Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5 năm 2008

Tiếng Việt:

Từ Đơn- Từ Phức

I.Yêu cầu:

- Củng cố, nâng cao, mở rộng cho học sinh về từ đơn, từ phức.

- Luyện tập giúp học sinh phân biệt sự giống, khác nhau giữa từ đơn, từ phức.

-Vận dụng vào luyện từ, đặt câu, viết thành đoạn văn ngắn về chủ đề học tập

II.Lên Lớp:

A. Bài Cũ:

? Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ.

? Thế nào là từ phức? Từ phức có mấy loại? Cho ví dụ.

B. Bài mới:

1. Gạch 1 gạch dưới từ đơn, 2 gạch dưới từ phức trong đoạn văn: “Trong năm.hoàn cầu” bài “Thư gửi các học sinh”(TV5) yêucầu học sinh xác định được:

- Từ phức: năm học, cố gắng, siêng năng, học tập, nô lệ, yếu hèn

doc70 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5 năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yến/ hy sinh//nhưng tấm lòng trung với nước của ông/ còn sáng mãi. d, Mưa/ rào rào trên sân gạch,// mưa /đồm độp trên phên nứa. Không tách được vì nội dung của các vế câu có quan hệ mật thiết với nhau. Câu 5: cặp từ trái nghĩa là to/ nhỏ Cặp từ trái nghĩa tạo nên sự đối lập ấn tượng về sự đối lập giữa lưng núi to và lưng mẹ nhỏ.Lưng mẹ nhỏ nhưng vẫn là cái nôi êm đềm cho con ngủ, lưng mẹ không to như lưng núi nhưng tình thương yêu của mẹ dành cho con thì không gì sánh nổi. Cặp từ to / nhỏ đã góp phần diễn tả nội dung nói trên. Câu 6: Nội dung bức thư cần thể hiện tình cảm của mình với những em bé mồ côi, cô đơn và những người tàn tật ốm yếu đồng thời thể hiện lòng biết ơn của em đối với nhà thơ, mộtngười có tấm lòng biết yêu thương và đã giúp tất cả mọi người nói lên tình cảm đó bằng bài thơ. Thứ 6 ngày 3 tháng 4 năm 200 Tập làm văn Tả người Đề bài: Mọi nghề nghiệp trong xã hội đều đáng quý trọng, mỗi hoạt động, nghề nghiệp đều có vẻ đẹp riêng, thầy cô giáo đang dạy học, bác sĩ đang khám bệnh, chữa bệnh, cô gái đang bán hàng, bác nông dân đang cày ruộng, gặt lúa, cô ca sĩ đang biểu diễn, cô lao công đang quét dọn đường phố, chú công nhân đang lái máy caỳ.. Em hãy viết một bài văn tả một trongnhững nghề nghiệp đó I.Yêu cầu: - H nắm được cách tả người. -Làm được bài văn tả người theo tưởn tượng. - Vân dụng vào viết văn II.Lên Lớp: A. Bài Cũ: T kiểm tra bài chuẩn bị của học sinh B. Bài mới: 1. T ghi đề, H đọc đề - Xác định thể loại, kiểu bài. H trình bày bài làm củamình a. mở bài: Giới thiệu được ngườimà mìnhđịnh tả là ai? Làm công việc gì? b. Thân bài: tả hình dáng, tính tình. - + Tả hình dáng bao quát: - Người ấy chừng bao nhiêu tuổi? - Vóc dáng thế nào? hình dáng có điều gì nổi bật? + Tả chi tiết một sốnét tiêu biểu: Khuôn mặt thế nào? Cặp mắt ra sao? Đôi môi, hàm răng thế nào? + Tả cô đang hoạt động ( giặt giũ quần áo, đang khám chữa bệnh, đang dạy học, đang cày ruộng..). Họ đã làm công việc với tinh thần như thế nào? Thể hiện qua từng công việc ra sao? cẩn thận ,tận tâm,chu đáo.? Kết bài: - Tình cảm của em đối với người đã tả và đối vớicong việc của họ? - Hằng ngày em đã yêu quý người đó như thế nào? - Tình cảm của em khi chứng kiến họ làm việc? 2. Tập nói theo dàn ý đã chuẩn bị: Dựa vào dàn bài học sinh đã chuẩn bị T hướng dẫn H sinh luyện nói ở nhóm và trước lớp theo từng phần mở bài, thân bài, kết bài. Chú ý: luyện nói ứng khẩu, tìm ý nhanh, ( dựa vào dàn bài), tìm từ ngữ diễn đạt nhanh, dùng ngôn ngữ nói ( không đọc lại bài viết đã chuẩn bị sẵn ở nhà.) H trìng bày bài: Mở bài:3 em. Thân bài:5 em. Kết bài:3 em. Trìng bày cả bài:2-4 em Cả lớp nhận xét, bổ sung, T nhận xét thêm. VD: Mở bài gián tiếp: Tả cô giáo đang dạy học Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trongnhữngnghề cao quý. Thật vậy, được học cùng cô, được thấy cô