LỊCH SỬ- KHỐI 4
Bài: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
Tiết: 19
DKTG: 40 phút
I/Mục tiêu:
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ, trong triều, một số quan lại bất bình. Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
+ nông dân và nô tỳ nổi dậy đấu tranh.
- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần nhà Hồ.
- Trước sự suy yếu của nhà Trần. Hồ quý Ly- một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà hồ và đổi tên là nước là Đại Ngu.
- PTHS: + Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly: quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc; quy định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc.
+ Biết lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại: không được đoàn kết toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội.
13 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 và 5 tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G: 40 phút
Tích hợp GDBVMT: Liên hệ- HĐNT
I .MỤC TIÊU :
- Làm thí nghiệm để nhận ra không khí chuyển động tạo thành gió.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
- GDBVMT: Bảo vệ môi trường để có một làn gió trong lành (HĐNT)
II.CHUẨN BỊ:
GV: Hình trang 74,75 SGK
HS: SGK
Dự kiến hình thức: N
Dự kiến phương pháp: QS, TL
.III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1 / Ổn định:
2/ Kiểm tra
3 / Dạy bài mới :
a. GTB:
* Hoạt động 1: Chơi chong chóng
- Tổ chức hướng dẫn
- Trong lúc HS chơi trò chơi GV nên cho HS tìm hiểu xem :
+ Khi nào chong chóng không quay?
+ Khi nào chong chóng quay?
+ Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm?
- Chơi theo nhóm:
- GV kiểm tra bao quát hoạt động của các nhóm.
- Trường hợp chong chóng không quay, cả nhóm sẽ bàn xem: làm thế nào để chong chóng quay?
- Làm việc trong lớp
* Kết luận:
- Khi ta chạy không khí xung quanh ta chuyển động tạo ra gió, gió thổi làm chong chóng quay. Gió thổi mạnh làm chong chóng quay nhanh. Gió thổi yếu làm chong chóng quay chậm. Không có gió tác động thì chong chóng không quay .
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió.
- Tổ chức và hướng dẫn
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị thí nghiệm này.
- GV yêu cầu HS đọc các mục thực hành trang 74 SGK để biết cách làm.
- GV kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng Không khí chuyển động tạo thành gió.
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển dộng của không khí trong tự nhiên.
- Tổ chức và hướng dẫn
- GV đề nghị HS làm theo cặp
- GV yêu cầu các em quan sát đọc thông tin ở mục.bạn cần biết.
+ Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển
* Kết luận: sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn nhóm mình chơi có tổ chức.
- Nếu trời lặng gió: chong chóng không quay.
- Khi có gió
- Tùy theo thời tiết khi đó, nếu trời có gió mạnh một chút chong chóng sẽ quay).
- Đại diện các nhóm báo cáo xem trong khi chơi chong chóng của bạn nào quay nhanh và giải thích.
- Phải tạo ra gió bằng cách chạy.
- Các nhóm HS làm thí nghiệm và thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi SGK
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- HS quan sát đọc thông tin ở mục bạn cần biết SGK trang 75
- HS làm việc cá nhân trước khi làm việc theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
4. Hoạt động nối tiếp:
- Bảo vệ môi trường để có một làn gió trong lành
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và xem bài sau
Khoa học- Khối 5
Bài: Dung dịch.
Tiết: 39
DKTG: 40 phút
I/Mục tiêu:
Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất.
II/Chuẩn bị:
- GV: Hình trang 76, 77sgk.
- HS: Một ít đường (muối), nước sôi để nguội, một cốc thuỷ tinh, thìa nhỏ có cán dài.
- Dự kiến hình thức: N
- Dự kiến phương pháp: QS, TH, TL
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:: Hỗn hợp.
3. Bài mới: Dung dịch.
*Hoạt động 1: Thực hành “Tạo ra một dung dịch” Chia nhóm.
