I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng cộng phân số.
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng phân số và bước đầu vận dụng tính giá trị biểu thức.
- Giáo dục ý thức luyện tập tốt.
* Trọng tâm: Luyện kỹ năng cộng phân số.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Tổ chức: ( 3 ). Hát. Sĩ số.
B.Kiểm tra bài cũ: ( 4 )
33 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
+ Bài 4: GV đọc yêu cầu, nhấn mạnh cách rút gọn trước khi tính.
HS tự làm vào vở.
- 2 em lên bảng làm.
- GV gọi HS nhận xét bài làm và kết quả.
+ Bài 5: Gọi HS đọc đầu bài, tóm tắt rồi tự làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng làm.
Giải:
Thời gian ngủ của Lan trong ngày là:
- = (ngày)
Đáp số: ngày.
- GV có thể hỏi =? Giờ
1 ngày = 24 giờ
ngày = x 24 = 9 (giờ)
- Thời gian của Lan trong 1 ngày là 9 giờ.
- GV chấm bài cho HS.
D. Củng cố , dặn dò: ( 4’ )
- Nêu lại cách trừ hai phân số cùng ( khác ) mẫu số?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập.
.
Tập làm văn
Tiết 47: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối
I. Mục tiêu:
- Dựa trên những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối, HS luyện tập viết 1 số đoạn văn hoàn chỉnh.
- Rèn kỹ năng viết đoạn văn hoàn chỉnh.
- Giáo dục các em yêu quý và bảo vệ cây cối.
* Trọng tâm: Luyện viết đoạn văn hoàn chỉnh miêu tả cây cối.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bút dạ, phiếu khổ to.
III. Các hoạt động:
A.Tổ chức: Hát ( 2’ )
B. Bài cũ: ( 4’ )
- Gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ viết tập làm văn giờ trước.
B. Dạy bài mới: ( 28’ )
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
- 1 em đọc dàn ý bài văn miêu tả cây chuối tiêu.
- Cả lớp theo dõi SGK.
? Từng ý trong bài văn trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối?
*Đoạn 1: Giới thiệu cây chuối (mở bài).
*Đoạn 2, 3: Tả bao quát, tả từng bộ phận của cây chuối tiêu (thân bài).
*Đoạn 4: Lợi ích của cây chuối tiêu (kết luận).
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập và nhắc HS lưu ý:
* 4 đoạn văn của bạn chưa hoàn chỉnh. Các em giúp bạn hoàn chỉnh.
- Cả lớp đọc thầm 4 đoạn chưa hoàn chỉnh trong SGK, suy nghĩ làm bài vào vở.
- 1 số em làm trên phiếu (mỗi em 1 đoạn).
- Nối nhau đọc bài đã hoàn chỉnh.
- GV và cả lớp nhận xét.
- Chọn 2 - 3 bài đã viết hoàn chỉnh viết tốt cả 4 đoạn, đọc mẫu trước lớp, chấm điểm.
D. Củng cố , dặn dò: ( 4’ )
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, tập viết lại đoạn văn.
Thể dục
Tiết 48: Bật xa.
Trò chơi: Kiệu người
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra bật xa. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác và nâng cao thành tích.
- Trò chơi “Kiệu người”. Yêu cầu biết cách chơi ở mức tương đối chủ động.
- Giáo dục ý thức chăm tập thể thao.
* Trọng tâm: Kiểm tra kỹ thuật bật xa.
II. Địa điểm - phương tiện:
Sân trường, còi, thước dây .
III. Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu: (10’ )
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Chạy chậm theo 1 hình tự nhiên.
- Tập bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
2. Phần cơ bản: ( 20’ )
a. Bài tập RLTTCB:
* Kiểm tra bật xa.
- Lần lượt từng em thực hiện bật xa mỗi em thực hiện 2 lần, đo thành tích của lần nhảy xa hơn.
- Tổ kiểm tra sau phục vụ tổ kiểm tra trước.
- GV bao quát chung và yêu cầu HS giữ trật tự kỷ luật.
- Đánh giá dựa trên 3 mức:
.* Tập phối hợp chạy, nhảy, mang vác.
- HS tập luyện theo tổ ở từng khu vực đã quy định.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và luật chơi.
HS: Chơi thử 1 lần rồi mới chơi chính thức.
