NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I. MỤC TIÊU:
- Đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu ND: Tấm lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa phóng to
- Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc
- Một số con vật nặn bằng bột.
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án buổi 1 các môn Lớp 2 Tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững nội dung đã học về chủ đề Tự nhiên để đi hỏi nhóm bạn.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo 3 nhiệm vụ giáo viên đã giao:
+ Thi đua trang trí và sắp xếp các sản phẩm cho đẹp mang tính khoa học.
+ Tập trình bày, giải thích về các sản phẩm mà nhóm có.
+ Bàn nhau để đưa ra các câu hỏi, khi đi thăm khu vực triển lãm của các nhóm bạn.
- Mồi nhóm cử ra một bạn vào ban giám khảo.
- Ban giám khảo cùng giáo viên đi đến khu vực trưng bày của từng nhóm và chấm điểm.
- Giáo viên có thể đưa ra những tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý:
+ Nội dung trưng bày đầy đủ, phong phú phản ánh các bài đã học:
+ Học sinh trình bày ngắn, gọn, đủ ý.
+ Trả lời đúng các câu hỏi ban giám khảo nêu ra.
- Các học sinh khác theo dõi việc làm của ban giám khảo và cách trình bày, bảo vệ của các nhóm bạn và các em có thể đưa ra ý kiến nhận xét của mình.
- Giáo viên sẽ là người đánh giá nhận xét cuối cùng khi kết thúc hoạt động này.
- GV tuyên dương những nhóm thực hiện tốt.
b. Hoạt động 2: Trò chơi “ Du hành vũ trụ”
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về Mặt Trời.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về Mặt Trăng.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về các vì sao.
- Giáo viên phát cho học sinh một kịch bản để tham khảo, học sinh có quyền sáng tạo riêng dựa trên kiến thức đã học.
*Một số gợi ý:
+ Cảnh 1: Hai học sinh ngồi trên tàu vũ trụ nhìn ra ngoài, phía xa có Mặt Trăng.
HS 1: Nhìn kìa, chúng ta đang đến gần một vật trông như quả bóng khổng lồ.
HS 2: A! Mặt Trăng đấy!
+ Cảnh 2: Con tàu đưa 2 học sinh đến gần Mặt Trăng hơn.
*Mặt Trăng: Chào các bạn, mời các bạn xuống chơi
*HS 1: Chào bạn nhưng bạn có nóng như Mặt Trời không?
*Mặt Trăng: Các bạn đừng lo, tôi không tự phát ra ánh sáng và cũng không toả ra được sức nóng giống như Mặt Trời đâu.`
*HS 2: Thế sao nhìn từ Trái Đất tôi thấy bạn sáng thế?
*Mặt Trăng: Bạn hãy chơi trò chơi “Tại sao trăng sáng”. Bạn sẽ tự trả lời được câu hỏi đó. Chúc các bạn vui vẻ.
- Dựa vào hướng dẫn, các nhóm sẽ phân vai và hội ý về lời thoại để đóng vai.
- Các nhóm lần lượt trình bày trước lớp, giáo viên khen sự sáng tạo của học sinh.
3. Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học.
TẬP VIẾT
ÔN CÁC CHỮ HOA A, M, N, Q, V (KIỂU 2)
I. MỤC TIÊU:
Viết đúng các chữ hoa kiểu 2: A, M, N, Q, V (mỗi chữ 1 dòng); viết đúng các tên riêng có chữ hoa kiểu 2: Việt Nam, Nguyễn Ai Quốc, Hồ Chí Minh (mỗi tên riêng 1 dòng)
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- Mẫu chữ A, M, N, Q, V hoa (kiểu 2) đặt trong khung chữ, có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ.
- Viết mẫu các cụm từ ứng dụng lên bảng.
- Vở tập viết 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra học sinh viết
- Gọi học sinh lên viết chữ V hoa và cụm từ ứng dụng Việt Nam thân yêu
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới : Giới thiệu bài.
