KHOA HỌC
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG
I.Mục tiêu
-Nêu được vai trò của âm thanh đối với cuộc sống (giao tiếp với nhau qua nói chuyện, hát, nghe; dùng làm các tín hiệu: tiếng còi xe, tiếng trống, tiếng kẻng, )
-Nêu được ích lợi của việc ghi lại âm thanh.
-Biết đánh giá, nhận xét về sở thích âm thanh của mình.
II.Đồ dùng dạy học
-HS chuẩn bị theo nhóm: 5 vỏ chai nước ngọt hoặc 5 cốc thuỷ tinh giống nhau.
-Tranh, ảnh về các loại âm thanh khác nhau trong cuộc sống.
-Hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5 SGK.
-Đài cát-xét (có thể ghi), băng trắng để ghi, băng ca nhạc thiếu nhi.
12 trang |
Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 tuần thứ 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuyên dương.
4.Dặn dò
-Dặn HS luôn có ý thức phòng chống ô nhiễm tiếng ồn bằng các biện pháp đơn giản, hữu hiệu.
-Nhận xét tiết học.
-Hs hát
-HS trả lời.
-Đọc, trao đổi, thảo luận và làm bài.
-Kết quả có thể là:
Ưa thích
Không ưa thích
-Tiếng chim hót, tiếng nói chuyện, tiếng cười của em bé, tiếng nhạc nhẹ.
-Tiếng loa phóng thanh mở to, tiếng búa tán thép, tiếng máy cưa, tiếng máy khoan, tiếng động cơ ô tô.
+Những âm thanh đó quá to, có hại cho tai và sức khoẻ, nó làm cho con người cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi.
-HS nghe.
-HS thảo luân nhóm 4.
-HS trao đổi, thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy.
-HS trình bày kết quả:
+Tiếng ồn có thể phát ra từ : tiếng động cơ ô tô, xe máy, ti vi, loa đài, chợ, trường học giờ ra chơi, chó sủa trong đêm, máy cưa, máy khoan bê tông.
+Những loại tiếng ồn : tiếng tàu hoả, tiếng loa phóng thanh công cộng, loa đài, ti vi mở quá to, tiếng phun sơn từ cửa hàng hàn xì, tiếng máy trộn bê tông, tiếng ồn từ chợ, tiếng công trường xây dựng
-HS trả lời: Hầu hết các loại tiếng ồn là do con người gây ra.
-HS nghe.
-HS thảo luận nhóm ngẫu nhiên.
-Quan sát tranh, ảnh , trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi:
+Tiếng ồn có tác hại: gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng tới tai.
+Các biện pháp để phòng chống tiếng ồn: có những qui định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng, sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai, trồng nhiều cây xanh.
-HS nghe.
-HS thảo luận cặp đôi.
-HS trình bày kết quả;
+Những việc nên làm: Trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người có ý thức giảm ô nhiễm tiếng ồn: công trường xây dựng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp xây dựng xa nơi đông dân cư hoặc lắp các bộ phận giảm thanh.
+Những việc không nên làm: nói to, cười đùa nơi cần yên tĩnh, mở nhạc to, mở ti vi to, trêu đùa súc vật để chúng kêu, sủa. Nổ xe máy, ô tô trong nhà, xây dựng công trường gần trường học, bệnh viện.
-HS tham gia trò chơi.
-HS nghe.
-HS đóng vai.
-HS nhận xét, tuyên dương bạn.
LỊCH SỬ
TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
I.YÊU CẦU:
- Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):
+ Đến thời Hậu Lê giáo dục có qui củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư, ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo,
+ Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh qui, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh.
- PHT của HS .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ :
-Những điều trích trong “ Bộ luật Hồng Đức” bảo vệ quyền lợi của ai và chống những người nào?
-Em hãy nêu những nét tiến bộ của nhà Lê trong việc quản lí đất nước ?
-GV nhận xét và ghi điểm .
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tựa lên bảng.
b.Giảng bài :
*Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm 4:
- GV phát PHT cho HS.
