Giáo án An toàn giao thông Lớp 2 Bài 4-6 Trường TH Trần Quốc Toản- Núi Thành

1. Kiến thức:

 - Ôn lại kiến thức về đi bộ và qua đường ở lớp 1.

 - Học sinh biết cách đi bộ, biết qua đường trên những đoạn đường có tình huống khác nhau ( vỉa hè có nhiều vật cản, không có vỉa hè, đường ngõ.).

 2. Kĩ năng:

 - Học sinh biết quan sát phía trước khi đi qua đường.

 - Học sinh biết chọn nơi qua đường an toàn.

 3. Thái độ:

 - Ở đoạn đường nhiều xe qua lại tìm người lớn đề nghi giúp đỡ khi qua đường.

 - Học sinh có thói quen quan sát trên đường đi, chú ý khi đi đường.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án An toàn giao thông Lớp 2 Bài 4-6 Trường TH Trần Quốc Toản- Núi Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: ĐI BỘ VÀ QUA ĐƯỜNG AN TOÀN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Ôn lại kiến thức về đi bộ và qua đường ở lớp 1. - Học sinh biết cách đi bộ, biết qua đường trên những đoạn đường có tình huống khác nhau ( vỉa hè có nhiều vật cản, không có vỉa hè, đường ngõ...). 2. Kĩ năng: - Học sinh biết quan sát phía trước khi đi qua đường. - Học sinh biết chọn nơi qua đường an toàn. 3. Thái độ: - Ở đoạn đường nhiều xe qua lại tìm người lớn đề nghi giúp đỡ khi qua đường. - Học sinh có thói quen quan sát trên đường đi, chú ý khi đi đường. II. ĐỒ DÙNG: - 5 tranh vẽ trong sách học sinh phóng to. - Phiếu học tập ghi các tình huống của hoạt động 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1:Giới thiệu bài: - Hằng ngày đi đến trường hoặc đi chơi...có lúc phải đi bộ. Nếu không tuân theo luật giao thông chúng ta sẽ gặp nguy hiểm. Vậy chúng ta chú ý điều gì để đảm bảo an toàn trên đường. * Hoạt động 2:Quan sát tranh: a. Mục tiêu: - Giúp học sinh nhận thức được những hành vi đúng, sai để đảm bảo an toàn khi đi trên đường phố. b. Cách tiến hành: - Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm. - Khi đi bộ trên đường các em cần phải thực hiện tốt điều gì? - Nếu đường không có vĩa hè các em cần đi như thế nào? - Khi qua các ngã tư cần chú ý điều gì? * Giáo viên kết luận: Khi đi bộ trên đường các em cần phải đi trên vĩa hè, nơi không có vĩa hè phải đi sát lề đường. - Đi đúng đường dành riêng cho người đi bộ.Ở ngã tư, ngã năm... muốn qua đường phải đi theo tín hiệu đèn hay chỉ dẫn của cảnh sát giao thông. - Các nhóm quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa. Thảo luận nhận xét các hành vi đúng, sai trong mỗi tranh. - Đại diện nhóm trình bày. - Những hành vi nào của ai là đúng. - Những hành vi nào của ai là sai. - Đi trên vĩa hè nắm tay người lớn. - Đi sát lề bên phải, chú ý tránh xe đạp, xe máy. - Đi cùng người lớn. Tiết 2 * Hoạt động :Thực hành theo nhóm: a. Mục tiêu: - Giúp học sinh có kĩ năng thực hiện những hành vi đúng khi đi bộ trên đường. b. Cách tiến hành: Chia lớp thành 4 nhóm. + Nhóm 1: nhà em và nhà bạn Lan ở cùng 1 ngõ hẹp. Em sang rủ bạn đi học, em và Lan đi như thế nào là an toàn? + Nhóm 2: Em và mẹ cùng đi chợ, Trên đường về qua nhiều vật cản. Em và mẹ nên đi như thế nào? + Nhóm 3: Em đi học về qua đường có nhiều xe, em nên đi như thế nào để đảm bảo an toàn? + Nhóm 4: Em muốn đi qua 1 