I- MỤC TIÊU
1- Đọc thành tiếng .
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẩn lộn do ảnh hưởng của phương ngữ.
( Sừng sững, năc nô, co rúm lại, béo múp béo míp,quang hẳn)
- Đọc trôi chảy được toàn bài, nghỉ, ngắt hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, đọc đúng các câu hỏi, câu cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật.
2- Đọc - hiểu.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: sừng sững, lủng củng, chóp bu,nặc nô, kéo bèo cánh, cuống cuồng,
33 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn khối 4 - Nguyễn Thị Hương Giang - Trường Tiểu học Hộ Độ - Tuần 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS ra tập thử.
+ GV nhận xét bổ sung
b- Trò chơi vận động;
- trò chơi " nhảy đúng, nhảy nhanh." GV tập hợp HS theo đội hình chơi , nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.GV hoặc một nhóm HS làm mẫucách nhảy, rồi chơi thử cuối cùng là HS thi đua . GV quan sát, nhận xét .
3- Phần kết thúc
- cho HS hát bài và vỗ tay theo nhịp
- Gv cùng HS hệ thống bài.
- Gv nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập vè nhà.
---------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 12 thánh 9 năm 2008
Tập làm văn .
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
I- Mục tiêu.
- Hiểu được đặc điểm ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách , thân phận của nhân vậtđó trong bài văn kể chuyện.
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩa của truyện khi đọc truyện, tìm hiểu truyện.
- Biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vẩttong bài văn kể chuyện.
II- Đồ dùng dạy học .
- Giấy khổ to viết yêu cầu bài tập 1,để hoạ sinh điền đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
- Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp .
III- Hoạt động dạy và học chủ yếu .
A- Kiểm tra bài cũ .
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi và kể lại hoạt động của nhân vật cần chú ý điều gì.
- Gọi HS kể lại câu chuyện đã giao.
- Nhận xét - ghi điểm.
B- dạy bài mới .
1- Giới thiệu bài.
- Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua những điểm nào ?
2- Nhận xét .
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn .
- HS chia nhóm , phát phiếu và dụng cụ.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm .
- Gọi HS nêu kết quả
- HS nhận xét, bổ sung.
Kết luận.
1- Ghi vắn tắt đặc điẻm ngoại hình của Nhà trò:
- Sức vóc : gầy yếu .
- Thân minh: Bé nhỏ, người bự những phấn như mới lột.
- Cách: Hai cánh mỏng như hai cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.
- Trang phục: Mặc áo thâm dai, đôi chỗ chấm điểm vàng.
2- ngoại hình của nhà trò nói lên điều gì về :
- Tính cách: yếu đuối.
- Thân phận: tội nghiệp, đang thương, dễ bị băt nạt.
+ Kết luận :
Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
3- Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ .
4- luỵện tập .
Bài tập 1.
- Yêu cầu HS đọc bài.
- yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Chi tiết nào miêu tả đặc điểm ngoại hình của chú bé liên lạc ? các chi tiết ấy nói lên điều gìvề chú bé .
- Gọi HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình ?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Kết luận:
- Yêu cầu HS trả lới câu hỏi ;
+ chi tiết ấy nói lên điều gì ?
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ truyện thơ nàng tiên ốc.
- Nhắc HS chỉ cần kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình nhân vật.
- Yêu cầu HS tự làm bài, GV đi giúp đỡ những HS yếu hay gặp khó khăn.
- Yêu cầu HS kể chuyện.
- Nhận xét .
3- Củng cố - dặn dò.
- Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý điều gì ?
+ Nhận xét tiết học .
+ Về nhà học thuộc phần ghi nhớ .làm bài tập2
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- 2HS kểlại câu chuyện của mình.
+ Tính cách của nhân vật thường biểu hiện qua hình dáng, hành động, lời nói, ý nghĩ,
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Hoạt động trong nhóm .
- 2 Nhóm cử đại diện trình bày .
- Nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi.
- HS nhận xét - nêu đặc điểm .
- 4HS đọc ghi nhớ .
- 3 HS đọc bài tập 1 .
- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- HS gạch chân các chi tiết tiêu biểu.
- HS nhận xét.
- 3 HS nêu nhứng chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc.