-GV yêu cầu HS đọc SGK để các nhóm thảo luận:
+Việc học dưới thời Lê được tồ chức như thế nào?
+Trường học thời Lê dạy những điều gì?
+ Chế độ thi cử thời Lê thế nào?
- GV khẳng định: GD thời Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo.
*Hoạt động 2 : Hoạt động cả lớp:
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
-GV tổ chức cho cả lớp thảo luận để đi đến thống nhất chung.
-GV cho HS xem và tìm hiểu nội dung các hình trong SGK và tranh, ảnh tham khảo thêm: Khuê Văn Các và các bia tiến sĩ ở Văn Miếu cùng hai bức tranh: Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh để thấy được nhà Lê đã rất coi trọng giáo dục .
4.Củng cố :
-Cho HS đọc bài học trong khung .
-Tình hình giáo dục nước ta dưới thời Lê?
-Nêu một số chi tiết chứng tỏ triều Lê Thánh Tông rất chú ý tới GD?
5.Dặn dò:
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Văn học và khoa học thời Hậu Lê”.
-Nhận xét tiết học.
- 4 HS .(2 HS hỏi đáp nhau) .
- HS khác nhận xét ,bổ sung .
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại
- HS các nhóm thảo luận .
- Đaị diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét.
- HS các nhóm thảo luận .
-HS xem tranh, ảnh .
-Vài HS đọc .
-HS trả lời .
-Cả lớp.
ĐỊA LÝ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA
NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
A .MỤC TIÊU :
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
+ Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
+ Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản.
+ Chế biến lương thực.
HS khá, giỏi:
Biết những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và thuỷ sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao đông.
B .CHUẨN BỊ
Tranh ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt cá, tôm ở đồng bằng Nam Bộ (do HS và GV sưu tầm)
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/.Ổn định :
II/ Kiểm tra bài cũ
- Kể tên một số dân tộc và những lễ hội nỗi tiếng ở Đồng Bằng Nam Bộ ?
- Kể tên một số dân tộc & các lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ?
- GV nhận xét ghi điểm
III / Bài mới :
Hoạt động 1 : Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước
- Đồng bằng Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
- Hãy cho biết lúa gạo, trái cây ở đồng bằng Nam Bộ được tiêu thụ ở những đâu?
- GV nhận xét chốt ý đúng
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Quan sát các hình dưới đây kể tên theo thứ tự các công việc trong thu hoạch và chế biến gạo xuất khẩu ở đồng bằng Nam Bộ.
- Quan sát hình 2/122 , kết hợp với vốn hiểu biết của mình, em hãy kể tên các trái cây ở đồng bằng Nam Bộ ?
- GV nói: Đồng bằng Nam Bộ là nơi xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước. Nhờ đồng bằng này , nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu nhiều gạo nhất thế giới.
Hoạt động 3 : Nơi nuôi và đành bắt nhiều thủy sản nhất cả nước .
Dựa vào SGK, tranh ảnh và vốn hiểu biết của bản thân thảo luận theo gợi ý:
- Điều kiện nào làm cho đồng bằng Nam Bộ đánh bắt được nhiều thuỷ sản?
- Kể tên một số loại thủy sản được nuôi nhiều ở đây?
- Sản phẩm thủy, hải sản của đồng bằng được tiêu thụ ở đâu?
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Bài học SGK
IV . CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- HS trả lời các câu hỏi SGK
- GV nhận xét tiết học .
Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ ( tt )
-Hát
-2 -3 HS nêu
- HS dựa vào nội dung bài trả lời câu hỏi
- (HS khá , giỏi )
+ Nhờ đất đai màu mở, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
+ Cung cấp cho nhiều nơi trong nước và xuất khẩu
- HS quan sát và trình bày
- Chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, xoài, thanh long .
- Các nhóm trình bày kết quả lên bảng
- HS dựa vào SGK, tranh ảnh, vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi.
-Có mạng lưới sông ngòi daỳ đặc là điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt?
- Cá tra, cá basa,tôm,
- Tiêu thụ ở nhiều nơi trong nước và trên thế giới.
