Hs đọc các câu khiến đặt, cả lớp nhận xét, gv chốt kết quả đúng.
HĐ 2: Củng cố, dặn dò.
MT: Củng cố nội dung bài học.
- Gv nhận xét tiết học.
- Yêu cầu hs về nhà ôn tập để thi giữa kì 2.
Toán: LUYỆN TẬP.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1. Bài cũ:
MT: Ôn lại kiến thức đã học.
- Gv chấm VBT toán của 1 số hs, nêu nhận xét.
- Hs nêu lại công thức tính diện tích hình thoi.
2.Bài mới: Gthiệu bài.
HĐ1: Luyện tập.
MT: Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thoi.
PP: Thực hành.
ĐDDH: SGK.
Gv nêu MĐ, YC tiết học.
* Bài 1, 2 : Hs làm vào vở, gv theo dõi chung.
Hs nêu kết quả bài làm, Gv chốt kết quả đúng:
Bài 1b: Đổi đơn vị đo 30 cm = 3 dm hoặc 7 dm = 70 cm rồi tính.
Bài 2: Bài giải:
Diện tích miếng kính là:
( 14 x 10 ) : 2 = 70 ( cm2 )
Đáp số: 70 cm2.
* Bài 3:
- Hướng dẫn hs suy nghĩ để tìm cách xếp bốn hình tam giác thành hình thoi. Từ đó xác định độ dài hai đường chéo của hình thoi.
- Tính diện tích hình thoi theo công thức đã biết.
* Bài 4:
- Hs xem các hình vẽ trong SGK, hiểu yêu cầu đề bài rồi thực hành trên giấy. Gv theo dõi chung.
- Hs nêu lại nhận xét như SGK: Hình thoi có các đặc diểm sau:
+ Bốn cạnh đều bằng nhau.
+ Hai đường chéo vuông góc với nhau.
+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
HĐ2: Củng cố, dặn dò.
MT: Củng cố nội dung bài.
* Hs tính diện tích hình thoi biết độ dài 2 đường chéo là 12 cm và 4 dm..
* Hs nêu lại cách tính diện tích hình thoi.
* Gv nhận xét tiết học, dặn hs làm bài tập ở VBT.
Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Giới thiệu bài.
HĐ1: Gv nhận xét chung về kết quả bài làm của cả lớp.
MT: Hs biết kết quả bài làm chung của cả lớp.
PP: Truyền đạt.
- Gv viết đề bài đã kiẻm tra lên bảng. Nhận xét chung:
Đa số các em xác định đúng đề bài, kiểu bài, đã biết tả một cây cụ thể. Nhiều bài bố cục chặt chẽ, ý trau chuốt, diễn đạt gãy gọn, hay ( như bài của em Hà Trâm, Đình Phước, Ái Như, Anh Châu . . .).
Tuy nhiên vẫn còn một số em diễn đạt chưa hay, ý còn lan man, dài dòng, chưa đi vào trọng tâm của đề, các phần trong một bài văn chưa rõ ràng.
- Gv thông báo điểm cho hs, trả bài.
HĐ2: Hướng dẫn hs chữa bài.
MT: Hs biết tham gia cùng bạn chữa lỗi chung và biết tự chữa lỗi trong bài viết của mình.
PP: Thực hành.
ĐDDH: VBT.
- Hướng dẫn từng hs chữa lỗi:
+ Hs đọc kĩ lời phê của gv trong bài, đọc những chỗ gv chỉ lỗi; viết các lỗi trong bài theo từng loại ( lỗi chính tả, từ, câu, diễn đạt, và sửa lỗi ).
Gv theo dõi hs chữa lỗi trong bài .
- Hướng dẫn chữa lỗi chung:
+ Gv ghi bảng một số lỗi, hs lần lượt chữa.
+ Hs trao đổi về bài chữa trên bảng. Gv chốt lại kết quả đúng.
HĐ3: Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay.
MT: Hs nhận biết và học tập những bài viết hay của bạn.
PP: Truyền đạt .
ĐDDH: Bài văn hay của hs.
- Gv đọc một số đoạn văn, bài văn hay của học sinh.
- Hs trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay , cái đáng học của bài văn, đoạn văn đó để rút kinh nghiệm cho mình.
HĐ4: Củng cố, dặn dò .
MT: Củng cố bài học.
