TUẦN 23
TẬP ĐỌC
Hoa học trò
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, suy tư, phù hợp với nội dung bài là ghi lại những phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.
2. Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả; hiểu ý nghĩa của hoa phượng- hoa học trò, đối với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Ảnh về hoa phượng, tranh minh hoạ bài đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Chợ Tết, trả lời câu hỏi: Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào? Nêu nội dung của bài em vừa đọc?
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
GV cho HS xem tranh minh hoạ trong SGK, ảnh minh hoạ và giới thiệu bài.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2027 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án bộ môn lớp 4 tuần 23, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy- học:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bảng ở BT1; Ba tờ giấy khổ to để HS làm BT3, 4.
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2HS đọc đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ...có dùng dấu gạch ngang của tiết trước.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của BT, cùng bạn trao đổi, làm bài vào VBT.
- HS phát biểu ý kiến. GV mở bảng phụ đã kẻ bảng ở BT1, mời một HS có ý kiến đúng lên bảng đánh dấu + vào cột chỉ nghĩa thích hợp với từng câu tục ngữ, chốt lại lời giải đúng.
- HS nhẩm thuộc các câu tục ngữ. Thi đọc thuộc lòng.
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của BT2.
- Gọi một HS giỏi làm mẫu : nêu một trường hợp có thể dùng câu tục ngữ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- HS suy nghĩ, thảo luận nhóm 4, tìm những trường hợp có thể sử dụng 1trong 4 câu tục ngữ nói trên.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận; GV nhận xét, kết luận bài làm đúng.
Bài tập 3, 4:
- 2 HS đọc các yêu cầu của BT3, 4. GV nhắc HS : như VD mẫu, HS cần tìmnhững từ ngữ có thể đi kèm với từ đẹp.
- GV phát giấy khổ to cho HS trao đổi theo tổ. Các em viết các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp. Sau đó đặt câu với mỗi từ đó. Nhóm nào xong, dán bài nhanh lên bảng lớp. Đại diện nhóm đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm thi đua.
- HS ghi bài vào VBT.
5. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học. Nhắc HS về học thuộc 4 câu tục ngữ trong BT1; chuẩn bị bài sau: Mang đến lớp ảnh gia đình để làm BT2.
__________________________________
Thứ 6 ngày 22 tháng 2 năm 2008
Tập làm văn
Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
I. Mục tiêu:
1. HS nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.
2. Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng các đoạn văn tả cây cối.
3. Có ý thức bảo vệ cây xanh.
II. Đồ dùng Dạy- học: Tranh ảnh cây gạo.
III. Hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1 HS đọc đoạn văn tả loài hoa hay một thứ quả mà em thích (tiết trước).
- Một HS nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn đọc thêm Hoa mai vàng và Trái vải tiến vua.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu nội dung chính của tiết học
2. Phần Nhận xét
- Gọi 1HS đọc yêu cầu của BT1, 2, 3, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài Cây gạo, trao đổi với bạn bên cạnh, lần lượt thực hiện cùng lúc các BT2, 3. HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
3. Phần ghi nhớ: Ba HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
4. Phần luyện tập:
Bài tập 1: - Một HS đọc nội dung BT1. Cả lớp đọc thầm bài Cây trám đen trao đổi với bạn, xác định các đoạn và nội dung chính của từng đoạn.
- HS phát biểu ý kiến, cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu của BT2, gợi ý:
+ Trước hết xác định sẽ viết về cây gì. Sau đó suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến cho con người.
+ GV đọc thêm hai đoạn kết trong SGV cho HS tham khảo.
- HS viết đoạn văn.
- Một vài HS khá, giỏi đọc đoạn viết. GV hướng dẫn HS nhận xét, góp ý. Từng cặp HS trao đổi bài, góp ý cho nhau.
5. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà quan sát một cây chuối tiêu ở nơi em ở để chuẩn bị cho tiết học sau.
Toán
Luyện tập
I. mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng:
- Cộng phân số.
- Trình bày lời giải bài toán.
