Giáo án các môn khối 4 - Tuần 26

 Gv nêu MĐ, YC tiết học.

 - Hs làm BT 1, 2, 3, 4 ( SGK ) - GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho hs.

 Bài 2: Giúp hs nhận thấy: Các quy tắc “Tìm x” tương tự như đối với số tự nhiên.

- Chấm, chữa bài.

Bài 3:

 Hs nêu kết quả, nhận xét các thừa số và kết quả:

 + Ở mỗi phép nhân, hai phân số đó là hai phân số đảo ngược nhau.

 + Nhân hai phân số đảo ngược với nhau thì có kết quả bằng 1.

 Bài 4:

 Hs nêu cách làm. Cả lớp và gv nhận xét, chốt lại cách tính độ dài đáy của hình bình hành khi biết diện tích và chiều cao.

 

doc25 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rả lời câu hỏi theo hướng dẫn trang 104 SGK. Bước 2: Hs làm việc theo nhóm rồi thảo luận chung. Bước 3: Gv chốt kết quả sau khi hs nêu: Các kim loại ( đồng, nhôm, ...) dẫn nhiệt tốt còn được gọi đơn giản là vật dẫn nhiệt; gỗ, nhựa,... dẫn nhiệt kém còn được gọi là vật cách nhiệt. Gv hỏi thêm: ? Tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt ta có cảm giác lạnh? ? Tại sao khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt? HĐ 2: Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí. MT: Nêu được ví dụ về việc vận dụng tính cách nhiệt của không khí. PP: Thí nghiệm, quan sát. ĐDDH: Các đồ dùng làm thí nghiệm như trang 105 SGK. Bước 1: Hướng dẫn hs đọc phần đối thoại của 2 hs ở hình 3 trang 105 SGK. Bước 2: Hs tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK trang 105 SGK ( theo nhóm). Bước 3: Hs trình bày kết quả thí nghiệm và kết luận rút ra từ kết quả. ? Vì sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau vào 2 cốc? Vì sao phải đo nhiệt độ ở 2 cốc cùng một lúc? HĐ 3: Thi kể tên và tác dụng của các vật cách nhiệt. MT: Giải thích được việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt và biết sử dụng hợp lí trong những trường hợp đơn giản. PP: Trò chơi. Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi : “ Đố bạn tôi là ai, tôi được làm bằng gì?”. ( Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơi) HĐ 4: Củng cố, dặn dò. - Hs kể tên một số vật dẫn nhiệt và một số vật cách nhiệt.0 - Gv nhận xét tiết học, dặn hs học bài và chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau. Luyện Toán: GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN. Các hoạt động Hoạt động cụ thể Giới thiệu bài. Gv nêu mục đích, yêu cầu tiết học. HĐ1: Ôn lại các phép tính phân số. MT: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính phân số. PP: Thực hành. ĐDDH: Bảng, phấn. Gv hướng dẫn hs làm các bài tập sau: 1. Tính: a. + ; + . b. - ; - . c. x ; x 7 ; 15 x . d. : ; : 9 ; 18 : . 2. Tìm X, biết: X : = 4 ; : X = ; X x = + HĐ2: Luyện tập về giải toán có lời văn. MT: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. PP: Thực hành. ĐDDH: Bảng, phấn 3. Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 70m, chiều rộng bằng chiều dài. Tính chu vi và diện tích mảnh vườn đó. 4. Một kho chứa đầy thóc. Người ta lấy lần đầu số thóc, lần thứ hai lấy ra ít hơn lần đầu số thóc, số thóc còn lại trong kho là 24 tấn. Hỏi kho đó chứa tất cả bao nhiêu tấn? * Chấm, chữa bài. HĐ 3: Củng cố, dặn dò. MT: Củng cố bài học. Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn hs làm bài tập nâng cao ở nhà và chuẩn bị bài sau. Luyện Tiếng Việt: LUYỆN MỞ RỘNG VỐN TỪ: DŨNG CẢM. Các hoạt động Hoạt động cụ thể Giới thiệu bài. Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học. HĐ 1: Luyện tập . MT: Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm Dũng cảm. PP: Thực hành. ĐDDH: Bảng, phấn. Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu tiết học. * Gv viết đề bài lên bảng: 1. Gạch dưới những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây: Hiền lành, thân tình, chân thực, anh dũng, bạo gan, siêng năng, táo bạo, chăm chỉ, nhu nhược, hèn hạ, can đảm, lễ phép, quả cảm. 2. a.Phân biệt nghĩa của hai từ: gan dạ, gan góc. b. Đặt câu với mỗi từ trên. 3. a. Giải nghĩa thành ngữ sau: vào sinh ra tử. b. Đặt câu với thành ngữ trên. 4. Viết đoạn văn kể về một tấm gương anh dũng mà em biết ( có sử dụng ít nhất 3 từ đồng nghĩa với từ dũng cảm ). * Hs làm bài vào vở TV 2 – Gv theo dõi chung. * Hs đọc kết quả lần lượt từng bài. cả lớp theo dõi, nhận xét. * Gv chốt câu trả lời đúng: Câu 1: anh dũng, bạo gan, táo bạo,can đảm, quả cảm. Câu 3: Vào sinh ra tử: xông pha nơi nguy hiểm, nơi chiến trường. HĐ 2: Nhận xét, đánh giá. MT: Củng cố nội dung bài học. - Gv nhận xét tiết học. - Yêu cầu hs về nhà viết lại vào vở BT3 ( những em làm chưa đạt yêu cầu). Toán: LUYỆN TẬP CHUNG. Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1. Bài cũ: MT: Ôn lại kiến thức đã học. - Gv chấm VBT toán của 1 số hs, nêu nhận xét. 2.Bài mới: Gthiệu bài. HĐ1: Hướng dẫn hs làm bài tập 1, 2, 3 ( SGK ). MT: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với phân số. PP: Thực hành. ĐDDH: SGK. Gv nêu MĐ, YC tiết học. * Hs làm các BT 1, 2, 3 ( Trang 138, 139 SGK ) – Gv theo dõi, hướng dẫn hs làm. Bài 2: Khuyến khích hs tính theo cách thuận tiện. a. x x = = . b. x : = x x = = c. : x = x x = = HĐ2: Hướng dẫn hs làm bài tập 4, 5( SGK ). MT: Rèn kĩ năng giải bài toán có lời văn. PP: Thực hành. ĐDDH: SGK. * Hs làm tiếp BT 4,5 ( Trang 139/ SGK ) – Gv theo dõi, hướng dẫn thêm. * Chấm, chữa bài. Bài 5: + 1 hs đọc đề bài tập. + ? Bài toán cho biết gì? hỏi gì? ? Muốn biết số cà phê còn lại trong kho bao nhiêu ta làm thế nào? ( Lấy số cà phê có - số cà phê lấy ra 2 lần ) ? Muốn biết hai lần lấy ra bao nhiêu kg cà phê ta làm thế nào? ( lần 1 + lần 2 ) ? Muốn biết lần sau ( lần 2 ) lấy ra bao nhiêu kg ta làm thế nào? ( lần 1 x 2 ). + 1 hs nêu bài làm. + Cả lớp và gv nhận xét, chốt kết quả đúng. HĐ3: Củng cố, dặn dò. MT: Củng cố nội dung bài * Gv nhận xét tiết học, dặn hs làm bài tập ở VBT. Tập làm văn: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI. Các hoạt động Hoạt động cụ thể Bài cũ: MT: Ôn lại kiến thức bài TLV đã học. - 2 hs đọc lại đoạn kết bài mở rộng về nhà các em đã viết lại hoàn chỉnh – BT 4 ( tiết TLV trước ). - Gv nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Gthiệu bài. HĐ 1: Hướng dẫn hs làm bài tập. MT: Hướng dẫn hs viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước: lập dàn ý, viết từng đoạn. Tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài. PP: Quan sát, động não. ĐDDH: Bảng phụ viết sẵn đề bài, tranh, ảnh một số loài cây: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa. Gv nêu MĐ, YC tiết học. - Gv đưa ra đề bài ( viết sẵn đề bài ở bảng phụ ). - 1 hs đọc yêu cầu của đề bài. - Gv gạch dưới những từ ngữ trọng tâm trong đề: Tả một cây có bóng mát ( hoặc cây ăn quả, cây hoa mà em yêu thích. - Gv dán một số tranh, ảnh lên bảng lớp. - 4, 5 hs phát biểu về cây em chọn tả. - 4 hs tiếp nối nhau đọc 4 gợi ý ( 1, 2, 3, 4). Cả lớp theo dõi trong SGK. - Gv nhắc hs viết nhanh dàn ý trước khi viết bài để bài văn miêu tả có cấu trúc chặt chẽ, không bỏ sót chi tiết. HĐ 2: Hs viết bài. MT: Hs thực hành viết bài văn miêu tả cây cối. PP: Thực hành. ĐDDH: Vở bài tập. - Hs lập dàn ý, tạo lập từng đoạn, hoàn chỉnh cả bài ( viết vào VBT ). - Hs tiếp nối đọc bài viết. Cả lớp và gv nhận xét. Gv khen ngợi những bài viết tốt, chấm điểm. HĐ3:Củng cố, dặn dò . MT: Củng cố bài học. - Gv nhận xét tiết học. Yêu cầu hs viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh bài viết, viết lại vào vở. - Dặn hs chuẩn bị cho tiết TLV tới. Địa lí: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG. Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1 .Bài cũ: MT: Ôn lại bài học trước. Hs lên chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai trên bản đồ, lược đồ Việt Nam. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ 1: Làm việc cả lớp và theo nhóm. MT: Hs biết duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều cồn cát ven biển. PP: Quan sát, thảo luận. ĐDDH: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam; SGK; tranh, ảnh về thiên nhiên duyên hải miền Trung. - Bước 1: Gv chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam tuyến đường sắt, đường bộ từ Hà Nội qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến Thành phố Hồ Chí Minh; xác định dải đồng bằng duyên hải miền Trung ở phần giữa của lãnh thổ Việt nam, phía bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía nam giáp đồng bằng Nam Bộ, phía tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn, phía đông là Biển Đông. - Bước 2: + Các nhóm đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK để nhận xét về tên, vị trí, độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung ( so với đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ ). + Các nhóm nêu ngắn gọn đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung. - Bước 3: + Gv cho hs quan sát một số ảnh về đầm, phá,cồn cát ở đồng bằng duyên hải miền Trung và giới thiệu về những dạng địa hình ở đây, về hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân trong vùng. + Gv giới thiệu kí hiệu núi lan ra biển, hs đọc tên các đồng bằng ở đây. ? Vì sao các đồng bằng miền Trung lại nhỏ, hẹp? HĐ 2: Làm việc cả lớp. MT: Học sinh biết ở miền Trung khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam. PP: Quan sát. ĐDDH:Lược đồ ở SGK. Bước 1: Hs quan sát lược đồ hình 1 của bài theo yêu cầu của SGK. Bước 2: Gv giải thích vai trò “ bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã. Gv nói thêm về đường giao thông qua đèo Hải Vân và về sự khác biệt khí hậu giữa phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã thể hiện ở nhiệt độ. Gv nêu tình hình bão lụt hằng năm ở miền Trung để hs chí sẻ, cảm thông với người dân miền Trung. HĐ3:Củng cố, dặn dò. - Học sinh tóm tắt bài học. - Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò. Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP. Các hoạt động Hoạt động cụ thể HĐ 1: Đánh giá hoạt động tuần qua. MT: Đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động của lớp tuần qua. PP: Báo cáo, thuyết trình. - Lớp trưởng báo cáo chung tình hình của lớp trong tuần qua. - Các tổ trưởng báo cáo cụ thể các hoạt động của tổ mình. - Giáo viên nhận xét chung – lưu ý : + Tuyên dương các hs có ý thức tốt trong việc học tập và các phong trào của lớp, trường ( tập các trò chơi dân gian để thi HKPĐ...). + Nhắc nhở 1 số hs chưa chăm học, về nhà không học bài và đi học còn quên sách vở. HĐ 2: Kế hoạch, mục tiêu phấn đấu trong tuần tới . MT: Nêu kế hoạch, mục tiêu phấn đấu trong tuần tới. PP: Thuyết trình. * Giáo viên nêu kế hoạch tuần tới: - Giữ vững nề nếp học tập. - Ôn tập để thi định kì lần 3. - Giữ vở sạch, viết chữ đẹp. - Tham gia thi hội khoẻ phù đổng: kéo co, nhảy bao bố, cướp cờ và thi ca múa hát tập thể vào thứ ba ( 24 -3 ). - Tích cực tham gia làm báo tường với chủ đề “ Thiếu nhi Quảng Trị làm theo lời Bác”. - Đem đủ dụng cụ học tập trong các tiết học . - Làm thêm các bài tập ở VBT. - Hoàn thành các khoản tiền đóng góp của hội phụ huynh và khoản tiền ủng hộ xây dựng trường học thân thiện, hs tích cực. - Thực hiện tốt an toàn giao thông. * Các hs tham gia văn nghệ, lớp theo dõi, khen ngợi.

File đính kèm:

  • doctuan 26.doc