Giáo án các môn khối 4 - Tuần 18

 

- GV chấm chữa phần bài tập ở nhà của HS.

- GV nhận xét, ghi điểm.

- GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài.

- GV cho HS tiếp nối nhau nêu các số chia hết cho 9 và không chia hết cho 9 (mỗi em nêu 2 trường hợp: chia hết và không chia hết)

- GV ghi lại các ý kiến của HS thành 2 cột, cột có chia hết cho 9 và cột không chia hết cho 9.

- GV hỏi: Em đã tìm được các số chia hết cho 9 như thế nào?

- HS đọc và tìm hiểu điểm giống nhau của các số chia hết cho 9 đã tìm được.

- GV yêu cầu HS tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 9.

- Vài em phát biểu ý kiến.

- GV hỏi: Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số chia hết cho 9?

- GV: Các số chia hết cho 9 thì có tổng các chữ số cũng chia hết cho 9, dựa vào đó chúng ta có dấu hiệu chia hết cho 9.

- HS phát biểu về dấu hiệu chia hết cho 9.

- GV yêu cầu HS tính tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9.

- GV hỏi:

+Tổng các chữ số của các số này có chia hết cho 9 không?

+ Vậy muốn kiểm tra một số có chia hết hay không chia hết cho 9 ta làm như thế nào?

 

