Giáo án bộ môn lớp 4 và 5 tuần 27

Lịch sử- Khối 5

Bài: Lễ kí Hiệp định Pa-ri.

Tiết: 27

DKTG: 40 phút

I/Mục tiêu:

 Biết ngày 27/1/1973 Mĩ buộc phải kí HĐ Pa – ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN:

 + Những điểm cơ bản của HĐ: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cảu VN; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi VN; chấm dứt dính líu về quân sự ở VN; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở VN.

 + Ý nghĩa HĐ Pa – ri; Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi VN, tạo đk thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.

 -PTHS: Biết lí do Mĩ phải kí HĐ Pa – ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN; thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam – Bắc trong năm 1972.

II/Chuẩn bị:

 *GV: Sách giáo viên + tư liệu có liên quan đến bài học.

 *HS: Sưu tầm ảnh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-ri.

 *Dự kiến hình thức: N,L,CN

 *Dự kiến phương pháp: QS,TL

 

doc24 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 và 5 tuần 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B: b. Dạy bài: *Hoạt động 1:Làm việc theo nhóm. Vị trí, địa lý, giới hạn: -GV chỉ trên quả địa cầu đường phân chia 2 bán cầu Đông, Tây; bán cầu Đông và bán cầu Tây. -Quan sát quả địa cầu cho biết: Những Châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây? -HS trả lời câu hỏi mục 1 sgk. +Quan sát H1 cho biết Châu Mĩ giáp với những đại dương nào? +Dựa vào bảng số liệu bài 17 cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới? **Kết luận: sgv. *Hoạt động 2:Làm việc theo nhóm .Đặc điểm tự nhiên: -Quan sát H2 +H1 và đọc sgk thảo luận: +Quan sát H2, rồi tìm trên H1 các chữ a, b, c, d, e và cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ. +Nhận xét địa hình Châu Mĩ. -Nêu tên và chỉ trên H1: +Các dãy núi cao ở phía tây Châu Mĩ. +Hai đồng bằng lớn của Châu Mĩ. +Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông Châu Mĩ **Kết luận: sgv. *Hoạt động 3: Làm việc lớp. -Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? -Tại sao Châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu? - GDBVMT: + Nêu tác dụng rừng rậm A-ma-dôn/ **Kết luận: sgv. Rút bài học. 4. Hoạt động nối tiếp: -Củng cố: Châu Mĩ tiếp giáp với các đại dương nào? -Bài sau: Châu Mĩ (tiếp theo) HS trả lời. HS mở sách. HS quan sát theo cặp Quan sát, trả lời. Quan sát, trả lời. HS thảo luận theo bàn và trả lời. Đại diện nhóm trình bày. HS trả lời. HS trả lời rừng lọc khí hậu, rừng là lá phổi xanh của trái đấtà làm cho không khí trong lànhà phải bảo vệ rừng HS lắng nghe. ĐỊA LÍ- Khối 4 BÀI: DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG Tiết: 27 DKTG: 40 phút I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: HS biết duyên hải miền Trung có các đồng bằng nhỏ hẹp cùng cồn cát ven biển; có khí hậu khác biệt giữa vùng phía bắc & vùng phía nam. 2.Kĩ năng: HS chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của duyên hải miền Trung. Nêu được một số đặc điểm của duyên hải miền Trung. Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên. 3.Thái độ: Biết chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây nên. -PTHS: +Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp: do núi lan ra sát biển, sông ngắn ít phù sa bồi đắp đồng bằng. +Xác định trên bản đồ dải núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy núi Bạch Mã. -GDBVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi mtrường của con người ở miền đồng bằng.