- GV cho HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn sgk. Nhóm trưởng điều khiển các nhiệm vụ sau:
a) Tạo ra một dung dịch đường, tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định và ghi như bảng trang 76 sgk.
b) Thảo luận các câu hỏi:
+ Để tạo ra dung dich cần có những điều kiện gì?
+ Dung dịch là gì?
+ Kể tên một số dung dịch mà bạn biết.
- Đại diện mỗi nhóm nêu công thức pha dung dịch đường, muối và các nhóm khác nếm thử, các nhóm nhận xét, so sánh độ ngọt hoặc mặn của dung dịch mỗi nhóm tạo ra.
- GV cho HS nói dung dịch là gì và kể tên một số dung dịch khác.
GV kết luận: sgv.
*Hoạt động 2: Thực hành. Chia nhóm..
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lần lượt làm các công việc sau:
+ Đọc mục hướng dẫn thực hành trang 77 sgk và thảo luận, đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi sgk.
+ HS cùng làm thí nghiệm và dự đoán kết quả. Sau đó - - HS so sánh kết quả với dự đoán.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thí nghiệm và thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
- Gợi ý trả lời: Những giọt nước đọng trên đĩa không có vị mặn như nước muối trong cốc, vì chỉ có hơi nước bốc lên, khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước......
- GV: Qua thí nghiệm trên, theo các em, ta có thể làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
- GV giảng nếu HS không trả lời được.GV kết luận: sgv.
Nếu còn thời gian thực hiện trò chơi đố bạn.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Bài sau: Sự biến đổi hoá học.
HS trả lời.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
HS trả lời.
HS tham gia.
HS lắng nghe.
Thứ sáu ngày 07 tháng 01 năm 2012
Khoa học- Khối 4
Bài: GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH, PHÒNG CHỐNG BÃO
Tiết: 40
DKTG: 40 phút
Tích hợp GDBVMT: HĐNT- Liên hệ
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số tác hại của bão: Thiệt hại về người và của
- Nêu cách phòng chống:
+ Theo dõi bản tin thòi tiết.
+ Cắt điện. Tàu thuyền không ra khơi.
+ Đến nơi trú ẩn an toàn
- GDBVMT: Bảo vệ môi trường trong sạch; trồng cây xanh điều hòa nhiệt độ sẽ hạn chế được bão.(HĐNT)
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Hình trang 76, 77 SGK
HS: SGK
Dự kiến hình thức: N
Dự kiến phương pháp: QS, TL
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Ổn định:
2. KTBC:
- Nêu nguyên nhân gây ra gió
- Nêu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên.
3. Dạy bài mới:
a. GTB:
* HĐ1: Tìm hiểu về một số cấp gió.
- GV giới thiệu người đầu tiên nghĩ ra cách phân chia sức gió thổi thành 13 cấp độ
* Kết luận : Thứ tự cần điền: Cấp 5, cấp 9, cấp 0, cấp 7, cấp 2.
* HĐ2: Thảo luận về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão. ( Nhóm )
- Nêu những dấu hiệu đặc trưng của bão.
- Nêu tác hại do bão gây ra
- Nêu cách phòng chống bão
* Kết luận: SGK
* HĐ3: Trò chơi Ghép chữ vào hình.
GV phô-tô 4 hình minh hoạ các cấp độ của gió/76SGK viế lời ghi chú vào các tấm phiếu. các nhóm thi nhau gắn chữ vào hình cho phù hợp.
Nhóm nào làm nhanh và đúng là thắng cuộc.
4. Hoạt động nối tiếp:
- Bảo vệ môi trường trong sạch; trồng cây xanh điều hòa nhiệt độ sẽ hạn chế được bão - YCHS đọc mục cần biết
- Dặn dò
- 2h/s trả lời.
- Các nhóm quan sát hình vẽ và đọc các thông tin trong trang 76/SGK và hoàn thành bài tập.2/49
- H/S đọc nội dung bài tập
- H/S quan sát hình 5,6 và nghiên cứu mục cần biết/77 SGK và TLCH.