doc18 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời đúng - một phương án đúng nhất ( bằng cách khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc đánh dấu x vào ô trống ). +Với các câu 1, 2, 3, 4( ở yêu cầu C ), HS phải lựa chọn trong các phương án trả lời có cả ý đúng lẫn ý sai - một phương án duy nhất (bằng cách khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời duy nhất đúng hoặc đánh dấu x vào ô trống). HS đọc kĩ bài văn, bài thơ trong khoảng thời gian 15 phút. HS làm bài. GV theo dõi, hướng dẫn, chấm, chữa bài. HĐ3: Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - GV dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài. Luyện Toán: ÔN TẬP Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra mức đọ nắm được bài của HS. GV yêu cầu HS: + Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 3 và nêu ví dụ. - GV nhận xét, ghi điểm. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. HĐ1: Hoạt động cả lớp. *MT: Củng cố lại một số dấu hiệu mà HS đã học *PP: Đàm thoại *ĐD: Bảng lớp. HS lần lượt mỗi em nêu mỗi dấu hiệu: + Dấu hiệu chia hết cho 2. + Dấu hiệu chia hết cho 3. + Dấu hiệu chia hết cho 5. + Dấu hiệu chia hết cho 9. Vài em lấy ví dụ cho mỗi dấu hiệu. GV ghi bảng cho HS nhắc lại để cho HS khắc sâu thêm. HĐ2: Hoạt động cá nhân *MT: Rèn kĩ năng nhận biết các số chia hết cho 2, 3, 5, 9 nhờ vào cacs dấu hiệu đã học. *PP: Thực hành. *ĐD: Vở, bảng lớp. - GV ra các bài tập sau lên bảng: Bài 1. Cho các số sau: 12; 108; 327; 381; 9362. Số nào chia hết cho 2. Số nào chia hết cho 3. Số nào chia hết cho cả 2 và 3. Bài 2. Với 3 chữ số 3; 4; 6 hãy viết các số có ba chữ số chia hết cho 2. Với ba chữ số 0; 2; 7 hãy viết các số có ba chữ số vừa chia hết cho 2 và vừa chia hết cho 3. HS làm bài vào vở. GV theo dõi, chấm, chữa. HĐ3. Củng cố - Dặn dò: *MT: Củng cố nội dung tiết học. GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà làm lại các bài còn sai và chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì. Khoa học: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra kiến thức HS đã học ở tiết trước. - HS trả lời câu hỏi: + Không khí gồm những tính chất nào? + Khí ô – xi có vai trò như thế nào đối với sự cháy? 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. HĐ1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con ngưòi *MT: Nêu dẫn chứng để chứng minh con người cần không khí để thở. Xác định vai trò của khí ô – xi... *PP: Thực hành, thảo luận. *ĐD: SGK. GV yêu cầu HS cả lớp làm theo như hướng dẫn ở mục Thực hành trang 72. Và phát biểu nhận xét. HS dễ dàng nhận thấy luồng không khí ấm chạm vào tay do các em thở ra. GV yêu cầu HS nín thở, mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở. HS dựa vào tranh ảnh để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người và những ứng dụng của kiến thức này trong y học và trong đời sống. HĐ2: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật. *MT: Nêu dẫn chứng để chứng minh động vật và thực vật đều cần không khí để thở. *PP: Quan sát, động não. *ĐD: SGK. - HS quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi: + Tại sao sâu bọ và cây trong hình bị chết? GV giảng về vai trò của không khí đối với động vật ( kể cho HS nghe thí nghiệm từ thời xưa của các nhà bác học đã làm để phát hiện vai trò của không khí. GV giảng về vai trò của không khí đối với thực vật ( Giảng cho HS biết tại sao không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa vì cây hô hấp thải ra khí cá – bô – níc, hút khí ô – xi, làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người) HĐ2: Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô - xi. *MT: Xác định vai trò của không khí đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống. *PP: Quan sát, động não. *ĐD: SGK. - HS quan sát hình 5, 6 trang 73 theo cặp và cho biết: + Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước ( bình ô – xi ). + Tên dụng cụ giúp nước trong bể có nhiều không khí hoà tan ( máy bơm không khí vào nước ) Đại diện vài nhóm trình bày kết quả. HS trả lời: + Thành phần nào trong kk quan trọng nhất đối với sự thở? + Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng ô – xi. HĐ3: Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - HS Chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau thực hành. Luyện Tiếng Việt: ÔN TẬP Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra việc học bài cũ ở nhà của HS. - HS trả lời câu hỏi: + Câu kể Ai làm gì? gồm có mấy bộ phận? Bộ phận thứ nhất gọi là gì? Bộ phận thứ hai gọi là gì? + Hãy lấy ví dụ về câu kể Ai làm gì? - GV nhận xét, ghi điểm. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. HĐ1: Hoạt động cá nhân *MT: HS có kĩ năng đặt câu với vị ngữ cho trước. *PP: Thực hành. *ĐD: Bảng lớp. - GV viết đề bài lên bảng: Bài 1. Em hãy đặt câu với các vị ngữ cho trước: bóng đá đi chợ xem ti vi kể chuyện cổ tích cho cháu nghe Bài 2. