I. MỤC TIÊU
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ ; đọc rành mạch được toàn bài.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời (trả lời được CH 1, 2, 4, 5)
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Tranh minh họa bài tập đọc.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án buổi 1 các môn Lớp 2 Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Biết tính giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính nhân và cộng hoặc trừ trong trường hợp đơn giản
- Biết giải bài toán có một phép nhân
- Biết tính độ dài đường gấp khúc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC :
Chuẩn bị hình vẽ các đường gấp khúc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: Đọc các bảng nhân 2, 3, 4, 5
- 2 HS đọc
- GV nhận xét
B. Bài mới :
*Giới thiệu bài :
Bài 1: Tính nhẩm
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả
- HS làm bài, nhiều HS nối tiếp nhau đọc kết quả.
2 x 6 = 12
2 x 8 = 16
3 x 6 = 18
3 x 8 = 24
4 x 6 = 24
4 x 8 = 32
5 x 6 = 30
5 x 8 = 40
Gọi HS nhận xét
GV nhận xét
GV củng cố bài
Bài 3 : Tính
- Yêu cầu HS nêu cách tính
- Thực hiện phép nhân trước, cộng trừ làm sau.
a) 5 x 5 + 6 = 25 + 6
= 31
b) 4 x 8 - 17 = 32 - 17
= 15
2 x 9 - 18 = 18 - 18
= 0
d) 3 x 7 + 29 = 21 + 29
= 50
Bài 4: Đọc đề toán
- 1 HS đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì?
- Mỗi đôi đũa có 2 chiếc
- Bài toán hỏi gì?
- 7 đôi đũa có nhiêu chiếc
- Yêu cầu HS nêu miệng tóm tắt và giải
Bài giải:
số chiếc đũa 7 đôi có là:
2 x 7 = 14 (chiếc đũa)
Đáp số : 14 chiếc đũa
Bài 5a : Đọc yêu cầu
- 1 HS đọc đề bài.
- Tính độ dài mỗi đường gấp khúc.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ
- Nêu cách tính độ dài các đường gấp khúc.
- Tính tổng độ dài của các đoạn thẳng
a. Độ dài đường gấp khúc là:
3 + 3 + 3 = 9 (cm)
Đáp số: 9 cm
- Có thể chuyển thành phép nhân
Độ dài đường gấp khúc là:
3 x 3 = 9 (cm)
Đáp số: 9 cm
C. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I. MỤC TIÊU
- Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh trong sách giáo khoa trang 45, 47
- Một số tranh ảnh về các nghề nghiệp (học sinh sưu tầm)
- Một số tấm gắn ghi các nghề nghiệp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Hoạt động 1 : Làm việc với SGK (11’)
+ Mục tiêu : Nhận biết về nghề nghiệp và cuộc sống ở nông thôn và thành thị.
+ Tiến hành :
+ Làm việc nhóm đôi (2’)
- Quan sát tranh SGK và nói về những gì các em thấy trong tranh.
- Tranh 44, 45 diễn tả cuộc sống ở đâu?
- Tranh 46, 47 diễn tả cuộc sống ở đâu?
- Kể tên các nghề nghiệp của người dân được vẽ từ h2 đến h8
-Đại diện các nhóm trình bày – bổ sung
=> Kết luận :- Những bức tranh trang 44, 45 thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở nông thôn và các vùng miền khác nhau của đất nước
- Tranh trang 46, 47 thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân thành phố, thị trấn
2.Hoạt động 2. Nói về cuộc sống ở địa phương (12’)
+ Mục tiêu : HS hiểu biết về cuộc sống sinh hoạt của người dân địa phương.
+ Tiến hành :
- HS giới thiệu cuộc sống và nghề nghiệp của người địa phương
3. Hoạt động 3. Vẽ Tranh (10’)
+ Mục tiêu : Biết mô tả bằng hình ảnh những nét đẹp của quê hương.
+ Tiến hành :
- HS vẽ tranh đề tài nghề nghiệp, chợ, sinh hoạt,…
- Trưng bày tranh.
4. Củng cố (1 – 2’)
- Nhận xét giờ học.