- Khi gió quá mạnh, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái.
- Thiệt hại về người và của.
- Tích cực phòng chống bão bằng cách theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa , sản xuất, đề phòng khan hiếm thức ăn và nước uống để phòng tai nạn ..
- H/S đọc mục cần biết.
Khoa học- Khối 5
Bài: Sự biến đổi hoá học.
Tiết: 40
DKTG: 40 phút
I/Mục tiêu:
Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
KNS: Kĩ năng quản lí thời gian trong qua trình tiến hành thí nghiệm
II/ Đồ dùng dạy học.
- GV: Hình trang 78, 79, 80, 81 sgk. Phiếu học tập
- HS: Giấy nháp; dùng thìa có cán dài và nến..
- Phương pháp kĩ thuật: Quan sát và trao đổi theo nhóm nhỏ.
III/Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:: Kiểm tra bài: Dung dịch.
3. Bài mới: Sự biến đổi hoá học.
a. GTB:
* Hoạt động 1: Thí nghiệm- QS và trao đổi theo nhóm nhỏ.
- Nhóm trưởng điều khiển làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu ở trang 78 sgk sau đó ghi vào phiếu học tập.
Thí nghiệm
Mô tả h/tượng
Giải thích h/tượng
* Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy.
* Thí nghiệm 2: Chưng đường trên ngọn lửa.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. -GV yêu cầu cả lớp trả lời câu hỏi:
+ Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như hai thí nghiệm trên gọi là gì?
+ Sự biến đổi hoá học là gì?
GV kết luận: sgv.
* Hoạt động 2: Thảo luận.Chia nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình trang 79 sgk và thảo luận các câu hỏi:
+ Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn lại kết luận như vậy?
+ Trường hợp nào là sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
Hình
NDtừng hình
Biến đổi
Giải thích
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7
- GV kết luận: sgv.
4. Hoạt động nối tiếp:
Bài sau: Sự biến đổi hoá học (tiếp theo).
HS trả lời.
HS mở sách.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
Đáp án: sgv.
HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
HS đại diện nhóm.
Đáp án: sgv.
HS lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 19
I/ Mục tiêu :
- Đánh giá các hoạt động trong tuần , đề ra kế hoạch tuần đến
- Rèn kĩ năng sinh hoạt tập thể
- GD HS ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể
- Nêu nhiệm vụ học tập và chương trình học ở tuần 20
II/ Các hoạt động chính :
1/ Ổn định :
HĐ của GV
HĐ của HS
2/ Hoạt động chính :
* HĐ1: Tổng kết tuần 19
GV yêu cầu học sinh báo cáo
GV nhận xét đánh giá ưu, khuyết điểm của tập thể, cá nhân.
* HĐ2: Yêu cầu HS rèn viết để chuẩn bị thi VSCĐ vòng trường.
* HĐ3 : Công bố công tác tuần 20:
Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập tuần 20.
Nhắc nhở học sinh học thuộc bảng nhân , chia, xem trước bài chính tả , tập đọc
Lên kế hoạch cho học sinh khá giỏi kèm học sinh yếu (nhất là: : Muội, Tuấn, Trang). Tổ chức kèm HS tại trường vào chủ nhật ( có sự đồng ý của cha mẹ HS)
* HĐ4 : Chơi trò chơi
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Đố bạn” . Chủ đề “Khoa- Sử- Địa ”
Duyệt của tổ khối trưởng
Cán sự lớp báo cáo tình hình học tập, nề nếp, trực nhật lớp trong tuần qua
Lớp phó học tập lớp báo cáo
Lớp trưởng báo cáo
HS lắng nghe, phản hồi ý kiến
- HS phát huy và rút kinh nghiệm
HS lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện tốt
HS lắng nghe , ghi nhớ và thực hiện tốt
Tự tổ chức nhóm học tập
HS chơi chủ động , có thưởng , phạt
Duyệt của BGH
File đính kèm:
- GAT19.doc