đoạn đường nhưng xe rất nhiều, em làm gì để đi được an toàn. * Giáo viên kết luận: - khi đi bộ trên đường, các em cần quan sát đường đi không mãi nhìn các vật lạ hai bên đường, chỉ qua đường không có xe qua lại. * Củng cố, dặn dò: - Luôn nhớ và chấp hành đúng những qui định khi đi bộ và qua đường. - Các nhóm thảo luận trình bày ý kiến. - Đi sát lề, tránh xe cộ. - Nắm tay mẹ đi tránh xuống lòng đường. - Chờ xe qua, chú ý nhìn tránh xe. - Nhờ người lớn dắt qua. BÀI 5: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. MỤC TIÊU: 1. Kiên thức: - Học sinh biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ. - Học sinh phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới và biết tác dụng của các loại phương tiện giao thông. 2. Kĩ năng: - Biết tên các loại xe thường thấy. - Nhận biết được các tiếng động cơ và tiếng còi của xe ô tô và xe máy để tránh nguy hiểm. 3. Thái độ: - Không đi bộ dưới lòng đường. - Không chạy theo hoặc bám theo xe ô tô, xe máy đang đi. II. ĐỒ DÙNG: - Tranh vẽ trong sach giáo khoa. - Tìm một số tranh ảnh về các phương tiện giao thông đường bộ. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ: - Khi đi bộ và qua đường các em phải đi như thế nào 2.Bài mới: Giới thiêu bài: Phương tiện giao thông đường bộ. * Hoạt động 1: Nhận diện các phương tiện giao thông. a. Mục tiêu: - Giúp Học sinh nhận biết một số loại phương tiện giao thông đường bộ. - Học sinh phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới. b. Cách tiến hành: - Cho Học sinh quan sát các loại xe đi trên đường. - Giáo viên treo tranh 1, 2 lên bảng. - Xe cơ giới và xe thô sơ có gì giống và khác nhau. * Giáo viên kết luận: - Xe thô sơ là các loại xe đạp, xe xích lô, xe bò, xe ngựa,…. - Xe cơ giới là các loại xe ô tô, xe máy,… - Xe thô sơ đi chậm ít nguy hiểm, Xe cơ giới đi nhanh dễ gây nguy hiểm. - Khi đi đường chúng ta cần phải chú ý tới âm thanh của các loại xe (tiếng động cơ, tiếng còi) để phòng tránh nguy hiểm. - Giáo viên giới thiệu các loại xe ưu tiên (xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe công an). - Khi gặp các loại xe trên phải làm gì? (nhường đương cho các xe ưu tiên đi trước). - Nhận diện và so sánh 2 loại phương tiện giao thông. * Hoạt động 2: Trò chơi: a. Mục tiêu: - Giúp Học sinh củng cố lại kiến thức ở hoạt động 2. b. Cách tiến hành: - Chia lớp làm 2 đội. * Giáo viên kết luận: - Lòng đường dành cho xe máy và xe ô tô, xe đạp,…đi lại . Các em không được đi lại hay đùa nghịch dưới lòng đường dễ xảy ra tai nạn. - HS TLN + Nhận diện và so sánh 2 loại phương tiện giao thông. - Học sinh nhận xét. + Cơ giới: chạy nhanh nguy hiểm. + Thô sơ: chạy chậm, ít nguy hiểm. - Các đội tiếp sức ghi tên các loại phương tiện giao thông đường bộ ( thời gian 2 phút). Tiết 2 * Hoạt động : Quan sát a. Mục tiêu: - Nhận thức được sự cần thiết phải cẩn thận khi đi trên đường có nhiều phương tiện giao thông đang đi lại. b. Cách tiến hành: - Treo tranh 3, 4. - Các em thấy trong tranh các loại xe nào đang đi lại trên đường? - Khi qua đường cần chú ý các loại phương tiện nào ? vì sao? - Khi tránh ô tô, xe máy phải tránh từ xa hay đến gần mới tránh? * Giáo