TẬP VIẾT
CHỮ HOA : R
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Viết đúng chữ hoa R (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ) ; chữ và câu ứng dụng :
Ríu (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ríu rít chim ca (3 lần)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Chữ R hoa đặt trong khung chữ mẫu
- Bảng kẻ sẵn viết cụm từ ứng dụng : Ríu rít chim ca.
- Vở tập viết 2 tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ :- Cả lớp viết nháp chữ Q
- HS viết trên bảng
- Nêu lại cụm từ ứng dụng
- Quê hương tươi đẹp.
- GV nhận xét
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa R:
2.1. Hướng dẫn HS quan sát chữ R và nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu chữ R
- HS quan sát.
- Chữ R có độ cao mấy li?
- Cao 5 li
- Được cấu tạo mấy nét?
- Gồm 2 nét, 1 nét giống chữ B và chữ P.
- Nét 2 là kết hợp của 2 nét cơ bản nét cong trên và nét móc ngược phải nối vào nhau tạo thành vóng xoắn giữa thân chữ.
- GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết
2.2. Hướng dẫn cách viết trên bảng.
- HS tập viết vở nháp.
- GV nhận xét sửa sai cho HS
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
3.1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng
- 1 HS đọc : Ríu rít chim ca
- Em hiểu ý câu trên như thế nào?
- Tả tiếng chim rất trong trẻo và vui vẻ.
3.2. HS quan sát câu ứng dụng nêu nhận xét:
- Những chữ nào có độ cao 2, 5 li?
- R, h
- Chữ nào có độ cao 1,5 li?
- Chữ t
- Các chữ nào có độ cao 1,25 li?
- Chữ r
- Các chữ còn lại cao mấy li?
- Các chữ còn lại cao 1 li
3.2. Hướng dẫn HS viết chữ Quê
- HS viết.
4. Hướng dẫn viết vở
- HS viết vở theo yêu cầu của GV.
- GV quan sát theo dõi HS viết bài.
5. Chấm, chữa bài :
- Chấm 5 - 7 bài, nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét chung tiết học.
- Về nhà luyện viết lại chữ R.
Thứ sáu ngày 10 tháng 01 năm 2014
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ở ĐÂU ?
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Xếp được tên một số loài chim theo nhóm thích hợp (BT1)
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu? (BT2, BT3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- Bảng thống kê từ của bài tập 1
- Mẫu câu bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:- Đặt và trả lời câu hỏi khi nào? Bao giờ?
- 2 HS
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích yêu cầu
2. Hướng dãn làm bài tập
Bài 1 : (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV giới thiệu tranh ảnh về 9 loài chim.
- Cho HS làm bài
- Chữa, nhận xét
- Cho HS làm bài
Hình dáng
Tiếng kêu
Kiếm ăn
Cánh cụt
Vàng anh
Cú mèo
Tu hú, cuốc, quạ
Bói cá, chim sâu, gõ kiến
Bài 2 : (Miệng)
- HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm bài
+ HS thực hành theo nhóm đôi.
a) Bông cúc trắng mọc bên bờ rào.
b) Chim sơn ca bị nhốt trong lồng?
c) Em làm thẻ mượn sách ở thư viện trường?
- HS làm bài
a) Bông cúc trắng mọc ở đâu?
b) Chim sơn ca bị nhốt ở đâu?
c) Em làm thẻ mượn sách ở đâu?
Bài 3 : (Viết)
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài
- Chấm. Chữa bài, nhận xét
a) Sao chăm chỉ họp ở đâu?
b) Em ngồi ở đâu?
c) Sách của em để ở đâu?
C. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học.
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
- Thuộc bảng nhân 2, 3, 4, 5 để tính nhẩm
- Biết thừa số, tích.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC: Chuẩn bị nội dung bài tập 2, 3 viết sẵn lên bảng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra HS đọc các bảng nhân 2, 3, 4, 5
- 4 HS đọc
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Bài tập
Bài 1: Tính nhẩm
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tính nhẩm và ghi kết quả
- HS làm
2 x 5 = 10
3 x 7 = 21
2 x 9 = 18
3 x 4 = 12
2 x 4 = 8
3 x 9 = 27
2 x 2 = 4
3 x 2 = 6
- Nhận xét chữa bài
Bài 2:
- Bài làm
- Viết số thích hợp vào ô trống
Thừa số
2
5
4
3
5
Thừa số
6
9
8
7
8
Tích
12
45
32
21
40
GV nhận xét
Bài 3: cột 1
Gọi HS đọc yc
GV hỏi yc
Yêu cầu HS làm bài
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Đo rồi tính độ dài mỗi đường gấp khúc.