- Các tổ thi nhau chơi.
3. Phần kết thúc ( 5’ )
- Đi theo vòng tròn, thả lỏng hít thở sâu.
- GV nhận xét phần kiểm tra, đánh giá giờ
- GV giao bài tập về nhà.
địa lý
Tiết 24: Thành phố Cần Thơ
I. Mục tiêu:
- HS biết chỉ vị trí của Thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam.
- Vị trí địa lý của Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế.
- Nêu những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng Nam Bộ.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thành phố sạch đẹp.
* Trọng tâm: Nắm đặc điểm , vị trí thành phố Cần Thơ.
II. Đồ dùng:
Bản đồ hành chính Việt Nam, tranh ảnh về Cần Thơ.
III. Các hoạt động:
A. Tổ chức: Hát ( 2’ )
B.Bài cũ: ( 4’ )
Gọi HS đọc bài học giờ trước.
C. Dạy bài mới: ( 27’ )
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long:
*. HĐ1: Làm việc theo cặp.
- GV nêu câu hỏi.
- HS dựa vào bản đồ để trả lời câu hỏi.
? Chỉ vị trí, giới hạn của thành phố Cần Thơ trên bản đồ hành chính Việt Nam?
- 1 - 2 em lên chỉ trên bản đồ.
b. Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long:
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia nhóm, nêu câu hỏi:
- HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý.
? Tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là:
+ Trung tâm kinh tế
+ Trung tâm văn hóa, khoa học
+ Trung tâm du lịch
- Là nơi tiếp nhận các hàng nông sản, thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long rồi từ đó xuất đi các nơi khác ở trong nước và thế giới.
- Cần Thơ là nơi sản xuất máy nông nghiệp phân bón, thuốc trừ sâu.
- Nhiều trường đào tạo cho đồng bằng nhiều cán bộ khoa học, kỹ thuật, nhiều lao động có nghiệp vụ chuyên môn giỏi.
- Có nơi du lịch trong các khu bằng Lăng.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV nghe và nhận xét phần trình bày của các nhóm.
=> Bài học: Ghi bảng.
- HS đọc bài học.
D. Củng cố , dặn dò: ( 4’ )
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài 11 đ bài 22 để tiết sau ôn tập.
Thứ sáu ngày 6 tháng 03 năm 2009.
Toán
Tiết 120: Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
- Giúp HS kỹ năng cộng, trừ phân số.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.
- Giáo dục ý thức luyện tập tốt.
* Trọng tâm: Rèn luyện kỹ năng cộng , trừ phân số.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Tổ chức:Hát . Sĩ số ( 3’ )
B. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ )
- Gọi HS nêu cách cộng , trừ hai phân số cùng, khác ) mẫu số.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: GV gọi HS phát biểu cách cộng, trừ 2 phân số khác mẫu.
HS đọc yêu cầu, tự làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp kiểm tra kết quả bài làm của bạn.
- 2 HS lên bảng làm bài.
+ Bài 2:
- HS đọc yêu cầu và suy nghĩ làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
1 + = + =
- 3 = - =
- 2 HS lên bảng làm.
+ Bài 3: Tìm x:
- Đọc yêu cầu.
- Nêu cách tìm số hạng, số bị trừ và số trừ chưa biết.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chữa bài:
a. x + =
x = -
x =
- Tự suy nghĩ làm bài vào vở.
b. x - =
x = +
x =
+ Bài 4: GV viết lên bảng và gọi HS nêu cách tính.
- 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
a. + + = + +
= + =
b. Tương tự.
+ Bài 5:
HS: Đọc đầu bài, tóm tắt và giải.
Tóm tắt:
?
Tiếng Anh: số HS cả lớp
Tin học: số HS cả lớp.
Giải:
Số HS tin học và Tiếng Anh là:
+ = (HS cả lớp)
Đáp số: HS cả lớp.
D. Củng cố , dặn dò: ( 4’ )
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Luyện từ và câu
Tiết 48: Vị ngữ trong câu kể “Ai là gì?”
I. Mục tiêu:
- HS nắm được vị ngữ trong câu kể kiểu “Ai là gì?” các từ làm vị ngữ ở kiểu câu này.