-2 HS nêu: Thân hình gầy gò, bộ cánh nâu,quần ngắn gần đầu gối cho thấy chú bé là con một on gia đình nông dân nghèo, quen chịu đựng vất vả.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGk.
- Quan sát tranh minh hoạ.
- HS nêu lại cốt truyện.
- HS tự làm bài.
- 3 HS thi kể chuyện
- Theo dõi.
- HS trả lời .
Toán
Triệu và lớp triệu .
I- Mục tiêu
Giúp HS
- Biết được lớp triệu gồm cac hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu.
- Biêt đọc, viết các số tròn triệu.
- Củng cố về lớp đơn vị, lớp nghìn,thứ tự các số có nhiều chữ số , giá trị của chữ số theo hàng
II- Đồ dùng dạy học.
- Bảng các lớp, hàng kẻ sẵn trên bảng phụ .
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu .
A- Kiểm tra bài cũ .
- Yêu cầu HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
- GV nhận xét và ghi điểm .
B- Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài .
2- Giới thiệu hàng triệu, chục triệu, trăm triệu, lớp triệu .
- Hãy kể các hàng đã học theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
- Hãy kể các lớp đã học.
- Yêu cầu HS viết theo lời đọc của GV :
1 trăm, 1 nghìn, 10 nghìn, 1 trăm nghìn, 10 trăm nghìn.
- GV giới thiệu : 10 trăm nghìn còn được gọi là 1 triệu.
+ 1 triệu bằng mấy trăm nghìn?
- Số 1 triệu có mấy chữ số , đó là những số nảo?
- Em có thể cho cô biết 10 triệu có mấy chữ số , đó là những số nào?
GV -10 triệu còn được gọi là 1 chục triệu.
- Em nào có thể viết cho cô số 10 chục triệu?
GV giới thiệu : 10 chục triệu còn gọi là 100 triệu.
+ 100 triệu có mấy chữ số , đó là những số nào?
- GV giới thiệu hàng triệu, hàng chục triệu, trăm triệu tạo thành lớp triẹu.
+ lớp triệu gồm mấy hàng, đó là những hàng nào?
- kể tên các hàng, lớp đã học.
3- các số tròn triệu từ 1.000.000 đến 10.000.000 .
- 1 Triệu thêm 1 triệu là mấy triệu?
- 2 Triệu thêm 1 triệu là mấy triệu?
- GV cho HS thêm 1 triệu đến 10 triệu
- Yêu cầu HS viết các số trên.
- HS đọc các số trên không theo thứ tự.
4- Các số tròn chục triệu từ 10.000.000 đến 100.000.000.
- 1 chục triệu thêm 1 chục triệu là bao nhiêu?
- Hãy đếm thêm 1 chục triệu từ 1 chục
triệu đến 10 chục triệu.
- 1 chục triệu còn gọi là gì?
- đọc các số từ 1chục triệu đến một trăm triệu
- GV chỉ cho HS đọc lại các số trên .
4 - Luyện tập thực hành.
Bài 3:
- Yêu cầu HS tự đọc và viết các số bài tập .
- Yêu cầu HS vừa lên bảng vừa lần lượt chỉ vào từng số mình đã viết .
- Yêu cầu HS nhận xét và ghi điểm.
Bài 4 :
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Bạn nào có thể viết được số Ba trăm mười hai triệu?
- Nêu các chữ số ở các hàng của số 312.000.000.
- GV yêu cầu HS tự làm tiếp phần còn lại.
3- Củng cố - dặn dò.
Về nhà làm bài luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS nghe GV giới thiệu.
- Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
- Lớp đơn vị, lớp nghìn.
-1 HS lên bảng viết
100
1000
10000
100000
1000000.
- HS theo dõi.
- 1 triệu bằng 10 trăm nghìn.
- Số 1000000 có 7 chữ số, trong đó có một chữ số 1 và 6 chữ số o đứng bên phải số 1.
- 1 HS lên bảng viết , HS cả lớp làm vào vở nháp 10.000.000
- Số 10 triệu có 8 chữ số, trong đó có một chữ số 1 và 7 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
- HS lên bảng viết , cả lớp viết vào giấy nháp: 100.000.000.
- HS đọc : 1 trăm triệu.