(HĐ2) II.CHUẨN BỊ: -GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam;Ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung: bãi biển phẳng, bờ biển dốc, đá; cánh đồng trồng màu, đầm – phá, rừng phi lao trên đồi cát. -HS: SGK -Dự kiến hình thức: N, L -Dự kiến phương pháp: QS,TL III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Ổn định: 2.KTBC: 3.Dạy bài mới: a.Giới thiệu: Hoạt động1: Hoạt động cả lớp & nhóm đôi. GV treo bản đồ Việt Nam GV chỉ tuyến đường sắt, đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến Hà Nội GV xác định vị trí, giới hạn của vùng này: là phần giữa của lãnh thổ Việt Nam, phía Bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía nam giáp miền Đông Nam Bộ, phía Tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn, phía Đông là biển Đông. GV yêu cầu nhóm 2 HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK Nhắc lại vị trí, giới hạn của duyên hải miền Trung. Đặc điểm địa hình, sông ngòi của duyên hải miền Trung. Đọc tên các đồng bằng. GV nhận xét: Các đồng bằng nhỏ hẹp cách nhau bởi đồi núi lan ra biển. Đồng bằng duyên hải miền Trung gồm nhiều đồng bằng nhỏ hẹp, song có tổng diện tích gần bằng diện tích đồng bằng Bắc Bộ. Đọc tên, chỉ vị trí, nêu hướng chảy của một số con sông trên bản đồ tự nhiên (dành cho HS khá, giỏi) Giải thích tại sao các con sông ở đây thường ngắn? GV yêu cầu một số nhóm nhắc lại ngắn gọn đặc điểm địa hình & sông ngòi duyên hải miền Trung. GV cho cả lớp quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung & giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây, về hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân trong vùng (trồng phi lao, lập hồ nuôi tôm). GV giới thiệu kí hiệu núi lan ra biển để HS thấy rõ thêm lí do vì sao các đồng bằng miền Trung lại nhỏ, hẹp & miền Trung có dạng bờ biển bằng phẳng xen bờ biển dốc, có nhiều khối đá nổi ở ven bờ -PTHS: +Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ và hẹp: do núi lan ra sát biển, sông ngắn ít phù sa bồi đắp đồng bằng. +Xác định trên bản đồ dải núi Bạch Mã, khu vực Bắc, Nam dãy núi Bạch Mã. Hoạt động 2: Hoạt động nhóm & cá nhân GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 1 & ảnh hình 3 Nêu được tên dãy núi Bạch Mã. Mô tả đường đèo Hải Vân? GV giải thích vai trò bức tường chắn gió của dãy Bạch Mã: chắn gió mùa đông bắc thổi đến, làm giảm bớt cái lạnh cho phần phía nam của miền Trung (Nam Trung Bộ hay từ Đà Nẵng trở vào Nam) GV nói thêm về đường giao thông qua đèo Hải Vân & về tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân đã được xây dựng vừa rút ngắn đường, vừa hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở vì mưa bão Quan sát lược đồ hình 1, cho biết vị trí thành phố Huế & Đà Nẵng trong vùng duyên hải miền Trung? Dựa vào bảng số liệu trang 133 hãy so sánh nhiệt độ của Huế & Đà Nẵng? GV nhắc lại sự khác biệt khí hậu giữa vùng phía bắc & phía nam nhất là trong tháng 1 (mùa đông của miền Bắc). GV nêu gió Tây Nam vào mùa hè & gió Đông Nam vào mùa thu đông, liên hệ với sông ngắn vào mùa mưa nước lớn dồn về đồng bằng nên thường gây lũ lụt đột ngột. GV làm rõ những đặc điểm không thuận lợi do thiên nhiên gây ra cho người dân ở duyên hải miền Trung & hướng thái độ của HS là chia sẻ, cảm thông với những khó khăn người dân ở đây phải chịu đựng. -GV yêu cầu HS : Lên chỉ bản đồ duyên hải miền Trung, đọc tên các đồng bằng, tên sông, mô tả địa hình của duyên hải. Nhận xét về sự khác biệt khí hậu giữa vùng phía Bắc & vùng phía Nam của duyên hải; về đặc điểm gió mùa hè & thu đông của miền này. -GDBVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi mtrường của con người ở miền đồng bằng 4. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Người dân ở duyên hải miền Trung. HS quan sát Các nhóm đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về vị trí, giới hạn & đặc điểm địa hình, sông ngòi của duyên hải miền Trung Do núi gần biển, duyên hải hẹp nên sông ở đây thường ngắn. HS nhắc lại ngắn gọn đặc điểm địa hình & sông ngòi duyên hải miền Trung. HS quan sát lược đồ hình 1 & ảnh hình 3 & nêu Dãy núi Bạch Mã. Nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, bên trái là sườn núi cao, bên phải là sườn núi dốc xuống biển. HS cùng nhau nhận xét lược đồ, bảng số liệu & trả lời Vị trí của Huế ở phía Bắc đèo Hải Vân, Đà Nẵng ở phía Nam. Nhiệt độ của Huế & Đà Nẵng chênh lệch trong tháng 1, Huế lạnh hơn Đà Nẵng 1 độ C & tháng 7 thì giống nhau, đều nóng. (Từ đó HS nhận thấy rõ hơn vai trò của bức tường chắn gió mùa đông của dãy Bạch Mã). Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011 Khoa học-Khối 5 Bài: Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ. Tiết: 54 DKTG: 40 phút I/Mục tiêu: Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, là, rễ của cây mẹ II/Chuẩn bị: -GV: Hình trang 110, 111 sgk,Phiếu HT -HS: SGK -Dự kiến hình thức: N -Dự kiến phương pháp: QS,TL III/Hoạt động dạy học: Phương pháp dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:: Kiểm tra bài: Cây con mọc lên từ hạt. 3. Dạy bài mới: Cây con có thể mọc lên từ một số b/phân của câymẹ *Hoạt động 1: Quan sát. Chia nhóm. B1: -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 sgk. HS vừa kết hợp quan sát các hình vẽ sgk vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp: +Tìm chồi trên vật thật (hoặc hình vẽ): ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, hành, tỏi. +Chỉ vào từng hình trong hình 1 trang 110 sgk và nói về cách trồng mía. -GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc. B2: Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. Đáp án: +Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía (Hình 1a). +Người ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong nhũng rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại (hình 1b). Một thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía (hình 1c). +Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi. +Trên củ gừng cũng có những chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi. +Trên đầu của củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên. +Đối với lá bỏng, chồi được mọc ra từ mép lá. GV yêu cầu HS kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ. GV kết luận: sgv *Hoạt động 2: Thực hành Tiến hành: HS trồng cây vào chậu, thùng theo nhóm như ở trên. 4. Hoạt động nối tiếp: -Bài sau: Sự sinh sản của động vật. HS trả lời. HS mở sách. HS thảo luận và trả lời câu hỏi. HS đại diện nhóm. HS tham gia. HS lắng nghe. SINH HOẠT LỚP TUẦN 27 I. Mục tiêu giáo dục: Giáo dục ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của học sinh. Giúp học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân trong tuần để có hướng phấn đấu trong những tuần học tới. Giúp học sinh nhân thức đúng đắn việc học tập để học sinh có cố gắng hơn trong học tập. Đề ra phương hướng tuần sau. II.Nội dung và hình thức: 1.Nội dung: Đánh giá hoạt động của tuần 27 Triển khai kế hoạch tuần 28. 2.Hình thức: Triển khai, đánh giá, thảo luận. III.Lên lớp: *HĐ1: Giúp học sinh thấy được ưu, khuyết điểm của bản thân trong tuần để có hướng phấn đấu trong những tuần học tới. *HĐ2: Đề ra phương hướng tuần sau. *HĐ3: Tổ chức trò chơi Nhận xét hoạt động của lớp trong tuần qua. Lớp phó, các tổ trưởng bổ sung ý kiến. Ý kiến đóng góp của các thành viên trong lớp. Nhận xét hoạt động tuần 27 Đạo đức: Đa số các bạn ngoan ngoãn chấp hành tốt nội quy trường lớp đề ra. Tồn tại: Tránh tình trạng nghỉ học *Học tập: - Duy trì tốt nề nếp dạy và học Các hoạt động khác: Thể dục: Nghiêm túc. VS cá nhân, VS lớp học sạch sẽ Chăm sóc bồn hoa thường xuyên. Kế hoạch tuần 28: Duy trì nề nếp dạy và học Hoàn thiện tiền kế hoạch nhỏ. Lớp đi vận động các bạn thường xuyên nghỉ học ra lớp. *HS thực hiện theo yêu cầu. DUYỆT KT DUYỆT BGH ..

File đính kèm:

  • docGA bo mon t27.doc
Giáo án liên quan