viên kết luận: - Khi qua đường phải quan sát các loại ô tô, xe máy đi trên đường và tránh từ xa để đảm bảo an toàn. * Củng cố: - Kể tên các loại giao thông mà em biết? - Xe nào là xe thô sơ, xe nào là xe cơ giới? - nhận xét lớp học. Về nhà phân biệt các loại xe, nên tránh xa các loại xe cơ giới và nhường đướng cho xe ưu tiên. - Học sinh thảo luận cả lớp. + Xe ô tô, xe máy, xe đạp. + Xe cơ giới chạy nhanh nguy hiểm. +Tránh từ xa vì xe chạy nhanh. BÀI 6: NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP - XE MÁY I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh bết những qui định đối với người ngồi trên xe đạp, xe máy. - Học sinh mô tả được các động tác khi lên, xuống xe đạp, xe máy. 2. Kĩ năng: - Học sinh thể hiện thành thạo các động tác lên, xuống xe đạp, xe máy. - Thực hiện đúng động tác đội mũ bảo hiểm. 3. Thái độ: - Học sinh thực hiện đúng động tác và những qui địng khi ngồi trên xe. - Có thói quen đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy. II. ĐỒ DÙNG: - 2 bức tranh như sách giáo khoa phóng to. Mũ bảo hiểm. - Phiếu học tập ghi các tình huống của hoạt động 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ: - Em hãy kể tên một số phương tiện giao thông cơ giới mà em biết? - Hằng ngày các em đến trường bằng phương tiện gì? 2.Bài mới: Giới thiệu: Ngồi an toan trên xe đạp, xe máy * Hoạt động 1: Nhận biết các hành vi đúng, sai khi ngồi sau xe đạp, xe máy. a. Mục tiêu: - Giúp Học sinh nhận thức được những hành vi đúng, sai khi ngồi trên xe đạp, xe máy. b. Cách tiến hành: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 hình vẽ trong sách giáo khoa. - Yêu cầu các nhóm quan sát hình vẽ, nhận xét những động tác đúng, sai của người trong hình vẽ. * Kết luận: Khi ngồi trên xe máy, xe đạp các em cần chú ý: + Lên, xuống xe ở phía bên trái, quan sát phía sau, trước khi lên xe. + Ngồi phía sau người điều khiển xe. + Bám chặt vào eo người ngồi phía trước hoặc bám vào yên xe. + Không bỏ hai tay, không đung đưa chân. + Khi xe dừng hẳn mới xuống xe. - Xe máy, ô tô, tàu hỏa,… - Đi xe đạp. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm lên trình bày và giải thích. Tiết 2 * Hoạt động :Thực hành và trò chơi: a. Mục tiêu: - Giúp Học sinh tập thể hiện bằng động tác, cử chỉ những hành vi đúng khi ngồi trên xe đạp, xe máy. b. Cách tiến hành: - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Giao mỗi nhóm 1 tình huống, yêu cầu các nhóm tìm cách giải quyết tình huống. * Kết luận: - Các em cần phải thực hiện đúng những động tác và những qui định khi ngồi trên xe để đảm bảo an toàn cho bản thân. - Ôm chặt người ngồi trước không đung đưa tay, đung đưa chân. - Điều gì sẽ xảy ra nếu em không thực hiện đúng những qui định khi ngội trên xe đạp, xe máy? * Củng cố - Dặn dò: - Học sinh nhắc lại những qui định khi ngồi sau xe đạp, xe máy. - Nhóm 1 – 2: tình huống 1. - Nhóm 3 – 4: tình huống 2 - Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm trình bày (2 nhóm). - Các nhóm khác nhận xét bổ sung. + Gây tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.

File đính kèm:

  • docAn toan giao thong Lop 2 Bai 46.doc
Giáo án liên quan