II. Hoạt động dạy- học:
1. Củng cố kĩ năng cộng phân số.
GV viết lên bảng:
Tính : + ; +
Gọi 2 HS lên bảng nói cách cộng hai PS cùng MS, hai PS khác MS, rồi tính kết quả. Cả lớp làm vào vở nháp. Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
2.Thực hành :
Bài 1: Cho HS tự làm bài, sau đó HS kiểm tra chéo lẫn nhau.
Bài 2: Cho HS tự làm bài (2 HS làm trên bảng phụ).
- Nhận xét, chữa bài.(yêu cầu HS nhận xét cách làm và kết quả trên bảng; GV kết luận, HS chữa bài vào vở.
Bài 3: - GV ghi phép cộng + lên bảng.
- Yêu cầu HS tự thực hiện phép cộng, rồi nhận xét cách làm và kết quả.
- Cho HS suy nghĩ tìm cách làm khác (không phải quy đồng mẫu số).
Có thể rút gọn PS = = sau đó cộng hai PS cùng MS.
Cho HS làm phần b), c) bằng cách rút gọn phân số rồi tính.
Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán.
- HS tự làm bài vào vở (Một HS làm trên bảng phụ).
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
* Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà xem lại các bài tập vừa làm.
mĩ thuật
Tập nặn tạo dáng:
Tập nặn dáng người đơn giản
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động.
- HS làm quen với hình khối điêu khắc (tượng tròn) và nặn được một dáng người đơn giản theo ý thích.
- HS quan tâm tìm hiểu hoạt động của con người.
II. Đồ dùng dạy- học:
GV : SGK; SGV; sưu tầm tranh, ảnh về dáng người, tượng ngộ nghĩnh; đất nặn.
HS: đất nặn; bìa cứng; một thanh tre có một đầu nhọn, giấy vẽ, màu hồ dán.
III. Hoạt động- dạy- học:
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động1: Quan sát và nhận xét mẫu.
Cho HS quan sát mẫu và TLCH về dáng người ? các bộ phận ? chất liệu nặn?
Hoạt động 2: Cách nặn dáng người
- GV thao tác để minh hoạ cách nặn cho HS quan sát: Nhào, bóp đất; nặn hình các bộ phận; gắn, dính các bộ phận thành hình người; tạo thêm các chi tiết;
- GV gợi ý HS : Tạo dáng cho phù hợp với động tác; sắp xếp thành bố cục.
Hoạt động 3: Thực hành.
- HS thực hành nặn tạo dáng theo yêu cầu; GV chú ý theo dõi, hướng dẫn thêm.
- Lưu ý : Nặn xong, để khô, sau đó có thể vẽ màu cho đẹp.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
GV cùng HS lựa chọn và xếp loại bài.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học, tinh thần học tập của HS; khuyến khích HS về nhà tập nặn thêm. Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
khoa học
Bóng tối
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có thể:
- Nêu được bóng tối xuất hiện phía sau vật cản sáng khi được chiếu sáng.
- Dự đoán được vị trí, hình dạng bóng tối trong một số trường hợp đơn giản.
- Biết bóng của một vật thay đổi, về hình dạng, kích thước khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Chuẩn bị chung: Đèn bàn.
- Chuẩn bị theo nhóm 6: đèn pin; tờ giấy to; kéo;bìa, một số thanh tre(gỗ) nhỏ, một số vật ô tô đồ chơi, hộp.
III. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: Khi nào mắt nhìn thấy vật?
2. Dạy bài mới:
Khởi động:
HS quan sát hình 1 trang 92 SGK để TLCH ở trang 92 SGK. Tiếp đó làm thí nghiệm như sau: Chiếu đèn pin. Yêu cầu HS dự đoán trước đứng ở vị trí nào thì có bóng trên tường. Sau đó bật đèn kiểm tra.
Hoạt động1: Tìm hiểu về bóng tối
Bước 1: GV gợi ý cho HS cách bố trí, thực hiện thí nghiệm trang 93 SGK. Tổ chức cho HS dự đoán (làm việc cá nhân), sau đó trình bày các dự đoán của mình và giải thích vì sao lại dự đoán như vậy ?
Bước 2: HS dựa vào hướngdẫn và các câu hỏi trang 93 SGK, làm viêch theo nhóm để tìm hiểu về bóng tối. (Lưu ý: cần tháo pha đèn khi làm hí nghiệm).