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa
*Quan sát chữ mẫu:
- Yêu cầu học sinh quan sát và nói lại quy trình viết các chữ hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2).
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên có thể nêu lại quy trình viết các chữ hoa như đã viết cụ thể ở từng bài.
*Viết bảng:
- Yêu cầu học sinh viết chữ hoa A, M, N, Q, V
(kiểu 2) vào nháp.
- Giáo viên nhận xét, sửa lỗi.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
*Giới thiệu cụm từ ứng dụng.
- Yêu cầu học sinh đọc các cụm từ ứng dụng:
*Việt Nam, Nguyễn Ai Quốc, Hồ Chí Minh.
- Nhận xét gì về các cụm từ ứng dụng?
- GV giải thích thêm về các tên của Bác Hồ.
*Quan sát và nhận xét.
- So sánh chiều cao của các chữ hoa với chữ thường.
- Giáo viên nhận xét.
*Viết bảng:
- Yêu cầu học sinh viết.
c. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vào vở
- Yêu cầu học sinh lần lượt viết vào vở.
+ Mỗi chữ cái viết một dòng, cỡ nhỏ.
+ Mỗi từ ngữ ứng dụng viết 1 dòng cỡ nhỏ.
- Giáo viên theo dõi uốn nắn chú ý cách cầm bút viết, tư thế viết.
- Thu và chấm 1 số bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tuyên dương.
- 2 em lên bảng viết, dưới lớp viết vào vở nháp.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu nhận xét, quy trình viết các chữ hoa như đã hướng dẫn ở các tiết trước.
- Nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi.
- Học sinh viết the hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh đọc nối tiếp.
*Đều là các từ chỉ tên riêng.
- Học sinh nghe và ghi nhớ.
*Chữ hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2) đều cao 2 ly rưỡi, chữ g, h cao 2 ly rưỡi, các chữ còn lại cao 1ly.
- 5 em lên bảng viết
- Học sinh viết bài theo yêu cầu của giáo viên.
Thứ sáu ngày 25 tháng 4 năm 2014
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ TRÁI NGHĨA. TỪ CHỈ NGHỀ NGHIỆP
I. MỤC TIÊU:
- Dựa vào bài: Đàn bê của anh Hồ Giáo, tìm được các từ trái nghĩa điền vào chỗ trống trong bảng (BT1); nêu được từ trái nghĩa với từ cho trước (BT2).
- Nêu được ý thích hợp về công việc (cột B) phù hợp với từ chỉ nghề nghiệp
(cột A) – BT3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- Bài tập 1, 3 viết vào giấy to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng lần lượt đặt câu ở bài tập trước.
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
a. Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
*Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài
- Gọi HS đọc lại bài Đàn bê của anh Hồ Giáo.
- Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng. Gọi học sinh lên bảng làm.
- Chữa bài, cho điểm học sinh.
- Tìm những từ khác, ngoài bài trái nghĩa với từ: Rụt rè, nhỏ nhẹ, từ tốn.
*Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Cho học sinh thực hành hỏi đáp theo cặp. Sau đó gọi một số cặp trình bày trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
*Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Dán 2 tờ giấy có ghi tên đề bài lên bảng.
- Chia lớp thành 2 nhóm, tổ chức cho học sinh làm bài theo hình thức nối tiếp. Mỗi học sinh chỉ được nối 1 ô. Sau 5 phút nhóm nào xong trước và đúng sẽ thắng.
- Gọi HS nhận xét bài từng nhóm và chốt lời giải đúng
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học - Dặn HS về tập đặt câu
- 3 em lên làm bài.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- 1 học sinh đọc.
- 1 học sinh đọc.
- 2 học sinh lên bảng
- Học sinh tìm và đọc
+ Bạo dạn, táo bạo
+ Ngấu nghiến, hùng hục.
*Hãy giải nghĩa từng từ dưới đây bằng từ trái nghĩa với nó.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Học sinh lên bảng làm theo hình thức nối tiếp.
