Giáo án bộ môn lớp 4 tuần 7

KHOA HỌC

PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ

I/ Mục tiêu:

 Giúp HS:

 -Nêu được dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.

 -Nêu được nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng.

 -Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì và vận động mọi người cùng phòng và chữa bệnh béo phì.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 -Các hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).

 -Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi.

 -Phiếu ghi các tình huống.

 

doc12 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dung hay và vẽ đẹp, trình bày lưu loát. 3.Củng cố- dặn dò: -GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 31 / SGK. -Dặn HS có ý thức giữ gìn vệ sinh đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. -3 HS trả lời. -HS trả lời: -Thảo luận cặp đôi. -HS trả lời: 1) Các bệnh lây qua đường tiêu hoá làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng. 2) Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế. -HS lắng nghe, ghi nhớ. -HS tiến hành thảo luận nhóm. -HS trình bày. +Hình 1, 2 các bạn uống nước lả, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá. +Hình 3- Uống nước sạch đun sôi, +Hình 4- Rửa chân tay sạch sẽ, + +Hình 5- Đổ bỏ thức ăn ôi thiu, +Hình 6- Chôn lắp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hoá. 2) Ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn, 3) Không ăn thức ăn để lâu ngày, không ăn thức ăn bị ruồi, muỗi bâu vào, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá. 4) Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh. -HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. -HS đọc. -Vì ruồi là con vật trung gian truyền các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Chúng thường đậu ở chỗ bẩn rồi lại đậu vào thức ăn. -HS lắng nghe. -Tiến hành hoạt động theo nhóm. -Chọn nội dung và vẽ tranh. -Mỗi nhóm cử 1 HS cầm tranh, 1 HS trình bày ý tưởng của nhóm mình. LỊCH SỬ : CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (NĂM 938) I.Mục tiêu : - Kể ngằn gọn trận Bạch Đằng năm 938: +Đôi nét về người lãnh đạo Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể của Dương đình Nghệ. + Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngơ Quyền bắt giết Kiều Công Tiển và chuẩn bị đón đánh quân nam Hán + Những nét chính về diễn biến của trận bạch Đằng: Ngô quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thủy triều lên xuống trên sông bạch Đằng, nhữ giặc vào bải cọc và tiêu diệt địch + Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc II.Chuẩn bị : - Hình trong SGK phóng to . - Tranh vẽ diển biến trận BĐ. - PHT của HS . III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định: 2.KTBC :Khởi nghĩa Hai Bà Trưng . - Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào ? - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng có ý nghĩa như thế nào? - GV nhận xét, cho điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu : Hôm nay các em sẽ học Lịch sử bài Chiến thắng bạch đằng do ngô quyền lãnh đạo(năm 938) b.Phát triển bài : *Hoạt động cá nhân: -Yêu cầu HS đọc SGK -GV phát PHT cho HS . -GV yêu cầu HS điền dấu x vào ô trống những thông tin đúng về Ngô Quyền : £ Ngô Quyền là người Đường Lâm (Hà Tây) £ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ . £ Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán . £ Trước trận BĐ Ngô Quyền lên ngôi vua . -GV yêu cầu vài em dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu một số nét về con người Ngô Quyền. -GV nhận xét và bổ sung . *Hoạt động cả lớp : - GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn : “Sang đánh nước ta hoàn toàn thất bại” để trả lời các câu hỏi sau : +Cửa sông Bạch Đằng ở đâu ? +Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì ? +Trận đánh diễn ra như thế nào ? +Kết quả trận đánh ra sao ? - GV yêu cầu một vài HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận BĐ. - GV nhận xét, kết luận: Quân Nam Hán sang xâm lược nước ta . Ngô Quyền chỉ huy quân ta, lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông BĐ, nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh tan quân xâm lược (năm 938) . *Hoạt động nhóm : -GV phát PHT và yêu cầu HS thảo luận : +Sau khi đánh tan quân Nam Hán ,Ngô Quyền đã làm gì ? -GV tổ chức cho các nhóm trao đổi để đi đến kết luận: Mùa xuân năm 939 , Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa . Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị PKPB đô hộ . 4.Củng cố : -Cho HS đọc phần bài học trong SGK . -GV giáo dục tư tưởng . 5. Dặn dò: -Nhận xét tiết học . -Về nhà tìm hiểu thêm một số truyện kể về chiến thắng BĐ của Ngô Quyền . -Chuẩn bị bài tiết sau :” Ôn tập “. - Hát vui. - 4 HS hỏi đáp với nhau . - HS khác nhận xét , bổ sung . - HS đọc - HS điền dấu x vào trong PHT của mình . -3 HS nêu. - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi . - HS nhận xét ,bổ sung . -2 HS thuật . -HS các nhóm thảo luận và trả lời. -Các nhóm khác nhận xét , bổ sung . -4 HS đọc . -HS trả lời . -HS cả lớp . ĐỊA LÝ MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN A .MỤC TIÊU : - Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống ( Gia rai, Ê –đê, Ba – na, Kinh) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta. - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên: Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. - HS khá giỏi: Quan sát tranh, anh mô tả nhà rông. B .CHUẨN BỊ - Bản đồ địa lí tự nhiên VN - Tranh ảnh về nhà, buôn làng, trang phục ở Tây Nguyên. C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I/.