Bước 3: Các nhóm trình bày và thảo luận chung cả lớp. GV ghi lại kết quả trên bảng.
Yêu cầu HS TLCH trang 93 SGK, ao đó cho HS làm hí ngiệm chung cả lớp để trả lời cho các câu hỏi: Làm thế nàođể bóng của vật to hơn ? Điều gì sẽ xẩy ra nếu đưa vật dịch lên trên gần vật chiếu ? Bóng của vật thay đổi khi nào ?...
Hoạt động 2: Trò chơi hoạt hình
Chơi trò chơi : Xem bóng, đoán vật.
GV chiếu bóngcủa vật lên tường. Yêu cầu HS chỉ được nhìn lên tường và đoán xem là vật gì ?
GV xoay vật ở vài tư thế khác nhau để HS trả lời : ở vị trí nào thì nhìn bóng dễ đoán ra vật nhất ?
GV xoay vật trước đèn chiếu, yêu cầu HS dự đoán xem bóng của vật thay đổi thế nào, sau đó bật đèn kiểm tra kết quả.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau
____________________________________
Chiều, Thứ 6 ngày 22 tháng 2 năm 2008
Luyện toán
Luyện phép cộng phân số
A. Mục tiêu:
Giúp HS nắm vững kiến thức và thực hiện thành thạo kĩ năng phép cộng phân số . Biết vận dụng để làm một số bài tập có liên quan.
B. Hoạt động dạy học
Chia lớp làm 2 đối tượng khá, giỏi và TB, yếu
HS khá giỏi làm tất cả các BT ; HS TB và yếu làm các bài tập không có dấu *.
HĐ1: Ôn về nội dung yêu cầu tiết học:
HĐ2: HS làm bài tập .
Nhóm1: HS TB và yếu: hoàn thành BT ở vở BT tiết 113,114
Nhóm2: HS K,G làm thêm một số bài tập:
Bài 1: Cộng các các phân số sau:
a) + ; b) + ; c) + d) +
Bài2* : Cộng các phân số sau:
a) + ; b) + ; c) + d) +
Cho HS làm bài vào vở. Gọi một số em làm trên bảng.
GV cùng HS nhận xét và chữa bài.
Dặn dò: Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết bài tuần 23
A. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố cách viết chữ liền nét.
- Biết trình bày một câu văn đúng., đẹp theo yêu cầu của lớp 4.
B. Các hoạt động dạy học:
- GV nêu một số yêu cầu của tiết học.
-GV viết mẫu chữ lên bảng: Quê em đồng lúa nương dâu
Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang
+ HS viết bài vào vở luyện chữ
- GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS yếu, chữ viết sai lỗi chính tả
C. Dặn dò:
Dặn HS chuẩn bị bài tuần sau
Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt cuối tuần
I. Mục tiêu: - Thông qua đánh giá hoạt động của lớp trong tuần rút ra kinh nghiệm để phát huy mặt mạnh và khắc phục mặt tồn tại.
- Lên kế hoạch tuần tới để học sinh có hướng chuẩn bị.
II. Hoạt động dạy- học:
HĐ1: Đánh giá hoạt động lớp trong tuần 23
- GV nêu nhiệm vụ các tổ.
- Các tổ tự sinh hoạt dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
+ Tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ.
+ Đọc điểm thi đua các thành viên trong tổ, xếp loại.
+ Bình luận cá nhân xuất sắc tất cả các mặt và xuất sắc 1, 2 mặt.
+ Nộp kết quả cho lớp trưởng.
- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp - Đọc tên các bạn xuất sắc trong lớp, các bạn còn yếu.
- GV nhận xét.
+ Tuyên dương những bạn học sinh xuất sắc.
+ Phê bình học sinh yếu, giúp các em nhận ra thiếu sót và tuyên thề khắc phục.
HĐ 2: Kế hoạch tuần 24
* Lớp trưởng nêu:
- Tiếp tục ổn định nề nếp.
- Thi đua học tốt, dành nhiều điểm giỏi
- Thực hiện tốt phong trào của Đội, trường.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, lớp sạch sẽ.
- GV tiểu kết bổ sung đưa ra kế hoạch cụ thể cho lớp
File đính kèm:
- K4 TUAN 23.doc