I. Mục tiêu:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: An- Đrây- Ca, hoảng hốt,dằn vặt
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung câu truyện: Nỗi dằn vặt của An- Đrây- Ca thể hiện trong tình yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK
III. Hoạt động dạy học:
26 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Trường Tiểu học Hải Vĩnh - Tuần 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.......... ........................................
ĐẠO ĐỨC: BÀY TỎ Ý KIẾN (Tiết: 2)
I.Mục tiêu:
- Biết được: trẻ em phải cần được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. (HS giỏi Biết : Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.)
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. (HS giỏi mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe tôn trọng ý kiến của người khác)
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa.(Các nhân vật :Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa).
-Yêu cầu nhóm đóng tiểu phẩm trình bày.
GV kết luận.
*Hoạt động 2: “ Trò chơi phóng viên”.
Cách chơi :GV cho một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3- SGK/10.
- GV kết luận:
Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng mà có quyền bày tỏ ý kiến của mình.
*Hoạt động 3:
- GV cho HS trình bày các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 4- SGK/10)
- GV kết luận chung
4.Củng cố - Dặn dò:
- HS thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải quyết ở tổ, của lớp, của trường.
- Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chị về những vấn đề có liên quan đến bản thân em, đến gia đình em.
-Về chuẩn bị bài tiết sau.
- HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng.
- HS thảo luận:
+Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không?
+Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào?
- HS thảo luận và đại diện trả lời.
-Một số HS xung phong đóng vai các phóng viên và phỏng vấn các bạn.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm.
- HS cả lớp thực hiện.
Thứ sáu, ngày 1 tháng 10 năm 2010
TẬP LÀM VĂN:LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu: SGV
- Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện. (BT1)
- Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện. (BT2)
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ cho truyện trang 46, SGK - Bảng lớp kẻ sẵn các cột:
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS đọc phần Ghi nhớ Tiết trước
- Gọi 1HS kể lại toàn truyện Hai mẹ con và bà tiên.
- Nhận xét và cho điểm HS .
2/. Dạy- học bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi đề.
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề.
- Dán 6 tranh minh hoạ theo đúng thứ tự như SGK lên bảng. Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi:
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Truyện có ý nghĩa gì?
-Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh.
-Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
- GV chữa cho từng HS
- Nhận xét, tuyên dương những HS nhớ cốt truyện và lờ kể có sáng tạo
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ tranh minh hoạ, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật như thế nào
- GV làm mẫu tranh 1.
-Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng.
+ Anh chàng tiều phu làm gì?
+ Khi đó chành trai nói gì?
+Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?
- Gọi HS xây dựng đoạn 1 của chuyện dựa vào các câu trả lời.
- Gọi HS nhận xét.
-Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại.
- Gọi 2 nhóm có cùng nội dung đọc phần câu hỏi của mình.GV nhận xét, ghi những ý chính lên bảng lớp.
- Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn.
GV có thể tổ chức cho nhiều lượt HS thi kể tuỳ thuộc vào thời gian.
- Nhận xét sau mỗi lượt HS kể.
- Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện.
- Nhận xét, cho điểm HS .
3/. Củng cố- dặn dò:
- Hỏi: câu chuyện nói lên điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại nội dung câu chuyện vào vở và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm phần lời. Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
-6 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc một bức tranh.
-3 đế 5 HS kể cốt truyện.
-2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu thành tiếng.
- Lắng nghe.
-Quan sát, đọc thầm.
-2 HS kể đoạn 1.
- Nhận xét lời kể của bạn.
- Hoạt động nhóm
- Đọc phần trả lời câu hỏi.
-Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể một đoạn.
-2 đến 3 HS kể toàn chuyện.
...................................... ........................................
TOÁN: PHÉP TRỪ
I.Mục tiêu:
* Giúp HS:
- Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
- GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
II.Đồ dùng dạy học:
- Hình vã như bài tập 4 – VBT, vẽ sẵn trên bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: KT VBT
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: - Ghi Phép trừ.
b.Củng cố kĩ năng làm tính trừ:
- GV viết lên bảng hai phép tính trừ 865279 – 450237 và 647253 – 285749, sau đó yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của hai bạn trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính.
- GV hỏi HS vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình ?
- GV nhận xét sau đó yêu cầu HS khác trả lời câu hỏi: Vậy khi thực hiện phép trừ các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào ? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào ?
c.Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó chữa bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 dòng 1
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào VBT, sau đó gọi 1 HS đọc kết quả làm bài trước lớp.
- GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém trong lớp
Bài 3
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh.
- GV yêu cầu HS làm bài.
Bài 4: *HS giỏi
- GV gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp.
- HS kiểm tra bài bạn và nêu nhận xét.
- HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính:
647 253 – 285 749 (như SGK).
- Ta thực hiện đặt tính sao cho các hàng đơn vị thẳng cột với nhau. Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải sang trái.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
- HS làm bài vào vở
- Chữa bài
- HS đọc.
- HS nêu: Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến Thành phố Hồ Chí Minh là hiệu quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Thành Phố Hồ Chí Minh và quãng đường xe lửa từ Hà Nội đến Nha Trang.
- HS đọc.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS cả lớp.
...................................... ........................................
CHIỀU:
TOÁN: ÔN LUYỆN
ÔN LUYỆN TỔNG HỢP
I/ Mục tiêu:
Rèn cho hs kỹ năng về đọc , viết số, tìm X trong biểu thức , giải toán có lời văn .
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Ổn định:
2/Luyện tập:
Bài 1 : Viết & đọc số gồm :
a).3 vạn , 5 trăm , 6 đơn vị .
b).15 nghìn , 4 chục , 5 đơn vị .
c).7 triệu 9 chục nghỡn , 6 trăm .
- Gọi 1 số HS trình bày , các bạn nhận xét , GV KL ghi điểm tuyên dương .
Bài 2 : Tìm X
a). X + 354 = 2200
b). 836 - X = 250
- HS trình bày ; tuyên dương .
Bài 3 : Tính giá trị biểu thức :
a).925 – 317 + 825 .
b).152 x 7 -389
- Chấm vở 5-10 em / 1 HS làm bảng sữa bài .
Bài 4 : Một kho hàng trong ba ngày xuất được 3998 Kg . Ngày thứ nhất xuất được 1342 Kg , ngày thứ hai xuất ít hơn ngày thứ nhất 638 Kg . Hỏi ngày thứ ba kho hàng đó xuất được bao nhiêu kilôgam hàng ?
- Cỏc nhóm trình bày .
- Nhận xét tuyên dương .
3/nhận xét tiết học
- Gọi HS nêu miệng và ghi vào vở .
- Thực hiện cá nhân
- Thực hiện cá nhân
- Nhận xét , lắng nghe .
- Cá nhân: Thực hiện vào vở , chữ bài ở bảng.
- Lắng nghe .
...................................... ........................................
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: ÔN TOÁN
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về
- Viết số liền trước, số liền sau của một số.
- So sánh só tự nhiên.
- Đọc biểu đồ hình cột.
- Đổi dơn vị đo thời gian.
- Giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách viết số liền trước hoặc liền sau của một số?
- Nêu cách so sãnh số tự nhiên?
- Nêu cách đọc biểu đồ cột?
- Muốn tìm số trung bình cộng ta làm thể nào?
- GV nhận xét.
2. Hưỡng dẫn luyện tập
- HS làm các bài tập còn lại của SGK.
- Làm bài tập 1,2,3 vở bài tập toán 4.
- GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời .
- Các HS khác nhận xét.
- HS làm bài.
- Đổi chéo bài để chữa.
- Nhận xét.
...................................... ........................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT ĐỘI
I.Mục tiêu: - Đánh giá các hoạt động trong tuần.
-Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
- Chuẩn bị Đại hội chi Đội
II/ Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/- GV yêu cầu lớp trưởng ,lớp phó...nhận xét các hoạt động trong tuần qua
2/ Yêu cầu các em nêu ý kiến :
- Về học tập
- Về nề nếp
2*GV nhận xét chung:
Nhìn chung các em có ý thức thực hiện tốt các quy đinhcủa Đội,trường, lớp.
-Khăn quàng ,mũ ca lô khá đầy đủ.
- Đồng phục đúng quy định.
3/ Phương hướng tuần tới:
-Khăn quàng ,mũ ca lô đầy đủ
- Tiếp tục chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp tốt hơn.
- Các em học giỏi giúp đỡ thêm cho
các em chưa giỏi.
- Giữ vệ sinh lớp học sân trường sạch
sẽ.
- HS nhận xét
-Ý kiến cácem
- Nhận xét các hoạt động vừa qua
- HS lắng nghe
- Cả lớp cùng thực hiện.
Kiểm tra của tổ chuyên môn
File đính kèm:
- TUAN 6.doc