I. MỤC TIÊU:
- Biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài: Tập tễnh, khấp khểnh, gầm giường, lẩm bẩm, ngắm đi ngắm lại
- Biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Cậu bé ngốc nghếch, đi nhầm hai chiếc giày ở hai đôi cao thấp khác nhau lại đổ tại chân mình bên ngắn, bên dài, đổ tại đường khấp khểnh. Khi có người bảo về đổi giày, cậu cứ ngắm mãi đôi giày ở nhà và phàn nàn đôi giày này chiếc cao, chiếc thấp
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Buổi 2 Tuần 8 Lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009
Tập đọc
Luyện đọc bài: Đổi giày
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Đọc đúng các từ ngữ khó trong bài: Tập tễnh, khấp khểnh, gầm giường, lẩm bẩm, ngắm đi ngắm lại…
- Biết đọc phân biệt lời kể và lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Cậu bé ngốc nghếch, đi nhầm hai chiếc giày ở hai đôi cao thấp khác nhau lại đổ tại chân mình bên ngắn, bên dài, đổ tại đường khấp khểnh. Khi có người bảo về đổi giày, cậu cứ ngắm mãi đôi giày ở nhà và phàn nàn đôi giày này chiếc cao, chiếc thấp
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Bangr phụ viết nội dung cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài, ghi bảng: 2 HS nhắc lại tên bài.
2. Luyện đọc:
* GV đọc mẫu toàn bài 1 lần – 1 HS khá đọc.
* GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ khó trong bài.
* Y/c HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- GV giới thiệu các câu cần luyện giọng, cho HS tìm cách đọc, thống nhất cách đọc và cho cả lớp cùng đọc. GV kết hợp y/c HS giải nghĩa từ khó trong đoạn.
* Đọc từng đoạn trong nhóm
*Cho các nhóm thi đọc.
3. Tìm hiểu bài:
- GV cho HS đọc thành tiếng và đọc thầm từng đoạn rồi trả lời các câu hoit trong SGK.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.
4. Củng cố, dặn dò:
- H: Hãy nêu lại các chi tiết buồn cười trong truyện vui Đổi giày?
- Nhận xét giờ – Dặn HS về đọc lại bài.
****************************************
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Củng cố các công thức cộng qua 10.
- Rèn kĩ năng cộng qua 10.
- Củng cố kiến thức về giải toán, nhận dạng hình.
II. Đồ dùng dạy học: Vở luyện Toán 2 tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 1HS lên bảng chữa bài 3.
- GV nhận xét, ghi điểm .
2. Bài tập ở lớp:
*Bài 1:
- 2HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở - 1HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp nêu kết quả nhẩm rồi nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài .
*Bài 2:
- Gọi 2HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở - 3HS lên bảng làm bài.
- HS nhận xét, so sánh từng cặp tính.
- GV nhận xét, chữa bài.
*Bài 3:
- Hướng dẫn HS dựa vào tóm tắt bài toán và trả lời câu hỏi :
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài vào vở - 1HS lên bảng trình bày bài giải .
- HS dưới lớp đọc bài giải rồi nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài,chốt lại bài giải đúng.
- HS đổi vở kiểm tra chéo nhau, nhận xét.
*Bài 4:
- 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở.
- 2HS lên bảng làm bài, mỗi em làm một phần.
- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV chấm một số bài, nhận xét.
- Dặn HS về nhà làm hoàn thành các bài tập.
******************************************************************
Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2009
Luyện từ và câu
Luyện tập: Từ chỉ hoạt động, trạng thái
I. Mục tiêu:
- Cung cấp thêm cho HS một số từ chỉ hoạt động, trạng thái.
- HS biết cách đặt dấu phẩy vào đúng vị trí trong câu văn.
II. Đồ dùng dạy học: Nội dung bài luyện tập; giấy khổ A4 – Vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài 1: Hãy gạch dưới những từ chỉ hoạt động của loài vật trong các câu sau:
- Con bò gặm cỏ.
- Con ngựa kéo xe.
- Con le le bắt cá.
- Con tằm nhả tơ.
+ GV gọi 2 HS nêu y/c bài.
+ Yêu cầu HS làm vào vở – Gọi 4 HS lên bảng, mỗi em làm 1 câu.
+ Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.
*Bài 2: Gạch dưới những từ chỉ trạng thái của sự vật trong những câu sau:
- Trăng rằm toả ánh sáng dịu mát khắp nơi nơi.
- Bóng tre trùm mát rượi làng quê.
- Những bóng đèn soi cá sáng rực len như sao sa ngoài biển.
+ GV tiến hành tương tự bài 1
*Bài 3: Hãy ghi dấu + vào ô trống trước câu đặt dấu phẩy đúng, ghi dấu – vào ô trống trước câu đặt dấu phẩy sai:
a. a. Trên sân trường các bạn nam, đá cầu các bạn nữ, nhảy dây.
b. Trong lớp, chúng em chăm chú nge giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài.
c. Bạn Hà học giỏi môn toán học khá môn Tiếng Việt học trung bình môn Tiếng Anh.
d. Đi đâu mà, vội mà vàng
Mà vấp phải đá, mà quàng, phải dây.
+ Gọi HS nêu y/c bài – Lớp thảo luận theo nhóm 2, làm bài vào giấy A4,
+ Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày – Các nhóm khác nhậ xét, bổ sung.
+ Cả lớp và GV chữa bài.
2. Củng cố, dặn dò:
- Gọi vài HS đọc lại những từ chỉ hoạt động trong bài
- Nhận xét giờ – Dặn HS về ôn bài.
