I. MỤC TIÊU:
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu ND: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như Cá Sấu không bao giờ có bạn. (trả lời được CH 1, 2,
3, 5)
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:
- Tranh minh họa bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1844 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án buổi 1 các môn Lớp 2 Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h viết chữ T và chữ Thẳng, cụm từ ứng dụng Thẳng như ruột ngựa
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài
a. Hướng dẫn viết chữ U ,Ư hoa
*Quan sát, nhận xét:
- Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn chữ U.
- Yêu cầu học sinh quan sát chữ U và hỏi
+ Chữ U hoa cao mấy li?
+ Gồm mấy nét là những nét nào?
+ Điểm đặt bút của nét thứ nhất nằm ở vị trí nào?
+ Điểm dừng bút của nét này nằm ở đâu?
+ Hãy tìm điểm đặt bút và dừng bút của nét móc ngược phải?
- Giáo viên giảng lại quy trình viết, vừa giảng vừa viết mẫu vào khung chữ.
- Yêu cầu học sinh so sánh chữ U hoa và chữ Ư?
- Yêu cầu học sinh luyện viết chữ U, Ư trong không trung, sau đó viết vào nháp.
b. Hướng dẫn viết cụm từ
*Giới thiệu cụm từ:
- Yêu cầu học sinh mở vở tập viết đọc cụm từ ứng dụng: Ươm cây gây rừng
- Giảng: Ươm cây gây rừng là công việc mà tất cả mọi người cần tham gia để bảo vệ môi trường, chống hạn hán và lũ lụt.
*Quan sát và nhận xét:
- Giáo viên hỏi:
+ Cụm từ có mấy chữ? là những chữ nào?
+ Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ U,Ư hoa và cao mấy li?
+ Các chữ còn lại cao mấy li?
+ Khi viết chữ Ươm ta viết nét nối giữa chữ Ư và ơ như thế nào?
- Yêu cầu học sinh viết chữ: Ươm vào nháp.
- Giáo viên nhận xét, uốn nắn
c. Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
- Yêu cầu học sinh viết vào vở
- Giáo viên theo dõi, uốn nắn.
- Thu và chấm 10 bài
3. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng lên bảng viết.
- Lớp viết vở nháp.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
*Cao 5 li
*Gồm 2 nét lia nét móc hai đầu và nét móc ngược phải..
*Điểm đặt bút của nét móc hai đầu nằm trên đường kẻ dọc 6 và nằm giữa đường kẻ dọc 2 và 3.
*Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang hai, giữa đường kẻ dọc 2 và 3.
*Điểm đặt bút nằm tại giao điểm của đường kẻ 6 và đường kẻ ngang 5. Điểm dừng bút nằm trên đường kẻ ngang 2.
- Học sinh quan sát và ghi nhớ.
*Chữ Ư hoa chỉ khác chữ U hoa ở nét râu…
Viết vào nháp
Học sinh nghe và ghi nhớ.
+Cụm từ có 4 chữ…
Viết vào nháp
Học sinh viết theo yêu cầu
Thứ sáu ngày 15 háng 2 năm 2014
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được một số từ ngữ chỉ tên, đặc điểm của các loài vật. (BT 1, 2)
- Biết đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn. (BT 3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh minh họa trong bài.
- Thẻ từ có ghi các đặc điểm và tên con vật.
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 2, 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng thực hành hỏi đáp theo mẫu “...như thế nào?”
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài
a. Hướng dẫn chọn tên con vật phù hợp với đặc điểm.
*Bài 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- Treo bức tranh minh họa và yêu cầu học sinh quan sát tranh.
- Tranh minh họa hình ảnh của các con vật nào?
- Hãy đọc các từ chỉ đặc điểm mà bài đưa ra.
- Gọi 3 học sinh lên bảng, nhận thẻ từ và gắn vào tên từng con vật với đúng đặc điểm của nó.
- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương
*Bài 2:
- Gọi học sinh đọc đề bài tập 2
- Bài tập này có gì khác với bài tập 1?
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp đôi để làm bài tập.
- Gọi 1 số học sinh đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, cho điểm học sinh và nêu đáp án:
a. Dữ như hổ ( cọp ): chỉ người nóng tính, dữ tợn.
b. Nhát như thỏ: chỉ người nhút nhát.
c. Khỏe như voi: khen người có sức khỏe tốt.
d. Nhanh như sóc: khen người nhanh nhẹn.
- Tổ chức hoạt động nối tiếp theo chủ đề: Tìm thành ngữ có tên các con vật.
*Ví dụ : Chậm như rùa. Chậm như sên. Hót như khướu. Nói như vẹt. Nhanh như cắt. Buồn như chấu cắn. Nhát như cáy. Khỏe như trâu. Ngu như bò. Hiền như nai...
- Yêu cầu cả lớp đọc tất cả các thành ngữ vừa tìm được.
b. Hướng dẫn điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống.
*Bài tập 3:
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi học sinh đọc đoạn văn trong bài.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó chữa bài.
- Gọi học sinh đọc lại bài vừa làm.
- Khi nào phải dùng dấu chấm?
3. Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- 2 em thực hành hỏi - đáp.
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Học sinh đọc
- Học sinh quan sát tranh.
*Tranh vẽ: cáo, gấu trắng, thỏ, sóc, nai, hổ.
- Cả lớp đọc.
- 3 học sinh lên bảng làm, học sinh dưới lớp làm vào vở
- 1 em đọc đề bài.
*Bài tập 2 yêu cầu tìm con vật tương ứng với đặc điểm được đưa ra.
- Từng cặp làm bài tập.
- Mỗi học sinh đọc 1 câu
- Hoạt động theo lớp, nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Cả lớp đọc
*Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống.
- HS đọc.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS nx
- 2, 3 HS đọc lại bài của mình
*Khi viết hết câu ta phải ghi dấu chấm.
TOÁN
BẢNG CHIA 5
I. MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện phép chia 5.
- Lập được bảng chia 5.
- Nhớ được bảng chia 5.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5)
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 hình tròn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng:
+ àm bài tập 3 của tiết 115.
+ ọc thuộc lòng bảng nhân 5.
- Giáo viên nhận xét và ghi điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài
a. Lập bảng chia 5.
- Giáo viên gắn lên bảng 4 tấm bìa có 5 chấm tròn, sau đó nêu bài toán: Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có mấy chấm tròn?
- Hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số chấm tròn có trong cả 4 tấm bìa
- Nêu bài toán: Trên các tấm bìa có tất cả 20 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa?
- Hãy đọc phép tính thích hợp để tìm số tấm bìa mà bài toán yêu cầu
- Giáo viên viết lên bảng phép tính:
20 : 5 = 4 và yêu cầu học sinh đọc phép tính này.
- Tiến hành tương tự với 1 vài phép tính khác .
b. Học thuộc lòng bảng chia 5.
- Yêu cầu học sinh đọc bảng chia 5 vừa xây dựng được. Giáo viên xóa dần kết quả học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh tìm điểm chung của các phép tính chia trong bảng chia 5
- Có nhận xét gì về kết quả của các phép chia trong bảng chia 5.
- Giáo viên chỉ vào các số đem chia cho 5, yêu cầu học sinh đọc
- Đây chính là dãy số đếm thêm 5 bắt đầu từ số 5.
- Giáo viên chỉ bất kỳ 1 phép tính nào đó trong bảng để học sinh đọc.
- Gọi 1 số em luyện học thuộc tại lớp.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
c. Luyện tập thực hành
*Bài 1:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài.
- Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc tên các dòng trong bảng số.
- Muốn tính thương ta làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Giáo viên nhận xét sửa bài đưa ra kết quả đúng
*Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc đề
+ ài toán cho biết gì?
