Giáo án bộ môn lớp 4 và 5 tuần 6

LỊCH SỬ- KHỐI 4

BÀI: KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG(NĂM 40)

Tiết: 6

DKTG: 40 phút

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức và kĩ năng :

- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (Chú ý nguyên nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa) :

+ Nguyên nhân khởi nghĩa : Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại (Trả nợ nước, thù nhà).

+ Diễn biến : Mùa xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.

+ Ý nghĩa : Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại PKPB đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Sử dụng lược để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.

2. Thái độ : HS có lòng yêu quê hương đất nước.

 

doc16 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 và 5 tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài học trước . 3. Bài mới : Một số cách bảo quản thức ăn . a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Tìm hiểu các cách bảo quản thức ăn . - 3 em trình bày. Hoạt động lớp , nhóm . Nêu được ví dụ về một số loại thức ăn và cách bảo quản chúng - Quan sát hình 24 , 25 SGK và trả lời các câu hỏi : Chỉ và nói những cách bảo quản thức ăn trong từng hình . - Đại diện một số nhóm trình bày trước lớp . Hoạt động 2 : Tìm hiểu cơ sở khoa học của các cách bảo quản thức ăn . 8’ - Giảng : Các loại thức ăn tươi có nhiều nước và các chất dinh dưỡng , đó là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển . Vì vậy , chúng dễ bị hư hỏng , ôi thiu . Do đó , muốn bảo quản thức ăn được lâu , chúng ta phải làm thế nào ? - YC - Giúp HS rút ra nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là : Làm cho các vi sinh vật không có môi trường hoạt động hoặc ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn . Hoạt động lớp . - Cả lớp thảo luận câu hỏi : Nguyên tắc chung của việc bảo quản thức ăn là gì ? ( Làm cho thức ăn khô để các vi sinh vật không phát triển được ) - Làm bài tập : Trong các cách bảo quản thức ăn dưới đây , cách nào làm cho vi sinh vật không có điều kiện hoạt động ? Cách nào ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thực phẩm ? a) Phơi khô , nướng , sấy . b) Ướp muối , ngâm nước mắm . c) Ướp lạnh . d) Đóng hộp . e) Cô đặc với đường . Hoạt động 3 : Tìm hiểu một số cách bảo quản thức ăn ở nhà . - Phát phiếu học tập cho HS . 4. Hoạt động nối tiếp: - Nói thêm : Những cách bảo quản thức ăn nêu trên chỉ giữ được thức ăn trong một thời gian nhất định . Vì vậy , khi mua những thức ăn đã được bảo quản , cần xem kĩ hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bao gói . - Xem trước bài: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng . Hoạt động lớp , cá nhân . - Làm việc với Phiếu học tập : Điền vào bảng sau tên của 3 – 5 loại thức ăn và cách bảo quản nó ở gia đình em : Tên thức ăn Cách bảo quản 1. 2. 3. 4. 5. - Một số em trình bày , các em khác bổ sung . KHOA HỌC – KHỐI 5 Bài: Dùng thuốc an toàn Tiết 11 DKTG: 40 phút I/Mục tiêu: Sau bài này, HS có khả năng: - Xác định khi nào nên dùng thuốc. - Nêu những đặc điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc. - Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng. -Giúp các em HS biết lí do tại sao nướu răng của mình bị viêm và biết cách phòng ngừa viêm nướu. * KNS: Kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng. II/Chuẩn bị: GV: Sưu tầm một số vỏ dựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc. Hình trang 24 và 25 sgk. HS: SGK Phương pháp kĩ thuật: Thực hành III/Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. KT bài cũ: - Kiểm tra bài: Nói “Không!” đ/v các chất gây nghiện. 3. Bài mới: Dùng thuốc an toàn. *Hoạt động 1: Làm việc theo cặp. - Khai thác vốn hiểu biết của HS về tên một số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc đó. - GV yêu cầu HS hỏi và trả lời câu hỏi sau: Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trườnghợpnào? - Gọi 1 số cặp lên thực hiện. GV giảng theo sgv. *Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập trong sgk- Thực hành - GV yêu cầu HS làm bài tập trang 24 sgk. - GV chỉ định một số HS nêu kết quả bài tập. - Đáp án: 1/d; 2/c; 3/a; 4/b. - GV kết luận: sgv. - Lưu ý: HS sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc và GV cho một số HS đọc trước lớp. 4. Hoạt động nối tiếp: - Nêu tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng. - Bài sau: Phòng bệnh sốt rét. HS trả lời. HS mở sách. 2 HS hỏi và trả lời. HS trả lời câu hỏi. HS nhóm tham gia. HS nghe HS trả lời HS khác nhận xét HS khá giỏi trả lời HS lắng nghe. Thứ sáu ngày 23 tháng 09 năm 2011 Khoa học- Khối 4 Bài: PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG Tiết: 12 DKTG: 40 phút I. MỤC TIÊU : Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng: +Thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng. Đưa trẻ đi khám chữa trị kịp thời. * PTHS: Vận động mọi người xung quanh phóng tránh thiếu chất dinh dưỡng II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV: Hình trang 26 , 27 SGK . HS: SGK Dự kiến hình thức: N Dự kiến phương pháp: QS, TL III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HĐ của GV HĐ của HS 1. Ổn định: 2. Bài cũ : Một số cách bảo quản thức ăn . - Nêu lại ghi nhớ bài học trước . 