Giáo án bộ môn lớp 4 và 5 tuần 33

LỊCH SỬ- KHỐI 5

Bài: ÔN TẬP

Tiết: 33

DKTG: 40 phút

I. MỤC TIÊU:

 Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:

- Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành công; ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

- Cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

- Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 

doc21 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 và 5 tuần 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỐI 5 Bài: ÔN TẬP CUỐI NĂM (Tiết 1) Tiết: 33 DKTG: 40 phút I. MỤC TIÊU - Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới. - Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên ( vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế ( một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, châu Đại Dương, châu Nam Cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. GV: Bản đồ thế giới để trống tên các châu lục và các đại dương; Phiếu học tập của HS;Thẻ từ ghi tên các châu lục và các đại dươn - HS: SGK - Dự kiến hình thức: N - Dự kiến phương pháp: TL, QS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: - GV gọi một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu. - GV tổ chức cho HS chơi trò: “Đối đáp nhanh” để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào. Ở trò chơi này mỗi nhóm gồm 8 HS. GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày. * Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b trong SGK. - GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV kẽ sẵn bảng thống kê lên bảng và giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng. 4. Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập HKII. Làm việc cả lớp. - Một số HS chỉ Bản đồ. - HS chơi trò chơi. Làm việc theo nhóm. Các nhóm HS thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến. ĐỊA LÍ- KHỐI 4 BÀI: KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM Tiết: 33 DKTG: 40 phút I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: HS biết vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí. 2.Kĩ năng: Nêu thứ tự tên các công việc trong quá trình khai thác & sử dụng dầu khí, hải sản của nước ta. Chỉ trên bản đồ Việt Nam vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta. Biết một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản & ô nhiễm môi trường biển. 3.Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển. PTHS: HS nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ sản phẩm. Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ. GDBVMT: Sự ô nhiễm khi khai thác, đánh bắt bừa bãi (HĐNT) II.CHUẨN BỊ: - Gv: + Bản đồ tự nhiên Việt Nam.Bản đồ công nghiệp, ngư nghiệp Việt Nam. + Tranh ảnh về khai thác dầu khí, khai thác & nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường. - HS: SGK - Dự kiến hình thức: N - Dự kiến phương pháp: TL III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: Biển đông & các đảo Chỉ trên bản đồ & mô tả về biển, đảo của nước ta? Nêu vai trò của biển & đảo của nước ta? GV nhận xét Dạy bài mới: a.Giới thiệu bài: Hoạt động1: Hoạt động cả lớp GV yêu cầu HS chỉ trên bản đồ Việt Nam nơi có dầu khí trên biển. GV: Dầu khí là tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của nước ta, nước ta đã & đang khai thác dầu khí ở biển Đông để phục vụ trong nước & xuất khẩu. Mô tả quá trình thăm dò, khai thác dầu khí? Quan sát hình 1 & các hình ở mục 1, trả lời câu hỏi của mục này trong SGK? Kể tên các sản phẩm của dầu khí được sử dụng hàng ngày mà các em biết? GV : Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc & chế biến dầu. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản? Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ? Trả lời những câu hỏi của mục 2 trong SGK Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản? GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta. GV yêu cầu HS kể về các loại hải sản (tôm, cua, cá) mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn. GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK 4. Hoạt động nối tiếp: GDBVMT: Sự ô nhiễm khi khai thác, đánh bắt bừa bãi Chuẩn bị bài: Ôn tập HS trả lời HS nhận xét HS chỉ trên bản đồ Việt Nam nơi có dầu khí trên biển. HS dựa vào tranh ảnh, SGK để trả lời. HS lên bảng chỉ bản đồ nơi đang khai thác dầu khí ở nước ta. HS các nhóm dựa vào tranh ảnh, bản đồ, SGK, vốn hiểu biết để thảo luận theo gợi ý. Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Thứ sáu ngày 8 tháng 5 năm 2011 KHOA HỌC- KHỐI 5 Bài: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT Tiết: 66 DKTG: 40 phút I. MỤC TIÊU: - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái. - BVMT: Bảo vệ, cách thức làm nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí (HĐNT) - KNS: Kĩ năng chọn, xử lí thông tin để biết được một trong các nguyên nhân dẫn tới đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do đáp ứng nhu cầu phục vụ con người, do những hành vi không tốt của con người đã để lại hậu quả xấu với môi trường đất. II Chuẩn bị: - GV: Phiếu học tập - HS: SGK - Phương pháp kĩ thật: Động não III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: GV hỏi HS: - Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ? Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá ? - Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì ? 3.Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. *Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận- Động não. GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 1, 2 trang 136 SGK để trả lời các câu hỏi: + Hình 1 và 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì ? + Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó ? - GV mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. - GV yêu cầu HS liên hệ thực tế qua các câu hỏi gợi ý sau: + Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi. + Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó. GV kết luận: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích đất ở hơn. Ngoài ra, khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người nâng cao cũng cần diện tích đất vào những việc khác như thành lập các khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông, *Hoạt động 2: Thảo luận GV yêu cầu nhóm trưởng điểu khiển nhóm mình thảo luận câu hỏi: - Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, đến môi trường đất. - Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất GV mời đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung. GV kết luận: Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái: - Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Những việc làm đó khiến môi trường đất, nước bị ô nhiễm. - Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất. 4. Hoạt động nối tiếp: - GV nhận xét tiết học. - GDBVMT: Bảo vệ, cách thức làm nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí - GV dặn HS sưu tầm một số tranh ảnh, thông tin về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó; chuẩn bị trước bài “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước ”. HS trả lời: - Con người phá rừng để lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, cây ăn quả hoặc các cây công nghiệp; để lấy chất đốt (làm củi, đốt than,); lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vào nhiều việc khác. Ngoài nguyên nhân rừng bị phá do chính con người khai thác, rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng. - Hậu quả của việc phá rừng: + Khí hậu thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. + Đất bị xói mòn trở nên bạc màu. + Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. - Làm việc theo nhóm. - Các nhóm HS quan sát hình và thảo luận. - Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. + Hình 1 và 2 cho thấy: Trên cùng một địa điểm, trước kia, con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay, phần đồng ruộng hai bên bờ sông (hoặc kênh) đã được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát; hai cây cầu được bắc qua sông (hoặc kênh)... + Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi đó là do dân số ngày một tăng nhanh, cần phải mở rộng môi trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp. - HS phát biểu: Nhu cầu lập khu công nghiệp, nhu cầu đô thị hóa, cần phải mở thêm trường học, mở thêm hoặc mở rộng đường, - Làm việc theo nhóm. - Các nhóm HS thảo luận. Làm việc cả lớp. - Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. SINH HOẠT LỚP TUẦN 33 I. Mục tiêu giáo dục: Giáo dục ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của học sinh. Giúp học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân trong tuần để có hướng phấn đấu trong những tuần học tới. Giúp học sinh nhân thức đúng đắn việc học tập để học sinh có cố gắng hơn trong học tập. Đề ra phương hướng tuần sau. II.Nội dung và hình thức: 1.Nội dung: Đánh giá hoạt động của tuần 33 Triển khai kế hoạch tuần 34 2.Hình thức: Triển khai, đánh giá, thảo luận. III.Lên lớp: *HĐ1: Giúp học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân trong tuần để có hướng phấn đấu trong những tuần học tới. *HĐ2: Đề ra phương hướng tuần sau. *HĐ3: Tổ chức trò chơi Nhận xét hoạt động của lớp trong tuần qua. Lớp phó, các tổ trưởng bổ sung ý kiến. Ý kiến đóng góp của các thành viên trong lớp. Nhận xét hoạt động tuần 33 Đạo đức: Đa số các bạn ngoan ngoãn chấp hành tốt nội quy trường lớp đề ra. Tồn tại: Tránh tình trạng nghỉ học *Học tập: - Duy trì tốt nề nếp dạy và học Các hoạt động khác: Thể dục: Nghiêm túc. VS cá nhân, VS lớp học sạch sẽ Chăm sóc bồn hoa thường xuyên. Kế hoạch tuần 34: Duy trì nề nếp dạy và học Hoàn thiện tiền kế hoạch nhỏ. Lớp đi vận động các bạn thường xuyên nghỉ học ra lớp. *HS thực hiện theo yêu cầu. DUYỆT KT DUYỆT BGH ..

File đính kèm:

  • docGA t33.doc