Ổn định : II/ Kiểm tra bài cũ - Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Chỉ vị trí các cao nguyên trên bản đồ Việt Nam? - Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Đó là những mùa nào? - GV nhận xét, ghi điểm III / Bài mới 1/ Giói thiệu bài 2 / Bài giảng Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - Kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên? - Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên ? - Những dân tộc nào từ nơi khác đến ? - Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ? Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp , nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì? - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời. 2 / Nhà rông ở Tây Nguyên Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đăc biệt ? - Nhà rông được dùng để làm gì? - Sự to đẹp của nhà rông biểu hện cho điều gì? - Hãy mô tả nhà Rông (quan sát tranh ảnh SGK) - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi - Người dân ở Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào? - Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào? - Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên? - Người dân ở Tây Nguyên sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào? - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : - GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng & sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên . - Dặn HS về nhà học thuộc bài SGK và xem bài sau. - Hát vui - 2 HS trả lời - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi . - Gia rai, Ê đê, Ba Na, Xơ đăng.. và một số dân tộc khác đến đây xây dựng kinh tế. - Gia rai, Êđê, Ba Na, - Các dân tộc từ nơi khác đến là: Kinh, Tày, Nùng Mông. - (HS khá, giỏi)- Tiếng nói, tập quán, sinh hoạt - Đang ra sức xây dựng vùng đất này . - Thường có ngôi nhà Rông đặc biệt - Để sinh hoạt tập thể hội họp, tiếp khách. - Chứng tỏ buôn làng giàu có thịnh vượng - Là ngôi nhà to làm bằng tre, Có mái rất cao - Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp - Nam đóng khố, nữ thường mặc váy. - Vào mùa xuân hoặc sau vụ mùa thu hoạch . - Lễ hội cồng chiêng, hội đua voi mùa xuân . - ( HS khá , giỏi ) - Đàn tơ - rưng, đàn krông – pút, cồng, chiêng . - HS trình bày KỸ THUẬT KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG ( tiết 2) A .MỤC TIÊU : - Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường . - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường . Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khu có thể bị dúm . Với học sinh khéo tay : - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường . Các mũi khâu tương đối đều nhau . Đường khâu ít bị dúm . B .CHUẨN BỊ : - Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường - Sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải (áo, quần). - Len ( sợi ), chỉ khâu - Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn ghạch C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH I / Ổn định tổ chức II / Kiểm tra bài cũ - Nêu các chi tiết cần lưu ý khi khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. - GV nhận xét III / Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn: + Hoạt động 1: GV hướng dẫn thực hành khâu thường . - Giới thiệu mẫu khâu thường và giải thích khâu thường còn được gọi là gì ? - Nhắc lại về kĩ thuật khâu thường ? - GV + lớp nhận xét thao tác của HS và sử dụng tranh minh họa nhắc lại kĩ thuật khâu thường . - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Nêu thời gian và yêu cầu thực hành các mũi khâu thường từ đầu đến cuối đường vạch dấu . - GV quan sát, uốn nắn những thao tác chưa đúng hướng dẫn những em cón lúng túng . + Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của HS. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Nêu các tiêu chuẩn đánh giá. - Khâu ghép 2 mép vải theo cạnh dài của mảnh vải. Đường khâu cách đều mảnh vải. - Đường khâu ở mặt trái của 2 mảnh vải tương đối thẳng. - Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều nhau. - Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh . IV / CỦNG CỐ –DĂN DÒ - GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của Hs - Hướng dẫn về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu - Hát - HS nhắc lại quy trình khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. - Khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn . - 1- 2 ( HS khéo tay ) lên bảng thực hiện khâu vài mũi khâu thường . - Các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường. + Bước 1: Vạch dấu đường khâu + Bước 2: Khâu lược. + Bước 3: Khâu ghép 2 mép vải. - HS thực hành - HS trưng bày sản phẫm đã làm xong của mình. - Không yêu cầu bằng nhau và cách đều đối với HS nam. - HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chí trên

File đính kèm:

  • docTuần 7.doc
Giáo án liên quan