say sưa giảng bài với nhiệt huyết và niềm say mê tôi thật sự thấm thía với câu nói đó. Hay: Đang ngồi chơi bỗng em thấy tiếng giới thiệu trên tivi nhà mình: “ Các bạn thân mến, mở đầu chương trình ca nhạc hôm nay, ca sĩ Trần Tiến sẽ biễu diễn bài hát.... em vội vàng bật dậy chạy lên xem. Hay quá, bài này em rất thích mà. Kết bài mở rộng:Tả bác nông dân đang cày ruộng Em và mẹ đã đi xa, bóng bác nông dân khuất dần. Để làm ra hạt thóc, người nông dân phải đổ biết bao mồ hôi, công sức, em thầm cảm ơn họ đã cho em những hạt cơm trắng, dẻo, thơm ngon trong sự vất vả đắng cay của mình. H viết bài vào vở, T theo dõi giúp đỡ thêm. T thu bài. III. Củng cố- Dặn dò: Nhận xétgiờ học, Về viết lại bài.Giải đề số 19 . Thứ 2 ngày 6 tháng 4 năm 2009 Tập làm văn: Tả người Đề bài: Mọi nghề nghiệp trong xã hội đều đáng quý trọng, mỗi hoạt động, nghề nghiệp đều có vẻ đẹp riêng, thầy cô giáo đang dạy học, bác sĩ đang khám bệnh, chữa bệnh, cô gái đang bán hàng, bác nông dân đang cày ruộng, gặt lúa, cô ca sĩ đang biểu diễn, cô lao công đang quét dọn đường phố, chú công nhân đang lái máy caỳ.. Em hãy viết một bài văn tả một trongnhững nghề nghiệp đó I.Yêu cầu: -Nhận xét việc nắm bài của học sinh, cách làm bài. - H rút ra những ưu khuyết điểm qua bài tập làm văn . -Rèn ý thức viết,trình bày bài . II.Lên Lớp: 1. Học sinh đọc đề . 2. Giáo viên giáo ghi đề lên bảng Học sinh xác định yêu cầu của đề . 3. Giáo viên nhận xét về việc nắm yêu cầu đề ra . -Hâù hết học sinh nắm được cách làm bài, hiểu đề, biết cách tả, biết chọn nghề tả phù hợp với tính cách của nhân vật. Nhiều bài làm đã thể hiện được cảm xúc của mình. Một số em có bài làm tốt, có hình ảnh như :Minh Anh, Dung, Như, khánh Hằng -Biết cách bố cục bài :Hằng, Hồng Nhung, Nhàn, Diểm, Lương, * Tồn tại: - Một số em chưa biết cách dùng từ chính xác, diễn đạt còn vụng. Một số em còn sa vào kể, liệt kê, một số em diễn đạt còn vụng , ý nghèo. Sai lỗi chính tả ,còn một số em chưa biết cách trình bày, cần rèn cách đặt câu, dùng từ. 4. Học sinh chữa bài III. Củng cố dặn dò: Nhận xét bài . Thứ 3 ngày 7 tháng 4 năm 2009 Tiếng việt: Luyện giải đề I.Yêu cầu: - H nắm được các kiến thức vừa học. - Biết sử dụng các từ ngữ hợp văn cảnh. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực hành II.Lên Lớp: A. Bài Cũ: Chữa bài tập Giải đề 20 Bài mới: Giáo viên chép đề lên bảng Câu1:Tìm các thành ngữ, tục ngữ tả các kiểu chạy khác nhau: Chạy chậm như rùa, chạy long tóc gáy; chạy cong đuôi; chạy vắt chân lên cổ; chạy như bay;chạy như tên bắn; chạy xuôi chạy ngược; chạy tới chạy lui.. Câu 2: Điền từ ngữ vào chỗ chấm để tạo thành các hình ảnh so sánh: - Mảnh trăng lưởi liềm lơ lửng như..(cánh diều) - Tiếng gió rừng vi vu như..(tiếng sáo) - Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn chayra như( chú ngựa bờm phi nước đại) - Những hạt sương long lanh như ( những hạt kim cương) - Tiếng ve đồng loạt cất lên như . ( dàn đồng ca mùa hạ) Câu3: Tìm những từ đồng nghĩa với từ in đậm trong từng câu dưới đây: Bóng tre trùm lên âu yếm làng tôi. Đứa bé rất chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ của mình. Đồng nghĩa với từ làng:làng mạc, làng xóm, xã, thôn, ấp, buôn, bản. Đồng nghĩa với từ chăm nom: chăm sóc, coi sóc, chăm chút, chăm lo, săn sóc trông nom, chăm chút. Câu4: Tóc bà trắng tựa mây bông Chuyện bà nhu giếng cạn xong lại đầy Em hãy cho biết hình ảnh so sánh trên nói lên diều gì? - Mái tóc của bà được so sánh với mây bông trên trời, cho thấy bà có vẻ đẹp hiền từ, cao quý và đáng quý trọng. – Chuyện của bà (kể cho cháu nghe ) được so sánh với hình ảnh cái giếng khơi thân thuộc ở làng quê Việt Nam cớ cạn xong