Lịch sử
Môn lịch sử và địa lý
A- Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết:
- Vị trí địa lý, hình dáng của đất nước ta.
- Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung 1 lịch sử, 1 Tổ quốc.
- Một số yêu cầu khi học xong môn Lịch sử và Địa lý.
B- Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.
- Hình ảnh sinh hoạt của một số vùng.
33 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án cả năm Lịch sử lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế kỉ XVI – XVII
- Hoạt động buôn bán của các thành thị đó nói lên kinh tế nước ta thời đó như thế nào ?
- Giáo viên kết luận ( SGV – trang 49 )
- Hát
- Vài em trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh xác định vị trí của 3 thành thị trên bản đồ.
- Học sinh đọc sách giáo khoa
- Học sinh tự điền trên phiếu
- Một số em mô tả lại các thành thị
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh thảo luận và trả lời
- Thành thị nước ta tập trung đông người quy mô hoạt động buôn bán rộng lớn sầm uất.
- Sự phát triển của thành thị phản ánh nông nghiệp và thủ công nghiệp phát triển mạnh
D. Hoạt động nối tiếp :
- Em hãy mô tả lại một thành thị của nước ta ở thế kỉ XVI – XVII.
Thứ năm, ngày 30 tháng 3 năm 2006
Lịch sử
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
A. Mục tiêu
Học xong bài này học sinh biết
- Trình bày sơ lược diễn biến cuộc tiến công ra Bắc diệt chính quyền họ Trịnh của nghĩa quân Tây Sơn.
- Việc nghĩa quân Tây Sơn làm chủ được Thăng Long có nghĩa là về cơ bản đã thống nhất được đất nước chấm dứt thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh.
B. Đồ dùng dạy học
- Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : em hãy mô tả lại một số thành thị của nước ta ở thế kỉ XVI – XVII
III- Dạy bài mới
+ HĐ1: Làm việc cả lớp
- Giáo viên treo lược đồ
- Trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long
+ HĐ2: Trò chơi đóng vai
- GV kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân Tây Sơn
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời:
* Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào?
* Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra như thế nào?
- GV nhận xét và bổ xung
- Cho HS đóng vai theo nội dung SGK từ đầu đến đoạn quân Tây Sơn
- Nhận xét và bổ xung
+ HĐ3: Làm việc cả lớp
- Đặt câu hỏi để học sinh trả lời
- ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long
- Giáo viên kết luận
- Hát
- Vài em trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh theo dõi và quan sát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Hai học sinh đọc sách giáo khoa
- Chúa Trịnh đứng ngồi không yên, quan tướng sợ hãi lo cất giấu của cải, đưa vợ con đi chốn
- Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó. Chúa Trịnh bỏ chạy bị dân bắt chói nộp cho quân Tây Sơn
- Học sinh chia nhóm phân vai và tập đóng vai.
- Học sinh nêu ( SGK trang 60 )
D. Hoạt động nối tiếp :
- Trình bày kết quả của việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
Thứ năm, ngày 6 tháng 4 năm 2006
Lịch sử
Quang Trung đại phá quân Thanh ( năm 1789 )
A. Mục tiêu
Học xong bài này học sinh biết
- Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ
Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài chí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh
- Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây Sơn
B. Đồ dùng dạy học
- Phóng to lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789
- Phiếu học tập của học sinh
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : nêu kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long ?
III- Dạy bài mới
- Giáo viên trình bày nguyên nhân việc -Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh.
+ HĐ1: Làm việc cá nhân
- Giáo viên đưa ra các mốc thời gian
* Ngày 20 tháng chạp năm mậu thân ( 1789 )...
* Đêm mùng 3 tết Kỉ Dậu ( 1789 ) ....
* Mờ sáng ngày mùng 5...
- Giáo viên nêu yêu cầu điền các sự kiện chính tiếp vào đoạn ( ... ) co phù hợp với mốc thời gian
- Giáo viên phát phiếu và cho học sinh điền
- Gọi một số học sinh thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh
+ HĐ2: Làm việc cả lớp
- Hướng dẫn để học sinh thấy tài nghệ quân sự của Quang Trung trong cuộc đại phá quân Thanh
- Chốt lại mùng 5 tết ở gò Đống Đa nhân dân lại tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ...
- Hát
- Vài học sinh trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh theo dõi và điền phiếu
- Quang Trung chỉ huy quân ra đến Tam Điệp và cho ăn tết trước rồi chia thành 5 đạo tiến ra Thăng Long
- Quân ta kéo sát đồn Hà Hồi, vây kín đồn và bắc loa gọi quân địch hoảng sợ xin hàng
- Quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, cuộc chiến diễn ra rất ác liệt quân giặc chết nhiều vô kể, Ngọc Hồi bị mất. Tiếp đó quân ta đánh vào đồn Đống Đa tướng giặc thắt cổ tự tử quân ta toàn thắng
- Một số học sinh thuật lại diễn biến
- Học sinh lắng nghe
- Vài em đọc ghi nhớ
D. Hoạt động nối tiếp :
- Hàng năm cứ đến mùng 5 tết ở gò Đống Đa ( Hà nội ) nhân dân ta làm gì ?