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 – 6 câu nói về hoạt động của các bạn trong tổ em trong một buổi làm trực nhật trong đó có sử dụng câu kể Ai làm gì? HS làm bài vào vở GV theo dõi, chấm, nhận xét. HĐ3. Hoạt động cả lớp. *MT: HS có khả năng trình bày bài làm của mình trước lớp. *PP: Trình bày *ĐD: Bài làm của HS. - GV yêu cầu HS nêu lại yêu cầu của bài tập 1 và yêu cầu của bài tập 2. HS lần lượt trình bày bài làm của mình trước lớp Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. GV chốt đúng HS chữa bài vào vở. HĐ4: Củng cố - Dặn dò: - 1 em đọc phần tóm tắt nội dung bài miêu tả đồ vật trong SGK. - GV nhận xét tiết học. Toán: KIỂM TRA Theo đề ra của Phòng Tập làm văn: ÔN TẬP Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Kiểm tra bài cũ: *MT: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS. - GV kiểm tra sự chuẩn bị giấy kiểm tra ở nhà của HS. 2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu cần đạt của tiết học và giới thiệu bài. HĐ1: Chính tả *MT: HS nghe chính tả và viết được một đoạn văn trong bài Vẽ trứng. *PP: Toàn lớp. *ĐD: SGK, vở. GV đọc qua đoạn viết. HS theo dõi, đọc thầm tìm từ khó viết. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận cho HS viết. GV đọc lại bài cho HS soát lại bài. GV nhận xét. HĐ2: Tập làm văn *MT: HS tự viết được bài văn tả về đồ chơi mà em yêu thích trong khoảng thời gian 30 phút. *PP: Thực hành. *ĐD: Giấy kiểm tra GV viết đề bài lên bảng: Viết một đoạn văn khoảng 15 dòng miêu tả về một đồ chơi mà em yêu thích. Vài em đọc đề bài. HS xác định mục tiêu chính của đề bài. GV lưu ý HS: Đề bài yêu cầu chỉ viết một đoạn văn khoảng 15 dòng, không cần viết đủ cả ba phần của bài. Chỉ tả một đồ chơi, không tả nhiều đồ chơi. HS viết bài vào giấy. GV theo dõi, hướng dẫn. HĐ3. Củng cố - Dặn dò *MT: Củng cố nội dung tiết học. - GV thu bài về nhà chấm. - GV nhận xét tiết học. - GV dặn HS chuẩn bị sách vở cho tuần 19. Địa lí: KIỂM TRA Theo đề ra của Phòng SINH HOẠT LỚP Các hoạt động Hoạt động cụ thể HĐ1.Đánh giá hoạt động tuần 18 *MT: -Đánh giá hoạt động, tổng kết điểm thi đua của tuần 18 *PP: Kiểm tra, đánh giá - Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt - Lớp trưởng nhận xét chung tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua. - Tổ trưởng lên thông báo điểm của từng thành viên trong tổ. - Lớp trưởng tổng kết điểm của 3 tổ xem 3 bạn nào có số điểm cao nhất để biểu đương. HĐ2.Kế hoạch hoạt động tuần 19 *MT: -HS đề ra được kế hoạch hoạt động và giải pháp cho tuần 17 *PP: Toàn lớp - Kế hoạch hoạt động: + Duy trì sĩ số 100% + Tập trung thi chất lượng học kì I các môn Tiếng Việt, Toán, khoa học, lịch sử, Địa lí. + Nghỉ học kì vào ngày thứ năm và thứ sáu. + Bồi dưỡng học sinh giỏi. + Tiếp tục nộp các khoản tiền mà các em còn thiếu. + Tiếp tục bao bọc sách vở và đổi mới không gian lớp học. - Giải pháp thực hiện: + Học thuộc bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp. + Lớp trưởng tổ chức tốt sinh hoạt 15 phút đầu giờ + Các bạn luôn đoàn kết, bạn học khá giúp đỡ bạn yếu. HĐ3. Văn nghệ: *MT: -Các em hát những bài hát, đọc những bài thơ mà các em thích. -Các em thấy thoải mái sau giờ sinh hoạt. - Lớp phó văn thể điều khiển các bạn hát những bài hát mà các em yêu thích - Tuyên dương những bạn có ý thức tham gia góp vui văn nghệ. Hoạt động ngoài giờ: TÌM HIỂU NHỮNG CON NGƯỜI ANH HÙNG CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ QUÊ HƯƠNG Các hoạt động Hoạt động cụ thể HĐ1: Giới thiệu bài - GV nêu và giới thiệu chủ điểm của tiết học ngoài giờ hôm nay: Tìm hiểu những con người anh hùng của đất nước và quê hương. HĐ2: Tìm hiểu những con người anh hùng của đất nước và quê hương. *MT: HS có hiểu biết về một số nhân vật lịch sử qua lời giới thiệu của GV. *PP: Kể chuyện *ĐD: Tiểu sử một số nhân vật lịch sử do GV sưu tầm. - GV cho HS nêu một số nhân vật lịch sử có công dựng nước và giữ nước mà em biết. - GV đưa ra một số nhân vật lịch sử: Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Công Uẩn, Đinh Bộ Lĩnh.... - GV giới thiệu tiểu sử một số nhân vật lịch sử: *Đinh Bộ Lĩnh: Ông sinh năm Giáp Thân ( 924 ) tại quê cha là động Hoa Lư, châu Đại Hoàng ( nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), mất năm Kỉ Mão ( 979 ) thọ 55 tuổi. Cha ông là Đinh Công Trứ, vốn là Thứ Sử Hoan Châu ( Nghệ An ) dưới thời Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền. Ông đã có nhiều công lớn cống hiến cho nước nhà. Đến năm 968 ông đã thống nhất được giang sơn, lên ngôi Hoàng Đế...Năm 979 Đinh Bộ Lĩnh bị kẻ phản nghịch là Đỗ Thích giết hại... *Lê Hoàn: Lê Hoàn ( 941 – 1005 ) là người Xuân Lập ( Thọ Xuân – Thanh Hoá ), quê gốc ở Thanh Liêm, Hà Nam. Cha mẹ mất sớm, ông được một viên quan sát họ Lê nuôi. Lớn lên ông theo giúp Đinh Liễn ( con trưởng của Đinh Bộ Lĩnh ) lập được nhiều công trạng. Khi nhà Đinh thành lập, ông được phong chức Thập đạo tướng quân...... HĐ3: Tự hào về những tấm gương anh hùng của quê hương. *MT: HS kể được một số tấm gương anh hùng nơi các em đang sống. *PP: Đàm thoại - GV hỏi: + Em có biết ở Quảng Trị chúng ta có những tấm gương anh hùng nào? + Em cảm thấy như thế nào khi mình là một người con của mảnh đất sinh ra những người con anh hùng ấy? + Chúng ta cần phải làm gì để không phụ công của những người đã ngã xuống? HĐ4: Củng cố - Dặn dò GV nhận xét tiết học. HS về nhà thực hiện theo những điều đã học.

File đính kèm:

  • doctuan 18.doc