lại đầy. ý nói kho chuyện của bà rất nhiều, không baogiờ hết. Đó là những câu chuyện dành kể cho cháu nghe với tình yêu thương đẹp đẽ. Học sinh làm bài, giáo viên chấm, chữa bài H nhận xét bài làm, T bổ sung thêm. III. Củng cố- Dặn dò: Nhận xét giờ học, nhắc học sinh ôn lại kiến thức đã học. BTVN:Bài 1: đặt câu theo các yêu cầu sau: Hai câu có tính từ làm vị ngữ. Hai câu có tính từ làm bổ ngữ. Đọc, phân tích một số bài văn mẫu cho học sinh nghe Học sinh ôn lại một số kiến thức đã học. Thứ 4ngày 8 tháng 4năm 2009 Tập làm văn Tả cảnh Đề bài: Ngôi nhà thủa Bác thiếu thời Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa Mái nhà tranh quá đơn sơ Võng gai ru mát những trưa nắng hè. Em hãy dựa vào ý khổ thơ trên tả lại ngôi nhà của Bác và nêu lên cảm nghĩ của mình I.Yêu cầu: Giúp H ôn luyện lại kiểu bài văn tả cảnh. H viết bài dựa trên ý khổ thơ đã cho. Trình bày đúng yêu cầu, rõ nội dung, thông qua bài viết H yêu quý hơn làng quê đã sinh ra Bác Hồ, từ đó tự hào và kính yêu Bác. II.Lên Lớp: A. Bài Cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H. B. Bài mới: H đọc đề, nêu yêu cầu. Bài văn thộc thể loại văn nào, kiểu bài gì? Cảnh sắc làng quê Bác Hồ có gì nổi bật, Hàng râm bụt. Mái nhà tranh. Mái lợp nghiêng nghiêng đã trãi qua bao đời mưa nắng H nêu dàn bài: * Mở bài:Giới thiệu cảnh sẽ tả. Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên động viên, khuyến khích H viết bài gián tiếp. VD: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. Khi chưa được đến quê Bác, những câu thơ trên đã đưa em đến với một tưởng tượng phong phú về làng quê xứ Nghệ, nốic ngôi nhà thân yêu của Bác. Nhưng cảnh thực còn đẹp hơn nhiều so với tưởng tượngcủa em khi em thực sự được theo gia đình đến thăm làng Sen quê Bác. ấn tượng đó đến bây giờ chưa phai mờ trong kí ức của em. *Thân bài: Tả bao quát cảnh đẹp, đường vô làng Sen và những nét nổi bật. VD: Men theo quốc lộ 1A về đến Nghệ An, rẻ vào con đường nhỏ ngoằn ngoèo là đến với làng Sen, hương thơm của những ao Sen bạt ngàn toả mùi thơm dịu nhẹ Nhìn xung quanh chỗ nào cũng có hồ Sen, tưởng rằng nơi đây chỉ có trồng mỗi Sen.Bước vào cổng tre nhỏ là nhà của Bác, Nhà Bác cũng như bao ngôi nhà thân thuộc của người dân nơi đây, ngôi nhà nằm nép mình khiêm tốn dưới rặng tre rì rào gió thổi quanh năm. Hai bên đường vào nhà là hai hàng râm bụt , Chúng nở đỏ rực như những ngọn lửa bừng lên dưới sắc trời buổi sáng. Tiếp đến là đám rau xanh non trong thật ngon, nhìn đám rau ấy, em như cảm thấy hình bóng người mẹ kính yêu của Bác đang tần tảo nuôi sống gia đình bằng những ngọn rau, hạt gạo. Xung quanh vườn được trồng rất nhiều các loại cây, nào là cam, nào là ổi nào là bưởi, nhưng ngon nhất có lẽ là những chùm ổi chín mọng toả hương quyến rủ các loài ong, bướm.. Tả chi tiết: Mái tranh, phên nứa. đồ đạc trong nhà chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc sập gụ vừa làm chỗ học của anh em Bác, vừa là nơi ngủ. * kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về ngôi nhà của Bác. 3. Tập nói theo dàn ý đã chuẩn bị: Dựa vào dàn bài học sinh đã chuẩn bị T hướng dẫn H sinh luyện nói ở nhóm và trước lớp theo từng phần mở bài, thân bài, kết bài. Chú ý: luyện nói ứng khẩu, tìm ý nhanh, ( dựa vào dàn bài), tìm từ ngữ diễn đạt nhanh, dùng ngôn ngữ nói ( không đọc lại bài viết đã chuẩn bị sẵn ở nhà.) H trìng bày bài: Mở bài:3 em. Thân bài:5 em. Kết bài:3 em. Trìng bày cả bài:2-4 em Cả lớp nhận xét, bổ sung, T nhận xét thêm. H viết bài vào vở, T theo dõi giúp đỡ thêm. T thu bài III. Củng cố- Dặn dò: Nhạn xét giờ học Nhắc học sinh về nhà viết lại bài.

File đính kèm:

  • docGiao an Boi duong TV 5.doc