+ ài toán hỏi gì?
+ uốn biết mỗi tổ có mấy bạn chúng ta làm như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải bài toán . - Gọi học sinh nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Giáo viên nhận xét bài đưa ra đáp án đúng.
Tóm tắt
5 bình hoa :15 bông hoa
1 bình hoa : ….bông hoa?
Bài giải
Số bông hoa mỗi bình hoa có là:
15 : 5 = 3 (bông hoa)
Đáp số: 3 bông hoa
3. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta vừa học bài gì?
- 2 em lên bảng làm
- Lớp làm vào vở nháp
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Học sinh quan sát và phân tích câu hỏi của giáo viên và trả lời
*4 tấm bìa có 20 chấm tròn.
*Phép tính: 5 x 4= 20
- Phân tích bài toán, sau đó1 học sinh trả lời
*Có tất cả 4 tấm bìa
*Phép tính : 20 : 5 = 4
- Đọc cá nhân
- HS đọc
*Phép tính này đều có dạng một số chia cho 5.
*Các kết quả lần lượt là : 1 , 2 , … 10.
- Học sinh đọc
- 5 đến 7 em đọc.
- 1 em nêu yêu cầu của bài.
*Đọc: Số bị chia, số chia, thương.
*Ta lấy số bị chia chia cho số chia.
- 2 HS đọc
*Có 15 bông hoa chia thành 5 bình.
*Mỗi bình có mấy bông hoa?
*Chúng ta thực hiện phép chia
- 1 học sinh lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở.
- Hai em đọc bảng chia 5
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI PHỦ ĐỊNH. NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết đáp lời phủ định trong tình huống giao tiếp đơn giản
- Nghe kể, trả lời đúng câu hỏi về mẩu chuyện vui.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Chép bài tập 3 vào bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng thực hành đọc 2, 3 nội quy của nhà trường.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài.
b. Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi Vì sao?
- Giáo viên kể 1, 2 lần câu chuyện : Vì sao?
- Treo bảng phụ có các câu hỏi:
+ ruyện có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
+ ần đầu về quê chơi, cô bé thấy thế nào?
+ ô bé hỏi cậu anh họ điều gì?
+ ậu bé giải thích ra sao?
Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì?
- Gọi 1, 2 học sinh kể lại chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:
- Em đáp lại thế nào khi:
+ Một bạn hứa cho em mượn truyện, lại để quên ở nhà.
+ Em hỏi bạn mượn bút nhưng bạn lại không có.
- 2 em lên bảng đọc
- Học sinh nghe kể chuyện.
*Hai nhân vật là cô bé và cậu anh họ.
*Cô bé thấy mọi thứ đều lạ
*Sao con bò này không có sừng hả anh?
*Bò không có sừng vì bị gãy sừng. Có con còn non, chưa có sừng. Riêng con này không có sừng vì nó là... là con ngựa.
*Là con ngựa.
- 2 đến 4 em thực hành kể.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
SINH HOẠT LỚP
1. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
- Về chuyên cần sau nghỉ Tết Giáp Ngọ.
- Vệ sinh trường, lớp, thân thể.
- Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục ca múa.
- Nề nếp học tập.
2. Nhắc nhở HS công việc tuần tới:
- Duy trì nề nếp.
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
- Thi đua “Rèn chữ giữ vở”.
- Học thuộc bài và làm bài đầy đủ. Có đầy đủ đồ dùng học tập.
- Tự quản và truy bài 15 phút đầu giờ.
- Phân công HS giỏi kèm HS yếu.
- Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà.
- Có đầy đủ đồ dùng học tập.
- Tự quản 15 phút đầu giờ tốt.
- Phân công HS giỏi kèm HS yếu.
- Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà.
BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT:
File đính kèm:
- giao an cac mon buoi 1 lop 2 tuan 24(1).doc