I.Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc trôi chảy ,rành mạch diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ND: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
-KN tự nhận thức xác định giá trị cá nhân .
-KN tư duy sáng tạo.
II. Phương tiện dạy học:
+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.
+ Hs: Sgk .
II. Tiến trình dạy học:
1 KTBC (Trống đồng Đông Sơn)
20 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học kĩ bài và chuẩn bị tiết học sau.
IV. Phần bổ sung:
ĐỊA LÍ Tiết: 21
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
Sgk/ 119 - Thời gian dự kiến: 35 phút.
I.Mục tiêu:
- Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ.
+ Trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn
II. Phương tiện dạy học:
- Gv: Sgk , phiếu giao việc
- Hs: Sgk
III. Tiến trình dạy học:
1. KTBC (Đồng bằng Nam Bộ)
- Đồng bằng Nam Bộ do sông nào bồi đắp nên?
+ Hệ thống sông ngòi ở đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: GTB (Người dân ở đồng bằng Nam Bộ)
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4
*. Mục tiêu: Giúp học sinh trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
- Giáo viên đưa ra câu hỏi, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm,( 4 nhóm )
-Dựa vào các thông tin trong bài trả lời:
+ Người dân ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
+ Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao?
+ Phương tiện đi lại phổ biến ở đây là gì?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-: Giáo viên nhận xét và chốt ý (Sgk/ 121).
*GDBVMT: Cho Hs biết người dânở ĐBNB thưừng làm nhà dọctheo các sông ngoài , kênh rạch, trồng lúa trồng trái cây .
b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm, TLCH:
*. Mục tiêu: Học sinh nắm được trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào thông tin trong Sgk,
Thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi:
+ Trang phục thường ngày của người dân ở ĐBNB trước đây có gì đặc biệt?
+ Lễ hội của người dân ở đây nhằm mục đích gì?
+ Trong lễ hội thường có những hoạt động nào?
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở ĐBNB.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên chốt lại ý Sgk/ 121.
3 Củng cố-dặn dò
- Hs nêu nội dung của bài học
- Giáo viên nhận xét tiết học.
-Về nhà học bài và xem bài mới.
IV. Phần bổ sung:
Thứ sáu ngày 25 tháng 1 năm 2014.
ÂM NHẠC Tiết bài: 21
HỌC HÁT BÀI: BÀN TAY MẸ (NHẠC: BÙI ĐÌNH THẢO-LỜI: TẠ HỮU YÊN) Sgk / 30 - Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Bùi Đình Thảo.
- Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.
*Trò chơi thi viết ca dao,tục ngữ về người mẹ
II. Phương tiện dạy học:
+ Gv: Song loan, thanh phách.
+ Hs: Sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ:
Ôn tập bài hát“Chúc mừng”-Tập đọc nhạcTĐN số 5)
* Giáo viên gọi 3 học sinh lên hát bài hát “Chúc mừng”.
* Giáo viên đánh giá, nhận xét.
2. Hoạt động 2: Bài mới: GTB: Học hát bài: Bàn tay mẹ-Nhạc Bùi Đình Thảo, Lời Tạ Hữu Yên).
3. Hoạt động 3 : Học hát bài “Bàn tay mẹ”.
-Giáo viên hát mẫu 1 lần.
-Học sinh đọc lời bài hát. -Gv hướng dẫn học sinh hát từng câu.
-Phối hợp từng đoạn và cả bài. - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
+ Tổ này trình bày, các tổ kia nhận xét. -Học sinh hát, kết hợp phụ hoạ.
- Gv nhận xét, sửa sai cho Hs.
4. Hoạt động 4 : Học sinh tập thực hành.
- Học sinh hát từng nhóm, gõ phách, nhip. - Học sinh hát, vận động nhẹ nhàng
- Gv và học sinh nhận xét, tuyên dương.
*THHĐNGLL:HĐ vui chơi
-ND:Trò chơi thi viết ca dao,tục ngữ về người mẹ
+Cách thể hiện:gv chia nhóm lần lượt thành viên trong nhóm lên ghi những câu ca dao ,tục ngữ về mẹ.Nhóm nào ghi đúng và nhiều không tùng nhóm bạn thì nhóm đó thắng.
VD:Ba đồng 1 khía cá buôi
Cũng mua cho được để nuôi mẹ già
Đói lòng ăn đọt chà là
Để cơm nuôi mẹ ,mẹ già yếu răng
5.Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò:
Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
IV.Phần bổ sung:
TẬP LÀM VĂN Tiết: 42
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
SGK / 30 - Thời gian dự kiến: 35 phút
I.Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối (BT1, mục III); biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (BT2).
II. Phương tiện dạy học:
+ Gv: Tranh ảnh một số cây ăn quả.
+ Hs: Sgk, vở bài tập.
C. Tiến trình dạy học:
1 KTBC (Trả bài văn miêu tả đồ vật).
- Giáo viên nhận xét chung bài làm của học sinh.
2. Bài mới: GTB (Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối).
a Hoạt động 1: Phần nhận xét.
Bài 1:. Học sinh nắm vững được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả cây cối
Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh thảo luận nhóm, xác định các đoạn văn và nội dung từng đoạn.
- Đại diện các nhóm báo cáo:
+ Đoạn 1: Ba dòng đầu (Giới thiệu bao quát bãi ngô).
+ Đoạn 2: Bốn dòng tiếp theo (Tả hoa và búp ngô đơm hoa, kết trái).
+ Đoạn 3: Còn lại (Tả hoa và lá thu hoạch)
- Các nhóm báo cáo, cả lớp nhận xét.