3.. Bài mới : a) Giới thiệu bài : Ghi tựa bài ở bảng b) Các hoạt động : Hoạt động 1 : Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng . - Kết luận : SGK - 3 em nêu. Hoạt động lớp , nhóm . - Nhóm trưởng điều khiển các bạn + Quan sát hình 1 , 2 SGK , nhận xét , mô tả các dấu hiệu của bệnh còi xương , suy dinh dưỡng , bướu cổ . + Thảo luận về nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên . - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp . - Các nhóm khác bổ sung . Hoạt động 2 : Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng . - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi : + Ngoài các bệnh còi xương , suy dinh dưỡng , bướu cổ , các em còn biết bệnh nào do thiếu chất dinh dưỡng ? + Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng . Hoạt động lớp . + Bệnh quáng gà , khô mắt do thiếu vi-ta-min A ; bệnh phù do thiếu vi-ta-min B ; bệnh chảy máu chân răng do thiếu vi-ta-min C . + Cần ăn đủ lượng , đủ chất . Đối với trẻ em , cần được theo dõi cân nặng thường xuyên . Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lí và nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị . Hoạt động 3 : Chơi trò chơi . - Chia lớp thành 2 đội , cử đội trưởng lên bốc thăm xem đội nào nói trước . - Phổ biến cách chơi , luật chơi : + Đội 1 nói : Thiếu chất đạm . + Đội 2 nói : Sẽ bị suy dinh dưỡng . + Đội 2 nói : Thiếu i-ốt . + Đội 1 nói : Sẽ bị bệnh bướu cổ . ( Đội nào không trả lời được thì đội kia được quyền tiếp tục nêu bệnh mới ) Tuyên dương đội thắng cuộc . 4. Hoạt động nối tiếp: - Giáo dục HS có ý thức ăn uống đủ chất để phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng - Xem trước bài: Phòng bệnh béo phì Hoạt động nhóm . *Kể thêm được tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng . Nêu cách phòng tránh các bệnh - Hai đội bắt đầu chơi cho đến khi có đội thắng cuộc . * Vận động mọi người xung quanh phóng tránh thiếu chất dinh dưỡng KHOA HỌC- Khối 5 Bài: Phòng bệnh sốt rét Tiết: 12 DKTG: 40 phút Tích hợp GDBVMT: HĐ1 I/Mục tiêu: Sau bài này, HS có khả năng: -Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. -Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. -Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi. -Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn. -Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. * GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường ( HĐ1). * KNS: Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin để biết những dấu hiệu, tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt rét. II/Chuẩn bị: GV: Thông tin và hình trang 26, 27 sgk. HS: SGK Phương pháp kĩ thuật: Làm việc theo nhóm III/Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. KT bài cũ: Kiểm tra bài: Dùng thuốc an toàn. 3. Bài mới: Phòng bệnh sốt rét. *Hoạt động 1: Làm việc với sgk, chia nhóm. - GV chia nhóm và giao nhiêm vụ. + Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1,2 trang 26 sgk. + Trả lời các câu hỏi một số câu hỏi về bệnh sốt rét. 1/ Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. 2/ Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? 3/ Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì? 4/ Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? - Các nhóm trưởng điều khiển nhóm theo h/dẫn. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung - GV chốt lại theo sgv trang 58 và 59. - Quan sát và thảo luận: - GDBVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường . *Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận- Làm việc theo nhóm GV viết sẵn các câu hỏi ra các phiếu đưa về nhóm. 1/ Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ nào trong nhà và xung quanh nhà? 2/ Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người? 3/ Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành? 4/ Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người? - Đáp án: sgv trang 60. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 27 sgk. **Lưu ý: + Tác nhân gây bệnh: Chỉ trực tiếp vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng gây bệnh. + Nguyên nhân gây bệnh: Hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm tác nhân và các yêu tố gây bệnh khác như môi trường, chế độ dinh dưỡng. 4. Hoạt động nối tiếp: - Bài sau: Phòng bệnh sốt xuất huyết. HS trả lời. HS mở sách. HS thảo luận và trả lời câu hỏi. HS đại diện nhóm. HS thảo luận và trả lời câu hỏi. HS đại diện nhóm. HS đọc theo yêu cầu. HS lắng nghe. SINH HOẠT LỚP TUẦN 6 I. Mục tiêu giáo dục: Giáo dục ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của học sinh. Giúp học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân trong tuần để có hướng phấn đấu trong những tuần học tới. Giúp học sinh nhân thức đúng đắn việc học tập để học sinh có cố gắng hơn trong học tập. Đề ra phương hướng tuần sau. Lồng ghép an toàn giao thông II.Nội dung và hình thức: 1.Nội dung: Đánh giá hoạt động của tuần 6 Triển khai kế hoạch tuần 7. 2.Hình thức: Triển khai, đánh giá, thảo luận. III.Lên lớp: *HĐ1: Giúp học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân trong tuần để có hướng phấn đấu trong những tuần học tới. *HĐ2: Đề ra phương hướng tuần sau. *HĐ3: Trò chơi Nhận xét hoạt động của lớp trong tuần qua. Lớp phó, các tổ trưởng bổ sung ý kiến. Ý kiến đóng góp của các thành viên trong lớp. Nhận xét hoạt động tuần 6 Đạo đức: Đa số các bạn ngoan ngoãn chấp hành tốt nội quy trường lớp đề ra. Tồn tại: Tránh tình trạng nghỉ học Học tập: - Duy trì tốt nề nếp dạy và học Các hoạt động khác: Thể dục: Nghiêm túc. VS cá nhân, VS lớp học sạch sẽ Chăm sóc bồn hoa thường xuyên. Kế hoạch tuần 7: Duy trì nề nếp dạy và học Hoàn thiện tiền kế hoạch nhỏ. Lớp đi vận động các bạn thường xuyên nghỉ học ra lớp. - Hình thức hái hoa dân chủ DUYỆT KT DUYỆT BGH

File đính kèm:

  • docGat6.doc
Giáo án liên quan