- Hs đọc bài học
KỸ THUẬT
TRỒNG CÂY RAU, HOA .(tiết 1)
A .MỤC TIÊU :
- Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.
- Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu
- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu.
- Ở những nơi có điều kiện về đất, có thể xây dựng một mảnh vườn nhỏ để học sinh thực hành trồng cây rau, hoa phù hợp.
- Ở những nơi khơng có điều kiện thực hành, không bắt buộc học sinh thực hành trồng cây rau, hoa.
B .CHUẨN BỊ :
- Dụng cụ trồng rau hoa:
+ Túi bầu, có chứa đất.
+ Cuốc, dầm xới, bình tưới nước có vòi hoa sen.
C .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I / Ổn định tổ chức
II / Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra vật liệu và dụng cụ
III / Bài mới:
a. Giới thiệu bài: -Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về cách trồng cây con rau, hoa
b .Hướng dẫn
* Hoạt động 1 : GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu quy trình kĩ thụât trồng cây con:
- GV hướng dẫn học sinh đọc nội dung bài trong SGK.
- Tại sao phải chọn cây khoẻ không chọn cây cong quẹo, gầy yếu, và không bị sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn?
- Nêu lại cách chuẩn bị đất trước khi gieo hạt?
+ GV hướng dẫn học sinh quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con và trả lời các câu hỏi.
- GV giải thích một số yêu cầu khi trồng cây con.
+ Giữa các cây trồng trên luống cần phải có một khoảng cách nhất định.
+ Hốc trồng cây: Đào hốc trồng những cây to có bầu đất bằng cuốc.
* Hoạt động 2 : GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV hướng dẫn học sinh chọn đất cho đất vào bầu và trồng cây con trên bầu đất.
+ Ta nên chọn đất như thế nào?
- GV hướng dẫn cách trồng cây con các bước trong SGK.
- Cần làm mẫu chậm và giải thích kĩ các yêu cầu kĩ thuật từng bước một.
IV / CỦNG CỐ –DĂN DÒ
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau: Trồng cây rau hoa (tiết 2) .
- Hát
- Hs quan sát SGK.
Để sau khi trồng cây mới nhanh bén rể và phát triển tốt.
Đất trồng cây con cẩn được làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại và lên luống.
- Một vài HS nhắc lại.
- Lấy đất ruộng hoạc đất vườn đã phơi khô, đập nhỏ cho vào túi bầu sau đó chọn cây con tiến hành trồng cây con và bầu đất.
TOÁN(ÔN)
ÔN TẬP VỀ BẢNG NHÂN 2,3,4,5. ĐƯỜNG GẤP KHÚC CÓ ĐƠN VỊ ĐO.
DÃY TÍNH CÓ 2 PHÉP TÍNH .
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố kĩ năng thực hành tính trong các bảng nhân 2,3,4,5.áp dụng các bảng nhân đã học để giải toán
- Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc .
- Tự tin giải toán .
II.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Bài 1: Điền số :
a.
5 x 5 x 2 = 5 x 10 = 50
3 x 5 x 2 =
5 x 3 x 2 =
5 x 4 x2 =
4 x 4 x2 =
4 x 3 x 2 =
3 x 4 x 2 =
2 x 7 x 2 =
b.
3 x 3 =
3 x=12
2 x 5 =
2 x = 18
4 x 7 =
4 x = 24
5 x 10 =
5 x = 45
Bài 2: Tính
2 x 9 + 10 =
3 x 8 +36 =
4 x 7 + 12 =
4 x 9 – 15 =
5 x 9 – 25 =
5 x 6 –13 =
Bài 3: Ghi tên các đường gấp khúc có trong hình vẽ sau:
A, Các đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng.
B, Các đường gấp khúc gồm 2 đoạn thẳng
B C E
A D
Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc sau bằng 2 cách.
P
M N Q R
- H/s làm bài vào vở
- Gọi 1 H/s lên chữa bài
- Củng cố dặn dò.
File đính kèm:
- Tuần 22.doc