- Xác định được vị ngữ của câu kể “Ai là gì?” trong đoạn văn, đoạn thơ, đặt được câu kể kiểu “Ai là gì?” từ những vị ngữ đã cho.
- Giáo dục các em biết dùng từ chính xác.
* Trọng tâm: Nắm được vị ngữ trong câu kẻ “ Ai là gì? “
II. Đồ dùng dạy học:
Phiếu khổ to viết nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Tổ chức: Hát. ( 2’ )
B. Kiểm tra: ( 5’ )
- Hai HS lên bảng chữa bài giờ trước.
- Nhận xét + ghi điểm.
B. Dạy học bài mới: ( 28’ )
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Phần nhận xét:
- GV: Để tìm vị ngữ trong câu phải xem bộ phận nào trả lời câu hỏi “Ai là gì?”
- 1 em đọc yêu cầu của bài tập trong SGK.
- Đọc thầm từng câu văn trao đổi lần lượt thực hiện từng yêu cầu.
? Đoạn văn này có mấy câu
- 4 câu.
? Câu nào có dạng “Ai là gì?”
- Em là cháu bác Tự.
? Trong câu này bộ phận trả lời câu hỏi “Ai là gì?”
- Là cháu bác Tự.
? Bộ phận đó gọi là gì
- Gọi là vị ngữ.
? Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu “Ai là gì?”
- Do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
b. Phần ghi nhớ:
HS: 3 - 4 HS đọc ghi nhớ.
c. Luyện tập:
+ Bài 1:
- HS đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở .
- 1 em lên chữa bài.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải:
Người/ là cha, là Bác, là Anh.
Quê hương/ là chùm khế ngọt.
Quê hương/ là đường đi học.
+ Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của bài và làm vào vở.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
- 1 HS lên chữa bài.
+ Bài 3:
- HS đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ.
- Nối tiếp nhau đặt câu.
- GV cùng cả lớp nhận xét:
a. Hải Phòng, Cần Thơ, là một thành phố lớn.
b. Bắc Ninh là quê hương của những làn điệu dân ca quan họ.
c. Xuân Diệu, Trần Đăng Khoa là nhà thơ.
d. Nguyễn Du, Nguyễn Đình Thi là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam.
- GV cho điểm những em đặt câu đúng và hay.
D. Củng cố - dặn dò: ( 4’ )
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm nốt bài tập cho hoàn chỉnh.
Tập làm văn
Tiết 48: Tóm tắt tin tức
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
- Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức.
- Giáo dục các em chăm theo dõi tin tức trên đài, báo.
* Trọng tâm: Hiểu và biết cách tóm tắt tin tức.
II. Đồ dùng dạy học:
Bút dạ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Tổ chức: Hát ( 3’ )
B. Kiểm tra: ( 5’ )
- Hai HS đọc 4 đoạn văn đã giúp bạn Hồng Nhung viết hoàn chỉnh tiết trước.
B. Dạy bài mới: ( 28’ )
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Phần nhận xét:
+ Bài 1:
- GV và HS nhận xét, chốt lại: 4 đoạn.
- GV ghi phương án trả lời đúng lên bảng (SGV).
- HS đọc yêu cầu bài 1.
a. HS đọc thầm bản tin, xác định đoạn của bản tin và phát biểu.
b. Cả lớp trao đổi, làm vào vở bài tập.
- HS đọc kết quả trao đổi trước lớp.
c. HS suy nghĩ, viết nhanh ra nháp tóm tắt toàn bộ bản tin.
- HS phát biểu.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
+ Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài 2 và tự trả lời .
b. Phần ghi nhớ:
- 3 - 4 em đọc phần ghi nhớ.
c. Phần luyện tập:
+ Bài 1:
- 1 em đọc to, cả lớp đọc thầm, làm việc cá nhân. 1 số HS làm vào phiếu lên trình bày- Tóm tắt bằng 4 câu:
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn phương án đúng.
+ Bài 2: - Gọi HS đọc lại yêu cầu của bài tập và tự làm bài vào vở bài tập.
- 1 số em làm vào giấy to lên trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bài tóm tắt hay nhất.
D. Củng cố , dặn dò: ( 4’ )
- Nhắc lại tác dụng của việc tóm tắt tin tức.
- Nhận xét giờ học. Về nhà viết lại vào vở.
File đính kèm:
- tuan 24.doc