- 1 trăm triệu có 9 chữ số, đó là một chữ số 1 và 8 chữ số 0 đứng bên phải số 1.
- HS theo dõi.
- Lớp triệu gồm 3 hàng: Hàng triệu, chục triệu, trăm triệu.
- HS thi đua kể.
- 1 triệu thêm 1 triệu là 2 triệu
- 2triệu thêm 1 triệu là 3 triệu.
- HS đếm 1tiệu đến 10 triệu.
- HS viết 1000000. -> 10.000.000;
- HS đọc các số trên theo tay chỉ của GV.
- 2 Chục triệu
- HS đếm .
- 20 triệu
- HS đọc .
- HS đọc theo chỉ dẫn của GV
- HS đọc và viết các số trong bài tập.
- 3 HS lên bảng chỉ.
- HS nhận xét ghi điểm
- HS đọc đề bài.
- 3 HS thi đua nhau viết bài.
- Ba trăm mười hai triệu.
- HS phân tích số 312.000.000
- HS làm các bài còn lại
Khoa học
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn vai trò của chất bột đường
I- Mục tiêu .
- Giúp HS :
+ Phân loại được thức ăn hằng ngày vào nhóm ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gôcs thực vật.
+ Phân loại được thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có chứa nhiều trong thức ăn đó.
+ Biết được các thức ăn có chứa nhiều chất bột và vai trò của chúng .
+ Có ý thức ăn đầy đủ các loại thức ăn để đảm bảo cho hoạt động sống .
II- Đồ dùng dạy học.
- Các hình minh hoạ trang 10,11 SGK.
- Phiếu học tập .
- Các thẻ ghi chữ.
III- Hoạt động dạy và học
Hoạt động khởi động.
A- Kiểm tra bài cũ .
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài tập .
- Nhận xét - ghi điểm
Hoạt động 1: Phân loại thức ăn và đồ uống .
- HS quan sát tranh minh hoạvà trả lời câu hỏi .
+ Thức ăn đồ uống nào có nguồn gốc từ động vật, thức ăn nào có nguồn gốc từ thực vật.
HS làm vào vở bài tập
- HS nêu kết quả.
+ HS nhận xét .
- HS phân biết các loại thức ăn khác .
GV kết luận
- Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
- Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất đạm.
- Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất béo.
- Nhóm thức ăn có chứa nhiều chất vi ta minvà chất khoáng
Hoạt động 2: Các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng .
- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm
+ HS quan sát các hình minh hoạ trang 11 và trả lời câu hỏi
+ GV kêt luận : Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và duy trì nhiệt độ của cơ thể . Chất bột đường có nhiều gạo, ngô, bột mì, ở một số loại như khoai, sắn, đậu và đường ăn.
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu bài tập .
Hoạt động kêt thúc .
- HS trình bày các ý kiến của mình qua các câu hỏi.
+ về nhà đọc nội dung bạn cần biết trang 11,SGK.
+ Về nhà trong bữa ăn cần ăn nhiều loại thức ăn để có chất dinh dưỡng.
- 2 HS làm bài .
- HS nhận xét.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS làm bài tập 1 VBT.
- 4HS nêu kết quả.
- HS nhận xét.
- HS phân biệt các loại thức ăn
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm .
- HS quan sát hình minh hoạ
- HS làm vào vở BT
- Hs trả lời các câu hỏi.
Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: Vẽ hoa lá
(Do GV chuyên trách thực hiện)
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I- Mục tiêu
- Đánh giá hoạt động học tập và các hoạt động khác của tuần 1:
- Kế hoạch hoạt động của tuần 2.
II- Thực hiện đánh giá- kế hoạch
1- ban cán sự lớp đánh giá nhận xét - Học tập ( hăng say phát biểu, làm bài tập,...)
- Nề nếp ( Vệ sinh trực nhật , thế dục, sinh hoạt 15 phút, đồng phục, giờ giấc, nói chuyện trong giờ học ...)
2- ý kiến của học sinh.
3- Bình bầu học sinh tuyên dương
4- Học sinh bị phê bình trong tuần.
5- Gv giao chỉ tiêu nhiệm vụ tuần 3
Nhận xét giờ học .
File đính kèm:
- Tuan 2- lop 4.doc