Bài 2: Học sinh nắm được trình tự miêu tả trong bài
-Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Giáo viên hướng dẫn Hs làm bài tập.
+ Đoạn 1: Ba dòng đầu (Giới thiệu bao quát về cây mai: Chiều cao, dáng, thân, tán, gốc).
+ Đoạn 2: Bốn dòng tiếp theo (Đi sâu tả cánh hoa, trái cây).
+ Đoạn 3: Còn lại (Nêu cảm nghĩ của người miêu tả)
- So sánh: Cây mai tứ quý tả từng bộ phận của cây, bài bãi ngô tả từng giai đoạn phát triển của cây ngô.
- Học sinh trình bày bài làm, cả lớp nhận xét.
*BVMT: Cho Hs cảm nhận đ ược vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên.
Bài 3Học sinh nêu được cấu tạo của bài văn miêu tả
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm báo cáo.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho Hs.
- Gv nhận xét, rút ngi nhớ: Sgk/ 31
b. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1Học sinh nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối
: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp làm bài tập.
+ Bài văn tả cây gạo già theo từng thời kỳ phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành hoa gạo
Bài 2Học sinh biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học
-Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh lập dàn ý miêu tả một trong hai cách tả đã học.
-Cả lớp làm bài tập.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc dàn ý.
- Gv chấm điểm, nhận xét và hướng dẫn Hs sửa sai
3 Củng cố - Dặn dò
- Yêu cầu học sinh nhắc lại bài.
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới.
IV. Phần bổ sung:
TOÁN Tiết: 105
LUYỆN TẬP
Sgk/ 117 - Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu:
-Thực hiện được qui đồng mẫu số hai phân số.
Học sinh làm được BT: Bài 1 (a), bài 2 (a), bài 4
II. Phương tiện dạy học:
+ Gv:Sgk, bảng phụ .
+ Hs: Sgk, vở toán trường .
III. Tiến trình dạy học:
1 KTBC (quy đồng mẫu số các phân số tt )
-GV gọi 3 hs lên bảng làm bài tập
-Nhận xét –ghi điểm
2. Bài mới
a. Hoạt động1: Thực hành
Bài 1aHọc sinh thực hiện được qui đồng mẫu số hai phân số.
-Hs nêu yêu cầu BT – Cho hs hoạt động cá nhân
- Cả lớp làm bài tập, Gv gọi Hs nêu kết quả.
-Nhận xét bổ sung
Bài 2a: Học sinh biết viết số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là 5
- Gv hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Cả lớp làm bài tập
- Gv gọi Hs lên bảng làm bài tập.
-Cả lớp nhận xét.
Bài 4: Mục tiêu: Học sinhbiết viết phân số có mẫu số chung là 60
-Hs nêu yêu cầu BT
-Cho hs hoạt động nhóm đôi
-Gv gọi 2nhóm nêu kết quả
- Gv nhận xét, chấm điểm cho Hs và hướng dẫn Hs sửa sai
3 Củng cố - Dặn dò.
- Nêu cách quy đồng mẫu số các phân số.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập 1b; 2b ;3 ; 5/ 118 chuẩn bị bài mới
IV. Phần bổ sung: ......................................................
..
KHOA HỌC Tiết: 42
SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH
Sgk/84- Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu:
-Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
II. Phương tiện dạy học:
+ Gv: Sgk,đồ dùng thí nghiệm , phiếu giao việc.
+ Hs: Sgk .
III. Tiến trình dạy học:
1 KTBC (Âm thanh)
- Giáo viên gọi học sinh trả lời một số câu hỏi:
+ Kể một vài âm thanh do con người phát ra?
+ Âm thanh do những gì tạo ra?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: GTB (Sự lan truyền âm thanh)
a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4
*. Mục tiêu: Học sinh nhận biết tai nghe được âm thanh., âm thanh có thể truyền qua chất khí
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị sẵn đồ dùng.
- Học sinh thảo luận nhóm, làm thí nghiệm.
- Sau khi học sinh làm thí nghiệm xong, Gv giải thích thêm.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- Cả lớp nhận xét và sửa sai.
*. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý, Sgk/ 84.
b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi
*. Mục tiêu: Hs nêu được âm thanh lan truyền qua chất lỏng, rắn.
- Học sinh làm việc theo nhóm 4 (đồ dùng chuẩn bị đầ đủ làm thí nghiệm như Sgk/ 85).
- Các nhóm báo cáo.
- Cả lớp nhận xét
* BVMT -Mối quan hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
* Kết luận: Giáo viên nhận xét, chốt lại ý: Mục bạn cần biết Sgk/ 85.
c. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
*. Mục tiêu: Âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn âm.
- Hs làm việc cá nhân, dựa vào thông tin trong Sgk/ 85 và nêu ví dụ.
*. Kết luận: Âm thanh lan truyền càng xa nguồn càng yếu đi.
3 Củng cố-dặn dò
- Gọi học sinh nêu lại mục bạn cần biết.
- Học sinh nhắc lại sự lan truyền âm thanh trong chất lỏng và chất rắn.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung: ......................................................
..
Sinh hoạt tập thể Tiết: 21
-* Đánh giá những ưu, khuyết điểm trong quá trình hoạt động của lớp tuần vừa qua .
- Đề ra phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới.
- Giáo dục học sinh thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động.
-*Tổ trưởng đánh giá nhận xét . đánh gía
-Lớp trưởng nhận xét chung ,giáo viên tổng kết
-Tuyên dương HS đạt tốt
- Nhắc nhở HS Vi phạm cố gắng khắc phục
-GV phổ biến công tác tuần sau -Nhận xét tiết sinh hoạt
File đính kèm:
- TUAN 21.doc