- Gv nhận xét tiết học. Yêu cầu hs viết bài chưa hay về nhà viết lại bài văn.
- Dặn hs luyện đọc các bài tập đọc và học thuộc lòng để chuẩn bị thi giữa kì 2.
Địa lí: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1 .Bài cũ:
MT: Ôn lại bài học trước.
Hs nêu tóm tắt bài học trước. Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ 1: Làm việc cả lớp.
MT: Hs biết đồng bằng duyên hải miền Trung là nơi có dân cư tập trung khá đông đúc.
PP: Quan sát, hỏi đáp.
ĐDDH: Bản đồ dân cư Việt Nam; SGK.
- Gv thông báo số dân của các tỉnh miền Trung và lưu ý hs phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và thành phố ở duyên hải. Gv chỉ trên bản đồ để hs biết sự phân bố dân cư ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Hs quan sát hình 1 và 2 rồi trả lời câu hỏi trong SGK. Gv chốt ý chính và bổ sung thêm: Trang phục hằng ngày của người Kinh, người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi, quần dài để thuận tiện trong lao động sản xuất.
HĐ2: Làm việc cả lớp.
MT: Học sinh biết hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
PP: Quan sát, hỏi đáp.
ĐDDH:
Bước 1:
+ Gv yêu cầu 1 số hs đọc, ghi chú các ảnh từ hình 3 đến hình 8 và cho biết tên của các hoạt động sản xuất.
+ Gv ghi sẵn trên bảng 4 cột và yêu cầu 4 hs lên bảng điền tên các hoạt động SX tương ứng với các ảnh mà hs đã quan sát.
+ Hs đọc kết quả - Cả lớp và gv nhận xét, khái quát: Các hoạt động SX của người dân ở ĐBDHMT đa số thuộc nghành nông- ngư nghiệp.
Bước 2:
Hs đọc bảng : Tên các hoạt động sản xuất và một số điều kiện cần thiết để sản xuất, sau đó yêu cầu hs 4 nhóm thay phiên nhau trình bày lần lượt từng nghành sản xuất và điều kiện để sản xuất từng nghành.
HĐ3:Củng cố, dặn dò.
MT: Củng cố bài học.
- Hs nhắc lại tên các dân tộc sống tập trung ở duyên hải miền Trung và nêu lí do và sao dân cư tập trung khá đông đúc ở vùng này.
- Học sinh tóm tắt bài học. Gv kết luận: Mặc dù thiên nhiên thường gây bão lụt và khô hạn, người dân miền Trung vẫn luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân trong vùng và các vùng khác.
- Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò.
Hoạt động tập thể: SINH HOẠT ĐỘI.
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
HĐ 1: Đánh giá hoạt động tuần qua.
MT: Đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động của chi đội tuần qua.
PP: Báo cáo, thuyết trình.
- Chi đội trưởng báo cáo chung tình hình của chi đội trong tuần qua.
- Các phân đội trưởng báo cáo cụ thể các hoạt động của phân đội mình.
- Giáo viên nhận xét chung – lưu ý :
+ Tuyên dương các đội viên có ý thức tốt trong việc học tập .
+ Khen ngợi tinh thần của tập thể lớp đã có nhiều cố gắng tập ca múa hát , các trò chơi dân gian để dự thi hội khoẻ phù đổng chào mừng ngày thành lập Đoàn 26- 3.
+ Nhắc nhở 1 số đội viên chưa chăm học, về nhà không học bài và đi học còn quên sách vở.
HĐ 2: Kế hoạch, mục tiêu phấn đấu trong tuần tới .
MT: Nêu kế hoạch, mục tiêu phấn đấu trong tuần tới.
PP: Thuyết trình.
* Giáo viên nêu kế hoạch tuần tới:
- Giữ vững nề nếp học tập.
- Giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Ôn tập để thi giữa kì 2 vào thứ sáu tuần tới.
- Đem đủ dụng cụ học tập trong các tiết học .
- Làm thêm các bài tập ở VBT.
- Hoàn thành các khoản tiền đóng góp của hội phụ huynh và khoản tiền ủng hộ xây dựng trường học thân thiện, hs tích cực.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
* Các đội viên tham gia văn nghệ, lớp theo dõi, khen ngợi.
File đính kèm:
- tuan 27.doc