- GV hướng dẫn HS đo độ dài từng đoạn thẳng của mỗi đường gấp khúc.
- HS đo rồi tính.
a. Độ dài đường gấp khúc là:
4 + 4 + 3 + 5 = 16 (cm)
Đáp số: 16 cm
b. Độ dài đường gấp khúc là:
- Nhận xét bài làm của học sinh.
5 x 3 = 15 (cm)
Đáp số: 15 cm
C. Củng cố – dặn dò :
Nhận xét giờ học
TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI CẢM ƠN. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Biết đáp lại lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2)
- Thực hiện được y/c của BT3 (tìm câu văn miêu tả trong bài, viết 2, 3 câu về một loài chim)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ bài tập 1
- Chép sẵn bài tập 3 trên bảng lớp.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra: Làm lại bài tập 2 tuần 20
- 1 HS lên bảng
- Đọc thành tiếng bài : Mùa xuân đến
- 2 HS đọc.
- Đọc đoạn văn viết về mùa hè
- 1 em đọc
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu cả lớp quan sát tranh minh hoạ trong SGK, đọc lời các nhân vật.
- HS thực hành đóng vai
a. Mình cho bạn mượn quyển truyện này hay lắm đấy?
- "Cảm ơn bạn. Tuần sau mình sẽ trả", "Bạn không phải vội. Mình chưa cần ngay đâu".
- Phần b, c tương tự.
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài.
- Gọi 1 cặp HS đóng vai tính huống 1
+ Tuấn ơi, tớ có quyển truyện mới hay lắm, cho cậu mượn này.
+ Cảm ơn Hưng tuần sau mình sẽ trả.
+ Có gì đâu bạn cứ đọc đi.
- Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại.
b. Có gì đâu mà bạn phải cảm ơn.
c. Dạ thưa bác, không có gì đâu ạ !
Bài 3:
- 2 HS đọc yêu cầu
a. Những câu văn nào tả hình dáng cảu chích bông
- Nhiều HS trả lời.
- Vóc người : Là con chim bé xinh đẹp
- Hai chân: xinh xinh bằng hai chiếc tăm.
- Hai cánh: nhỏ xíu
- Cặp mỏ : tí tẹo bằng mảnh vỏ trấu chắp lại.
b. Những câu tả hoạt động của chích bông?
- Hai cái chân tăm: Nhảy cứ liên liến.
- Cánh nhỏ : xoải nhanh, vun vút.
- Cặp mỏ : tí hon, gắp sâu nhanh thoăn thoắt.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS đọc yêu cầu.
- Viết 2, 3 câu về loài chim em thích?
- Để làm tốt bày này yêu cầu các em cần chú ý một số điều sau
- Em rất thích xem chương trình ti vi giới thiệu chim cánh cụt. Đó là loài chim rất to, sống ở biển. Chim cánh cụt ấp trứng dưới chân, vừa đi vừa mang theo trứng, dáng đi lũn cũn trông rất ngộ nghĩnh.
C. Củng cố,dặn dò:- Nhận xét tiết học.
SINH HOẠT LỚP
1. Đánh giá các hoạt động trong tuần:
- Về chuyên cần.
- Vệ sinh trường, lớp, thân thể.
- Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục ca múa.
- Nề nếp học tập.
2. Nhắc nhở HS công việc tuần tới:
- Duy trì nề nếp.
- Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
- Thi đua “Rèn chữ giữ vở”.
- Học thuộc bài và làm bài đầy đủ. Có đầy đủ đồ dùng học tập.
- Tự quản và truy bài 15 phút đầu giờ.
- Phân công HS giỏi kèm HS yếu.
- Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà.
BAN GIÁM HIỆU KÝ DUYỆT
File đính kèm:
- giao an cac mon buoi 1 lop 2 tuan 21(1).doc