Lịch sử- Khối 4
Bài: ÔN TẬP
Tiết: 8
DKTG: 40 phút
I. MỤC TIÊU :
- Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5:
+ Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựn nước và giữ nước.
+ Năm 179 TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc lập.
- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về:
+ Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
+ Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
16 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 và 5 tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường , em phải làm gì ? Tại sao ?
- Kết luận : ( Như đoạn đầu mục Bạn cần biết SGK ) .
- SKRM: Nguyên nhân – Diễn biến sâu răng – Dự phòng:
- 2 em nêu.
Hoạt động lớp , nhóm .
- Từng em thực hiện theo yêu cầu ở mục Quan sát và Thực hành SGK .
- Lần lượt từng em sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32 SGK thành câu chuyện và kể lại với các bạn trong nhóm .
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện trước lớp , mỗi nhóm chỉ trình bày một câu chuyện .
- Các nhóm khác bổ sung .
-Tự liên hệ.
Hoạt động 2 : Trò chơi đóng vai Mẹ ơi , con sốt ! .
- Nêu nhiệm vụ : Các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh
- Nêu ví dụ gợi ý :
+ Tình huống 1 : Bạn Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường . Nếu là Lan , em sẽ làm gì ?
+ Tình huống 2 : Đi học về , Hùng thấy trong người rất mệt và đau đầu , nuốt nước bọt thấy đau họng , ăn cơm không thấy ngon . Hùng định nói với mẹ mấy lần nhưng mẹ mải chăm em không để ý nên Hùng không nói gì . Nếu là Hùng , em sẽ làm gì ?
- Kết luận : ( Như đoạn sau của mục Bạn cần biết SGK ) .
4. Hoạt động nối tiếp:
- Nêu ghi nhớ SGK .
- Xem trước bài An uống khi bị bệnh .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra .- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất .
- Các bạn khác góp ý kiến .
- Các nhóm lên đóng vai .
- Cả lớp theo dõi và đặt mình vào nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng .
- 2 em nêu ghi nhớ SGK .
Khoa học- Khối 5
Bài: PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
Tiết: 15
DKTG: 40 phút
Tích hợp GDBVMT: Bộ phận- HĐNT
I.Mục tiêu:
Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
KNS: Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệng viêm gan A.
GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường (HĐNT)
II.Chuẩn bị:
GV: Tranh, Phiếu học tập
HS: SGK
Phương pháp kĩ thuật: Quan sát và thảo luận.
III.Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2.Bài cũ :
- Bệnh viêm não gây nguy hiểm như thế nào?
- Hãy nêu các cách để phòng bệnh viêm não
- GV nhận xét – ghi điểm
- HS trả lời
- HS nhận xét
3. Bài mới:
Giới thiệu nội dung bài học
* Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
- Gọi HS đọc phân vai lời thoại các nhân vật hình 1 trang 32 SGK. Thảo luận nhóm 4 theo gợi ý:
-Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A
-Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì ?
-Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
Các nhóm lần lượt trả lời ,cả lớp nhận xét
* GV kết luận :
- Dấu hiệu: sốt nhẹ,đau ở vùng bụng bên phải
- Tác nhân: Vi rút viêm gan A
- Đường lây truyền :đường tiêu hóa
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
- GV yêu cầu cả lớp quan sát quan sát các hình 2, 3, 4 /30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi
+ Chỉ và nói về nội dung từng hình.
+ Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A
- Đại diện nhóm lên trình bày.cả lớp nhận xét
- GV nhận xét kết luận:
Hình 2 :Uống nước đun sôi để nguội
Hình 3 :Ăn thức ăn đã nấu chín
Hình 4 : Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn
Hình 5 : Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi đại tiện
- Để phòng bệnh viêm gan A cần ăn chín, uống sôi; rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiện
- Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý: Người bệnh cần nghỉ ngơi; ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vi-ta-min; không ă mở;không uống rượu
- HS liên hệ thực tế ở gia đình và địa phương
4. Hoạt động nối tiếp: GDBVMT
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.Phòng tránh HIV/AIDS
Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2011
Khoa học- Khối 4
Bài: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
Tiết: 16
Tích hợp GDBVMT- Mức độ: liên hệ - HĐ nối tiếp
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô – rê – dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
* KNS: Kĩ năng tự nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường.
* GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến KK, thức ăn, nước uống từ môi trường (HĐNT)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV: Hình trang 34 , 35 SGK .
- HS: Chuẩn bị theo nhóm : 1 gói ô-rê-dôn , 1 cốc có vạch chia , 1 bình nước hoặc 1 nắm gạo , 1 ít muối , 1 bình nước , 1 cái bát ăn cơm .
- Phương pháp kĩ thuật: Thảo luận nhóm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Ổn định:
2. Bài cũ : Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh ?
- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
3. Bài mới : Ăn uống khi bị bệnh .
a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng
b) Các hoạt động :
* Hoạt động 1 : Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường- Thảo luận nhóm
- Phát phiếu ghi các câu hỏi cho 5 nhóm thảo luận :
+ Kể tên các thức ăn cần cho người mắc các bệnh thông thường .
+ Đối với người bệnh nặng , nên cho ăn món ăn đặc hay loãng ? Tại sao ?
+ Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít , nên cho ăn thế nào ?
- Kết luận : ( Như mục Bạn cần biết SGK
Hoạt động lớp , nhóm .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận .
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày .
- Các nhóm khác bổ sung .