Thứ năm ngày 13 tháng 4 năm 2006
Lịch sử
Những chính sách về kinh tế và văn hoá của Vua Quang Trung
A. Mục tiêu:
Học sinh biết ;
- Kể được một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung
- Tác dụng của các chính sách đó
B. Đồ dùng dạy học:
- Thư Quang Trung gửi cho Nguyễn Thiếp
C. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức:
II- Kiểm tra: Thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá Quân Thanh
III- Dạy bài mới:
+ HĐ1: Thảo luận nhóm:
- GV tóm tắt kinh tế nước ta thời Trịnh – Nguyễn
- Phân nhóm và thảo luận câu hỏi:
- Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó?
- Gọi các nhóm báo cáo
- GV kết luận: Vua QT ban hành “ chiếu khuyến nông ”, đúc tiền mới, yêu cầu nhà thanh mở cửa biên gới cho dân tự do trao đổi hàng hoá, mở cửa biển cho thuyền nước ngoài vào buôn bán
+ HĐ2; Làm việc cả lớp
- GV trình bày việc vua coi trọng chữ Nôm và ban bố “ chiếu lập học” và hỏi
- Tại sao vua Quang Trung lại coi trọng chữ Nôm?
- Em hiểu câu “ Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào?
- GV kết luận
+ HĐ3: Làm việc cả lớp
- GV trình bày sự dang dở của các công việc mà vua QT đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với vua QT
- Gọi vài HS đọc ghi nhớ
- Hát
- Vài em trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- HS lắng nghe
- Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
- Ban chiếu khuyến nông để dân về quê cũ cày cấy. Mở cửa biên giới tự do trao đổi hàng hoá. Mở cửa cho thuyền ...
- Học sinh lắng nghe
- Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
- Chữ Nôm là chữ của dân tộc. Việc vua Quang trung đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc. Đất nước muốn phát triển cần phải đề cao dân trí, coi trọng việc học hành
- Học sinh lắng nghe
D. Hoạt động nối tiếp:
- Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế?
- Nhận xét giờ học
Thứ năm ngày 20 tháng 4 năm 2006
Lịch sử
Nhà Nguyễn thành lập
A. Mục tiêu:
Học song bài này HS biết:
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn
- Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chựt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình
B. Đồ dùng dạy học
- Một số điều luật của Bộ luật Gia Long ( nói về sự tập trung quyền hành và những hình phạt đối với mọi hành động phản kháng nhà Nguyễn )
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra:Vua Quang Trung đã có những chính sách nhằm phát triển kinh tế văn hoá của đất nước như thế nào?
III- Dạy bài mới:
+ HĐ1: Làm việc cả lớp
- Cho HS đọc SGK và thảo luận câu hỏi
- Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Giáo viên nhận xét và kết luận
- Nguyễn ánh lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Gia Long chọn Huế là kinh đô. Từ năm 1802 đến năm 1858 nhà Nguyễn trải qua 4 đời vua : Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
+ HĐ2: Thảo luận nhóm
- Cho các nhóm đọc sách giáo khoa và thảo luận
- Nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc nào để bảo vệ ngai vàng của vua
- Các nhóm cử người báo cáo kết quả
- Giáo viên nhận xét và kết luận
- Các vua nhà Nguyễn đã dùng mọi biện pháp thâu tóm quyền hành vào tay mình
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Hát
- Vài em trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời
Sau khi vua Quang Trung mất lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu Nguyễn ánh đã đem quân tấn công và lật đổ nhà Tây Sơn.
- Học sinh lắng nghe
- Các nhóm đọc sách và thảo luận
- Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách : không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng... để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình.
D. Hoạt động nối tiếp :
- Học xong bài này em cần ghi nhớ gì ?
- Nhận xét và đánh giá giờ học.
Thứ năm, ngày 27 tháng 4 năm 2006
Lịch sử
Kinh thành Huế
A. Mục tiêu :
Học sinh biết :
- Sơ lược về quá trình xây dựng : sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế
- Tự hào vì Huế được công nhận là một di sản văn hoá thế giới.
B. Đồ dùng dạy học
- Hình trong sách giáo khoa phóng to
- Một số hình ảnh về kinh thành và lăng tẩm ở Huế
- Phiếu học tập
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I- Tổ chức
II- Kiểm tra : nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ? Trải qua mấy đời vua.
III- Dạy bài mới
- Giáo viên trình bày quá trình ra đời của kinh đô Huế
+ HĐ1: Làm việc cả lớp
- Cho học sinh đọc sách giáo khoa
- Mô tả lại sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế
- Nhận xét và bổ xung
+ HĐ2: Thảo luận nhóm
- Cho học sinh quan sát tranh ảnh
- Yêu cầu học sinh thảo luận về những nét đẹp của công trình ( dựa vào SGK )
- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày
- Giáo viên hệ thống để học sinh nhận thức được sự đồ sộ và vẻ đẹp của các cung điện, lăng tẩm ở kinh thành Huế
- Giáo viên kết luận : kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11 tháng 12 năm 1993 UNESCO đã công nhận Huế là một di sản văn hoá thế giới.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Hát
- Vài em trả lời
- Nhận xét và bổ xung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc sách giáo khoa
- Vài em mô tả lại quá trình xây dựng kinh thành Huế ( dựa SGK )
- Học sinh quan sát tranh ảnh
- Học sinh nêu
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Vài em đọc ghi nhớ
D. Hoạt động nối tiếp :
- Học xong bài này em cần ghi nhớ gì ?
- Đánh giá và nhận xét giờ học.
Thứ năm, ngày 4 tháng 5 năm 2006
Lịch sử
Tổng kết ôn tập
Mục tiêu
File đính kèm:
- Lich su 4.doc