TOÁN
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. MỤC TIÊU:
- Biết tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng
2. Hướng dẫn ôn tập:
*Bài 1:
- Nêu yêu cầu của bài tập và cho học sinh tự làm bài, sau đó gọi học sinh nêu cách tính độ dài đường gấp khúc và báo cáo kết quả.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
*Bài 2:
- Nêu yêu cầu của bài và cho học sinh tự làm bài.
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính.
- Nhận xét bài và cho điểm học sinh.
*Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi của hình tứ giác, sau đó thực hành tính.
- Các cạnh của hình tứ giác này có đặc điểm gì?
- Vậy chúng ta có thể tính chu vi hình tứ giác này theo cách nào nữa?
- Chữa bài, cho điểm học sinh.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh nghe ghi nhớ
- 1 Học sinh nêu yêu cầu.
- 1 học sinh lên bảng làm bài.
- Đọc tên hình theo yêu cầu.
- 1 học sinh đọc đề.
- 1 HS nêu cách tính và tính.
1 HS đọc đề bài.
Một số HS nêu.
*Chu vi hình tứ giác đó là:
5 + 5 + 5 + 5 = 20 (cm)
Đáp số : 20cm
*Các cạnh bằng nhau.
TẬP LÀM VĂN
KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU:
Dựa vào các câu hỏi gợi ý, kể được một vài nét về nghề nghiệp của người thân (BT1)
Biết viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- Tranh minh hoạ của tiết luyện từ và câu tuần 33.
- Tranh một số nghề nghiệp khác.
- Bảng ghi sẵn các câu hỏi gợi ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 5 học sinh lên đọc đoạn văn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh làm tốt.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
*Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
Giáo viên treo tranh đã sưu tầm để học sinh định hình nghề nghiệp, công việc.
Gọi học sinh tập nói. Nhắc nhở học sinh phải nói
rõ 3 ý để người khác nghe và biết được nghề nghiệp, công việc và ích lợi của công việc đó.
Sau mỗi học sinh nói giáo viên gọi 1 học sinh khác và hỏi: Em biết gì về bố (mẹ, chú, anh, chị...) của bạn?
- Giáo viên sửa câu cho học sinh nếu sai.
- Cho điểm những học sinh nói tốt.
*Bài 2:
- Giáo viên nêu yêu cầu và để học sinh tự viết.
- Gọi học sinh đọc bài của mình.
- Gọi học sinh nhận xét bài của bạn.
- Cho điểm những bài viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- 5 em đọc bài của mình.
- 1 HS đọc yêu cầu và câu hỏi gợi ý, cả lớp theo dõi trong SGK
- Học sinh quan sát và trả lời
- Một số học sinh kể.
- Học sinh trình bày lại theo ý bạn nói.
- HS viết vào vở.
- Một số HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét bài của bạn.
SINH HOẠT LỚP
1. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
* Tổ chức cho học sinh vui văn nghệ nói chủ điểm đất nước, Bác Hồ.
* Nhận xét chung các hoạt động.
- Về chuyên cần.
- Vệ sinh trường, lớp, thân thể.
- Nề nếp chào hỏi thầy cô giáo và những người lớn tuổi.
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục ca múa.
- Nề nếp học tập.
2. Nhắc nhở HS công việc tuần tới:
- Duy trì nề nếp.
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước, biết ơn Bác Hồ.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà. Tiếp tục trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
- Nhắc nhở HS phòng chống dịch sởi và bệnh thủy đậu.
- Thi đua “Rèn chữ giữ vở”.
- Học thuộc bài và làm bài đầy đủ. Có đầy đủ đồ dùng học tập.
- Tự quản và truy bài 15 phút đầu giờ.
- Hướng dẫn học bài, ôn tập chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
- Nhắc nhở HS giỏi kèm HS yếu.
BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT
File đính kèm:
- Giao an cac mon buoi 1 tuan 34.doc