*Hoạt động 2 : Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối .- Đặt câu hỏi : Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào ?
- Đi tới các nhóm theo dõi và giúp đỡ .
- Nhận xét chung .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong hình 4 , 5 SGK .
- 1 em đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh , 1 em đọc câu trả lời của bác sĩ .
- Vài em nhắc lại lời khuyên của bác sĩ .
- Các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối :
+ Đọc hướng dẫn ghi trên gói để pha dung dịch ô-rê-dôn .
+ Quan sát chỉ dẫn ở hình 7 và làm theo ( Không yêu cầu nấu cháo ) .
- Các nhóm thực hiện .
-Mỗi nhóm cử 1 bạn lên làm trước lớp .
- Lớp theo dõi , nhận xét .
*Hoạt động 3 : Đóng vai .
- Yêu cầu các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cs.
- Gợi ý : Ngày chủ nhật , bố mẹ Lan đi về quê . Lan ở nhà với bà và em bé mới 1 tuổi . Lan nhận thấy em bé bị đi ỉa chảy nặng và đã nói với bà cho em bé uống nhiều nước cháo có bỏ một ít muối . Nhờ thế đã cứu sống được em bé .
4. Hoạt động nối tiếp:
- GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến KK, thức ăn, nước uống từ môi trường
- Nêu lại ghi nhớ SGK .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống .
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra .
- Các vai hội ý lời thoại và diễn xuất .
- Các bạn khác góp ý kiến .
- 2 em nêu.
Khoa học- Khối 5
Bài: PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS
Tiết: 16
DKTG: 40 phút
Tích hợp GDBVMT- Mức độ: Bộ phận - HĐ nối tiếp
I.Mục tiêu:
- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/ AIDS
- KNS: Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/ AIDS và cách phòng tránh bệnh HIV/ AIDS.
- GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến KK, thức ăn, nước uống từ môi trường (HĐNT)
II.Chuẩn bị:
GV: Tranh, Phiếu học tập
HS: SGK
Phương pháp kĩ thuật: Động não/ Lập sơ đồ tư duy.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ :
- Nêu cách phòng tránh bệnh viêm gan A?
- Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét ghi điểm.
- HS trả lời
- HS nhận xét
3.Bài mới:
Giới thiệu nội dung bài học
* Hoạt động 1: Trò chơi “Ai Nhanh, Ai Đúng”
- GV hướng dẫn luật chơi và nêu cách chơi
- Các nhóm gắn câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất
- Mỗi nhóm cử đại diện vào ban giám khảo
Ban giám khảo thông báo kết quả làm việc
GV kết luận
Đáp án đúng
1 – c
2 – b
3 – d
4 – e
5 – a
* Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin, tranh ảnh và triển lãm- Động não/ Lập sơ đồ tư duy:
- YC
- Các nhóm sắp xếp trình bày các thông tin, tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động,các bài báo. đã sưu tầm được và tập trình bày trong nhóm theo chủ đề về HIV/AIDS
- Các nhóm trình bày triển lãm
- Cả lớp tham quan và nghe nhóm bạn thuyết minh
- Cả lớp bình chọn theo tiêu chí :
- Sưu tầm được các thông tin và tranh ảnh phong phú về chủng loại
- Nhóm triển lãm đẹp khoa học nhất
- Nhóm thuyết minh hay nhất, thuyết phục nhất
- Các nhóm đọc thông tin SGK trang 35 thảo luận theo gợi ý SGK
- Cả lớp liên hệ thực tế ở địa phương, gia đình và các địa phương khác
4. Hoạt động nối tiếp:
- GDBVMT
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- Thái độ đối với người bị nhiểm HIV/AIDS
- HS lắng nghe
SINH HOẠT LỚP TUẦN 8
I. Mục tiêu giáo dục:
Giáo dục ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của học sinh.
Giúp học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân trong tuần để có hướng phấn đấu trong những tuần học tới.
Giúp học sinh nhân thức đúng đắn việc học tập để học sinh có cố gắng hơn trong học tập.
Đề ra phương hướng tuần sau.
Lồng ghép an toàn giao thông
II.Nội dung và hình thức:
1.Nội dung:
Đánh giá hoạt động của tuần 8
Triển khai kế hoạch tuần 9.
2.Hình thức:
Triển khai, đánh giá, thảo luận.
III.Lên lớp:
*HĐ1: Giúp học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân trong tuần để có hướng phấn đấu trong những tuần học tới.
*HĐ2: Đề ra phương hướng tuần sau.
*HĐ3: Lồng ghép ATGT
Nhận xét hoạt động của lớp trong tuần qua.
Lớp phó, các tổ trưởng bổ sung ý kiến.
Ý kiến đóng góp của các thành viên trong lớp.
Nhận xét hoạt động tuần 8
Đạo đức: Đa số các bạn ngoan ngoãn
chấp hành tốt nội quy trường lớp đề ra.
Tồn tại:
Tránh tình trạng nghỉ học
Học tập:
- Duy trì tốt nề nếp dạy và học
Các hoạt động khác:
Thể dục: Nghiêm túc.
VS cá nhân, VS lớp học sạch sẽ
Chăm sóc bồn hoa thường xuyên.
Kế hoạch tuần 9:
Duy trì nề nếp dạy và học
- Bài: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng.
DUYỆT KT DUYỆT BGH
File đính kèm:
- Gat8.doc