Giáo án bộ môn lớp 4 tuần 24

TUẦN 24

TẬP ĐỌC

Vẽ về cuộc sống an toàn

I. MỤC TIÊU

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (U-ni-xép). Biết đọc đúng một bản tin - Giọng rõ ràng, rành mạch, vui, tốc độ nhanh.

- Hiểu được các từ mới trong bài

- Nắm được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận xét đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài đọc, tranh vẽ về an toàn giao thông.

- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn hướng dẫn luyện đọc

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 tuần 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân ta từ xưa tới nay. B. Hoạt động dạy học - GV nêu yêu cầu tiết học. GV hỏi nêu một số lễ hội ở nước ta vào dịp mùa xuân như: Hội Đống Đa; hội Lim; Hội Đền Hùng; Hội chùa Hương; .... - Thi hát về một số làn điệu dân ca mà HS biết. - Chia lớp thành 3 tổ để thi với nhau. - GV nêu luật chơi, sau đó cho HS chơi. + HS thực hiện theo yêu cầu của GV - GV theo dõi HS thực hiện các bước theo yêu cầu _______________________________________ Thứ 5 ngày 28 tháng 2 năm 2008 Thể dục Luyện tập bật xa - phối hợp mang, vác, chạy, nhảy Trò chơi: “Kiệu người" I. Mục tiêu - Học sinh thực hiện thành thạo động tác bật xa, phối hợp mang, vác.. - Chơi trò chơi “Kiệu người” - HS chơi tích cực, tự giác II. Hoạt động dạy - học 1. Phần mở đầu - GV phổ biến nội dung, yêu cầu tiết dạy - HS theo dõi - Khởi động - Tập bài tập thể dục phát triển chung - HS luyện tập 3 lần 2. Phần cơ bản a) Ôn bật xa - phối hợp chạy, nhảy, mang, vác... - HS luyện tập theo nhóm (học sinh luyện tập, nhóm trưởng điều hành) b) Trò chơi: “Kiệu người” - Cho học sinh chơi theo nhóm 3. Phần kết thúc - Cho học sinh chạy chậm 1 vòng - Giáo viên hệ thống toàn bài, giao bài về nhà. Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối I. Mục tiêu - Dựa trên những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối, HS luyện viết đoạn văn hoàn chỉnh II. Đồ dùng dạy - học - Tranh, ảnh cây chuối tiêu, bút dạ, giấy III. Hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 1- 2 HS nêu phần ghi nhớ bài TLV trước. - 1 HS đọc đoạn văn viết về lợi ích của một loài cây. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 1: 1 HS đọc dàn ý bài văn miêu tả cây chuối tiêu. Cả lớp theo dõi trong SGK. GV hỏi: Từng ý trong dàn ý trên thuộc phần nào trong cấu tạo của bài văn tả cây cối? Bài 2: - GV nêu yêu cầu của BT - Cả lớp đọc thầm đoạn văn chưa hoàn chỉnh trong SGK, Suy nghĩ làm bài cá nhân. GV phát bút dạ và phiếu cho 3 HS làm. - GV hướng dẫn HS nhận xét bài trên phiếu. - Một số HS đọc bài, cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV chọn một số bài viết tốt đọc cho cả lớp nghe. 3. Củng cố - dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà viết lại đoạn văn hoàn chỉnh vào vở BT2. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: Giúp HS - Củng cố, luyện tập trừ hai phân số - Biết cách trừ hai, ba phân số. II. Hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ: - GV ghi lên bảng: Tính: - ; - - Hỏi: Muốn thực hiện phép trừ hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào? - HS thực hiện phép tính. - GV nhận xét - ghi điểm B. Thực hành- luyện tập: GV tổ chức cho HS làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 131 SGK vào vở: Bài 1: - Yêu cầu HS nhắc lại cách trừ hai phân số cùng mẫu số - HS tự làm. Bài 2: - HS nhắc lại cách trừ hai phân số khác mẫu số - HS tự làm. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. Bài 3: - GV hướng dẫn HS phân tích mẫu(chuyển số tự nhiên dưới dạng phân số rồi tính). - HS tự tính các bài còn lại. Một HS làm trên bảng phụ. Bài 4: Rút gọn rồi tính - GV nhắc: Trước khi tính cần xem phân số đó đã tối giản hay chưa - HS tự làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ. Bài 5: HS đọc bài toán và tự làm bài. GV theo dõi, giúp đỡ. chấm một số bài 3. Củng cố - dặn dò Dặn HS ghi nhớ cách thực hiện phép trừ phân số - chuẩn bị bài sau Luyện từ và câu Vị ngữ trong câu kể Ai là gì? I. Mục tiêu 1. HS năm vững được vị ngữ trong câu kể Ai là gì? các từ ngữ làm vị ngữ trong kiểu câu này. 2. Xác định được vị ngữ của câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, đoạn thơ, đặt được câu kể Ai là gì? từ những vị ngữ đã cho. II. Đồ dùng dạy học - Bìa, bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ III. Hoạt động dạy - học A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS Làm lại BTIII.2 của tiết LTVC trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Phần nhận xét: - HS đọc yêu cầu BT1 và thực hiện yêu cầu BT + Đoạn văn có mấy câu? (Có 4 câu) + Câu nào có dạng Ai là gì? (Câu em là cháu bác Tự) + Em hãy chỉ ra bộ phận trả lời câu hỏi là gì? (Là cháu bác Tự) + Bộ phận đó gọi là gì? (Gọi là vị ngữ) + Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu Ai là gì? (Danh từ hoặc cụm danh từ ) - GV chốt lại các ý trên 3. Phần Ghi nhớ: - Gọi 4- 5 HS phát biểu nội dung ghi nhớ - 1 HS nêu ví dụ minh họa 4. Phần luyện tập - HS làm bài tập 1, 2, 3 vào VBT gk Bài 1: - HS đọc yêu cầu. - GV nhắc Tìm các câu kể Ai là gì? sau đó xác định VN của các câu vừa tìm được. Bài 2: - HS đọc yêu cầu của BT - GV lưu ý HS nối để được câu có mẫu Ai là gì? Bài 3: - HS đọc yêu cầu của BT. - GV gợi ý: Các từ ngữ cho sẵn là bộ phận VN trong câu kể Ai là gì?Các em tìm các từ ngữ thích hợp đóng vai trò CN trong câu. - HS nối tiếp nhau đặt câu theo yêu cầu. + GV giúp HS yếu, chấm một số bài + Chữa bài 4. Củng cố - dặn dò: 2- 3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ _____________________________________ Thứ 6 ngày 29 tháng 2 năm 2008 Tập làm văn Tóm tắt tin tức I. Mục tiêu 1. HS hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức 2. Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết lời bài giải BT1 - Giấy khổ to, bút dạ để HS làm BT2 III. Hoạt động dạy- học A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi lần lượt 2HS lên bảng đọc lại 4 đoạn văn mà HS đã hoàn chỉnh ở tuần 24 - GV nhận xét - ghi điểm B. Dạy - học bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Phần nhận xét: - Yêu cầu HS đọc BT1, 2 Phần nhận xét - HS làm bài tập vào VBT, 2HS làm BT2 vào phiếu - GV giúp đỡ HS yếu - Gọi một số HS trình bày kết quả BT1 - HS trình bày kết quả BT2 và rút ra ghi nhớ 3. P33. Phần ghi nhớ: 3- 4 HS đọc nội dung ghi nhớ 4. Phần luyện tập: - Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2 - GV giúp đỡ HS yếu - chấm một số bài - Chữa bài - HS chữa bài tập theo lời giải đúng 5. Củng cố - dặn dò - HS nêu lại các tác dụng của việc tóm tắt tin, cách tóm tắt tin - Về nhà nghiên cứu trước bài tập làm văn tiết sau. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS - Rèn kĩ năng cộng và trừ phân số - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng và phép trừ phân số. II. Hoạt động dạy - học GV tổ chức cho HS làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 131, 132 SGK vào vở: Bài 1: - Yêu cầu HS phát biểu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số - HS tự làm.vào vở. Gọi 2 HS lên bảng làm. - GV cùng cả lớp kiểm tra kết quả Bài 2: - GV hỏi: Muốn thực hiện các phép tính: 1 + ; - 3 ta phải làm ntn? - HS tự làm. Gọi 2 HS lên bảng làm. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. - Cả lớp nhận xét. Bài 3: - HS phát biểu cách tìm: + số hạng chưa biết của một tổng + số bị trừ trong phép trừ + số trừ trong phép trừ - HS tự tính. 3 HS làm trên bảng phụ 3 phần a, b, c. - HS nhận xét các kết quả. GV kết luận. Bài 4: - Cho HS tự làm vào vở, gọi 2 HS lên bảng làm bài - GV chữa bài. Bài 5: HS đọc bài toán và tự làm bài giải. GV theo dõi, giúp đỡ. Kiểm tra và chấm một số bài, nêu nhận xét chung. Khoa học ánh sáng cần cho sự sống (Tiết 2) I. Mục tiêu - Học sinh nêu được vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người, động vật - Nêu được ví dụ chứng tỏ ánh sáng rất cần thiết cho sự sống của con người, động vật và ứng dụng kiến thức đó trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học - Khăn dài sạch, các hình minh hoạ trang 96, 97 SGK, bảng phụ III. Hoạt động dạy - học A. Bài cũ   - Gọi HS nêu vai trò của ánh sáng đối với sự sống của thực vật - 2 HS nêu, cả lớp theo dõi, nhận xét - GV nhận xét - ghi điểm B. Dạy bài mới 1. Khởi động: GV tổ chức cho HS chơi trò “bịt mắt bắt dê”- Qua đó thấy được nếu bị bịt mắt lại thì sẽ rất khó chịu và hoạt động sẽ khó khăn. 2. Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người - HS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi - HS thảo luận, thống nhất câu trả lời Kết luận: (Như mục “Bạn cần biết” trang 96 SGK) 3. Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống của động vật - HS theo N4 thảo luận nội dung mục “Liên hệ và trả lời” SGK trang 97 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình - Yêu cầu HS liên hệ kiến thức đó trong lĩnh vực chăn nuôi Kết luận: Loài vật rất cần ánh sáng để di chuyển, tìm thức ăn nước uống, phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh. ánh sáng và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh sản của một số loài động vật... 3. Củng cố - dặn dò - Học sinh nêu vai trò của ánh sáng đối với đới sống con người, động vật - Về nhà ôn lại bài và xem trước bài sau. Luyện Tiếng Việt Luyện viết bài tuần 25 A. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố cách viết chữ liền nét. - Biết trình bày một câu văn đúng., đẹp theo yêu cầu của lớp 4. B. Các hoạt động dạy học: - GV nêu một số yêu cầu của tiết học. -GV viết mẫu chữ lên bảng: Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai + HS viết bài vào vở luyện chữ - GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS yếu, chữ viết sai lỗi chính tả C. Dặn dò: Dặn HS chuẩn bị bài tuần sau Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp cuối tuần I. Mục tiêu: - Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 24 - Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 25 III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Nhận xét tuần 25. - Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần. - GV nhận xét bổ sung. * Nhận xét về học tập: - Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập. - Học bài cũ, bài mới, sách vở, dồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài... * Nhận xét về các hoạt động khác. - Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản... * Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần. * GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ và tuyên dương một số em trong lớp. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 26: - GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động: * Về học tập. * Về lao động. * Về hoạt động khác. - Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp. * Kết thúc tiết học: - GV cho lớp hát bài tập thể. - HS nêu miệng.Nhận xét bổ sung. - Thảo luận nhóm 4, ghi vào nháp những ưu, khuyết điểm chính về vấn để GV đưu ra. - Đại diện trình bày bổ sung. - HS tự nhận loại. - HS lắng nghe. - HS theo dõi. - HS biểu quyết nhất trí. - HS hát bài tập thể.

File đính kèm:

  • docK4 TUAN 24.doc
Giáo án liên quan