*****************************************
Hoạt động tập thể
Vệ sinh môi trường
I.Mục tiêu:
- Giúp cho học sinh thấy được sự cần thiết của việc giữ vệ sinh môi trường.
- Thực hành giữ cho môi trường được trong sạch và không bị ô nhiễm.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hai học sinh lên bảng trả lời câu hỏi sau :
+ Muốn cho môi trường được sạch sẽ em phải làm gì?
+ Muốn cho không khí trong lành ta phải làm gi?
- Gọi học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm
- Giáo viên chia lớp thành nhóm 4 vầ thảo luận theo các câu hỏi:
+ ở địa phương em rác được sử lý như thế nào?
+ Em đã thực hiện giữ sạch vệ sinh môi trường chưa?
- Đại diện các nhóm lên trình bày nội dung phần thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Nhắc học sinh giữ vệ sinh môi trường.
******************************************************************
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
Tự nhiên và xã hội
Thực hành bài: ăn uống sạch sẽ.
I. Mục tiêu: Luyện cho HS hiểu:
- Phải làm gì để thực hiện ăn uống sạch sẽ.
- Ăn uống sạch sẽ đề phòng được nhiều bệnh nhất là bệnh đường ruột
II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn HS làm bài tập ở vở TNXH
*Bài 1: HS đọc đầu bài và nêu y/c của bài.
- Cho HS nhìn hình vẽ và viết chữ a hoặc b, c, d, e vào dưới mỗi hình cho phù hợp với lời ghi chú.
- Hình 1 điền c, hình 2 điền e, hình 3 điền d, hình 4 điền b, hình 5 điền a.
- 2 HS đọc đề bài và yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài và chữa bài.
- HS nhận xét, GV nhận xét đánh giá.
*Bài 2: Đánh dấu X vào dưới hình vẽ những thức ăn và nước uống không sạch.
- 2 HS đọc đề bài và nêu y/c bài tập
- HS quan sát tranh vẽ
- HS làm bài vào vở
- HS lên bảng chữa bài- Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét, chữa bài.
2. Củng cố- dặn dò: Nhận xét giờ học. Dặn HS về ôn bài.
******************************************************************
Thứ bảy ngày 17 tháng 10 năm 2009.
Toán
Luyện tập: Phép cộng có tổng bằng 100.
I.Mục tiêu: Luyện cho HS:
- Tự thực hiện phép cộng (nhẩm hoặc viết) có nhớ có tổng bằng 100.
- Vận dụng phép cộng có tổng bằng 100 khi làm tính hoặc giải toán.
II. Đồ dùng dạy học: Vở luyện Toán 2 tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
- 1HS lên bảng chữa bài 3.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài tập ở lớp:
*Bài 1:
- 2HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở - 2HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
*Bài 2:
- GV hỏi HS yêu cầu bài tập và làm rõ yêu cầu.
- HS tự làm bài vào vở - 3HS lên bảng làm bài.
- HS dưới lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
- HS đổi vở kiểm tra chéo nhau rồi nhận xét.
*Bài 3:
- 2HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS dựa vào tóm tắt bài toán trả lời câu hỏi:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- HS làm bài vào vở - 1HS lên bảng trình bày bài giải.
- HS dưới lớp đọc bài giải rồi nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - Dặn dò:
- GV chấm bài, nhận xét giờ học.
*****************************************
Tập làm văn
Luyện tập: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị .
Kể ngắn theo câu hỏi.
I.Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng nghe và nói :
- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Biết trả lời câu hỏi về thầy cô giáo lớp 1.
2. Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học: Vở buổi 2.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ: 1HS lên bảng chữa bài 4.
- GV nhận xét, ghi điểm .
2. Bài tập ở lớp :
*Bài 1: Tập nói những câu mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị.
- 2HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV nêu các tình huống – HS tập nói theo nhóm.
- HS nói trước lớp – HS khác nhận xét.
- GV và cả lớp nhận xét, chữa bài.
* Bài 2: Tập kể theo câu hỏi.
- 2HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập.
- HS luyện nói ở nhóm, mỗi HS nói một lần trước nhóm.
- HS trong nhóm nhận xét, góp ý kiến.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, góp ý kiến.
* Luyện viết: Dựa vào câu trả lời, em hãy viết một đoạn khoảng 4-5 câu.
- HS làm bài vào vở.
- HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài .
3. Củng cố – dặn dò:
- GV chấm một số bài, nhận xét – Nhận xét giờ. Dặn HS về ôn bài.
****************************************
Âm nhạc
Ôn tập 3 bài hát : Thật là hay, Xòe hoa, Múa vui.
I. Mục tiêu:
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Biết hát kết hợp với gõ đệm hoặc vận động phụ họa
II. Đồ dùng dạy học: Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc và máy nghe.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Ôn tập 3 bài hát.
*Ôn tập bài hát Thật là hay.
- Hát tập thể .
- Hát kết hợp múa hoặc vận động phụ họa.
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Hát thầm, tay gõ theo tiết tấu lời ca.
*Ôn tập bài hát Xòe hoa.
- Hát kết hợp động tác múa đơn giản.
- Hát thầm, tay gõ theo tiết tấu lời ca.
*Ôn tập bài hát Múa vui.
- Hát kết hợp với múa.
2. Hoạt động 2: Nghe nhạc
- GV cho HS nghe băng nhạc trích đoạn nhạc không lời.
3. Kết thúc tiết học: Cả lớp hát bài Thật là hay.
******************************************************************
Ban giám hiệu kí duyệt:
File đính kèm:
- BUOI 2 TUAN 8 Lop 2.doc