Giáo án An toàn giao thông - Bài 1 đến bài 6

I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết thêm nội dung 12 biển báo hiệu giao thông phổ biến là:

+ Biển báo cấm: Biển số 101a; 122.

+ Biển báo nguy hiểm: Biển số 208; 209; 233

+ Biển chỉ dẫn: Biển số 301 (a, b, đ, e), 303, 304, 305.

+ Các điều luật có liên quan: Điều 10 - Khoản 4; Điều 11 - Khoản 1, 2, 3 (Luật GTĐB)

- Học sinh nhận biết nội dung của các biển báo hiệu ở khu vực gần trường học, gần nhà hoặc thường gặp.

- Khi đi đường có ý thức chú ý đến biển báo.

- Tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định của biển báo hiệu giao thông.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: 23 biển báo hiệu: 12 biển báo mới và 11 biển báo đã học.

+ 28 tấm bìa có viết tên biển báo trong đó có 5 biển báo chưa học.

- Học sinh: Sách ATGT lớp 4

 

doc13 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 882 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án An toàn giao thông - Bài 1 đến bài 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sắt - Người ta có thể đi lại bằng đường thủy, bằng đường không. (yêu cầu: Cần chỉ rõ những con sông lớn nhỏvà kênh rạch ở miền Nam. Đó là những con đường giao thông trên mặt nước) c. Kết luận: Ngoài giao thông đường bộ, giao thông đường sắt người ta còn sử dụng các loại tàu, thuyền để đi lại trên mặt nước gọi là giao thông đường thủy. - Giao thông đường thuỷ cũng dễ gây tai nạn do con người không chấp hành các quy định về an toàn. Hoạt động 2: Tìm hiểu về giao thông trên đường thuỷ a. Mục tiêu: - HS biết những nơi có đường giao thông trên mặt nước - Biết Giao thông đường thuỷ có ở khắp mọi nơi, thuận lơi như GTĐB b. Các tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát ảnh ở các trang 18, 19, 20 để tìm hiểu theo gợi ý: + ảnh được chụp ở đâu? + Trên ảnh có những gì liên quan đến phương tiện giao thông? + Gọi tên các phương tiện giao thông trong từng ảnh ? + Em đã đi phương tiện nào trong ảnh? - Từng cặp trao đổi sau đó trả lời câu hỏi - ảnh được chụp ở trên sông. - Trên ảnh có thuyền, bè, ca nô, tàu thuỷ, ... liên quan đến phương tiện giao thông. - Học sinh gọi tên phương tiện theo hiểu biết. - Học sinh nói theo yêu cầu. - GV bổ sung và giảng giải: tàu, thuyền, ghe có thể đi lại từ tỉnh này đến tỉnh khác, nơi này đến nơi khác, vùng nay đến vùng khác ... Tàu, thuyền, ghe đi lại tạo thành một mạng lưới giao thông trên mặt nước, nối thôn, xã này với thôn, xã khác, tỉnh này với tỉnh khác, mạng lưới giao thông đó gọi là Giao thông đường thuỷ. Người ta chia Giao thông đường thuỷ thành 2 loại Giao thông đường thuỷ nội địa và Giao thông đường biển. Chúng ta chỉ học về Giao thông đường thuỷ nội địa. c. Kết luận: GV nhấn mạnh: Giao thông đường thuỷ nước ta thuận tiện vì có nhiều sông, kênh, rạch. Giao thông đường thuỷ là một mạng lưới giao thông quan trọng góp phần cho việc phát triển kinh tế xã hội đất nước. Giao thông đường thuỷ có những quy định an toàn cho mọi người tham gia loại giao thông này. Hoạt động 3: Tìm hiểu phương tiện Giao thông đường thuỷ nội địa a) Mục tiêu: - HS biết mặt nước ở đâu có thể sử dụng cho Giao thông đường thuỷ. - HS biết tên gọi và các loại phương tiện Giao thông đường thuỷ nội địa. b) Các tiến hành: - GV nêu câu hỏi gợi ý để học sinh tìm hiểu: + Mặt nước ở đâu có thể sử dụng cho Giao thông đường thuỷ? + Điều kiện như thế nào để nhữung nơi đó có thể sử dụng cho Giao thông đường thuỷ? + Để đi lại trên mặt nước, chúng ta cần có các phương tiện gì? - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, sau đó ghi tên các loại phương tiện Giao thông đường thuỷ ra tờ giấy. - Dành 2phút để HS xem ảnh trong SGK và trao đổi. - GV bổ sung và chỉ dẫn HS rõ hơn - GV bổ sung và nhấn mạnh: - Sông, hồ, kênh, rạch... - Chỉ những nơi mặt nước có đủ bề rộng, độ sâu cần thiết phù hợp với độ lớn của tàu, thuyền và có chiều dài mới có thể trở thành đường Giao thông đường thuỷ được. - Gọi 2 cặp lên bảng ghi tên các phương tiện Giao thông đường thuỷ. - Các nhóm khác nhận xét Các loại phương tiện Giao thông đường thuỷ nội địa gồm: + Thuyền: Có thuyền gỗ, thuyền nan, thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền buồm ( ở miền Nam còn gọi là ghe, gió lái) + Bè, mảng: ghép những cây tre, cây gỗ để chuyển từ trên rừng về theo đường suối ra sông + Phà: một phương tiện vận chuyển hình chữ nhật, lòng phẳng dùng để chở người và các loại xe qua sông. + Thuyền gắn máy; + Canô; + Tàu thuỷ. + Tàu cao tốc (còn gọi là tàu cánh ngầm) là loại tàu thuỷ tốc độ cao. + Sà lan: có đầu tàu kéo và các khoang chứa hàng giống như tàu hoả kéo các toa chở hàng. c) Kết luận: GV nhắc lại tên một số phương tiện Giao thông đường thuỷ thường gặp, nêu tác dụng của các phương tiện này. Hoạt động 4: Biển báo hiệu Giao thông đường thuỷ nội địa a) Mục tiêu: Học sinh nhận biết và ghi nhớ 6 biển báo giao thông đường thuỷ. b) Các tiến hành: - Chia nhóm theo cặp, các cặp quan sát các biển báo ở trang 21 và nhận xét theo gợi ý: + Nêu đặc điểm của biển báo cấm? (biển báo hiệu Giao thông đường thuỷ) + Nêu đặc điểm của biển báo chỉ dẫn? - Dành thời gian khoảng 2 phút để HS xem hình và trao đổi + GV bổ sung và nhấn mạnh: Trên đường thuỷ cũng có TNGT, vì vậy để đảm bảo an toàn Giao thông đường thuỷ, người ta cũng phải có các biển báo hiệu giao thông để giúp cho sự đi lại được an toàn - GV treo tất cả 6 biển báo và giới thiệu: - Hết thời gian GV gọi một số cặp lên trình bày - Các cặp khác nhận xét Biển báo cấm: 1. Biển báo cấm đậu: Biển này có ý nghĩa cấm các loại tàu thuyền đỗ, đậu ở khu vực cắm biển. 2. Biển báo cấm phương tiện thô sơ đi qua: Biển báo này có ý nghĩa cấm thuyền (phương tiện thô sơ) không được đi qua. 3. Biển báo cấm rẽ phải: Biển báo này có ý nghĩa cấm tàu, thuyền rẽ phải. 4. Biển báo cấm rẽ trái: Biển báo này có ý nghĩa cấm tàu, thuyền rẽ trái. Biển chỉ dẫn 1. Biển báo phía trước có bến đò, bến phà: Biển báo này chỉ dẫn phía trước có bến đò, bến phà chở khách sang sông. 2. Biển báo được phép đỗ: Biển báo này báo hiệu tàu thuyền được phép đỗ an toàn - GV gọi vài HS nhắc lại tên và nội dung từng biển báo hiệu c) Kết luận: Biển báo hiệu Giao thông đường thuỷ rất cần cho người tham gia Giao thông đường thuỷ, mọi người khi tham gia Giao thông đường thuỷ cần phải tuân thủ theo các chỉ dẫn trên nội dung biển báo để việc đi lại được an toàn. Củng cố: - HS nhắc lại đặc điểm, ý nghĩa của biển báo cấm (Giao thông đường thuỷ) - Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm, ý nghĩa của biển báo chỉ dẫn (Giao thông đường thuỷ) An toàn giao thông: Tiết 6 Bài 6: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng I. Mục tiêu: - HS biết nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông công cộng (GTCC) đỗ, đậu, để đón khách lên xuống - HS biết các quy định an toàn khi đi lên, xuống, khi ngồi ô tô con, xe khách, trên tàu, thuyền, ca nô - Biết thực hiện đúng các quy định an toàn khi đi trên các phương tiện GTCC II. Chuẩn bị: - Tranh, ảnh một số nhà ga, bến tàu, bến xe - Tranh, ảnh người lên xuống tàu thuyền - Tranh, ảnh người ngồi trên tàu, thuyền III. Hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe a. Mục tiêu: - Tìm hiểu bến tàu, bến xe, nhà ga, điểm đỗ xe của các phương tiện GTCC. - Có ý thức tôn trọng trật tự công cộng khi đến nhà ga, bến xe b. Các tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh ở trang 22, SGK và tranh, ảnh, bến tàu, xe đã chuẩn bị. - GV gợi ý bằng các câu hỏi: + Trong lớp ai đã được bố mẹ cho đi chơi xa, được đi bằng phương tiện nào? - Bố, mẹ em đã mua vé ở đâu? - Em và gia đình đã đến đâu để đi bằng các phương tiện giao thông đó? - Em hãy nhớ và kể lại các hình ảnh đã nhìn thấy ở nơi lên tàu xe? (nơi có phòng bán vé, có tàu xe đỗ, có đông người lên xuống tàu xe, có bảng hướng dẫn, bảng nội quy...) - Những nơi tàu xe đỗ để mọi người lên, xuống gọi là gì? - HS trao đổi theo cặp trong thời gian khoảng 2 phút. - GV gọi một số bạn bổ sung cho đầy đủ ý c. Kết luận: Nhà ga, bến tàu, bến xe là nơi bán vé , nơi các phương tiện giao thông đỗ để đưa, đón khách, muốn đi bằng các phương tiện này mọi người phải đến nhà ga, nhà xe, bến tàu để mua vé và lên các phương tiện GT để đi lại. Hoạt động 2: Lên xuống tàu xe a. Mục tiêu: - Biết những điều qui định an toàn khi lên, xuống và ngồi trên cáCác tiến hành PTCC. - Biết cách thực hiện các động tác như : cài dây an toàn, bám vào tay vịn khi lên, xuống và ngồi trên xe. - Có thói quen tôn trọng trật tự nơi công cộng (xếp hàng, không đùa nghich, nói to) b. Các tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát ảnh ở trang 23 và tranh GV đã chuẩn bị để trả lời các câu hỏi: + Nếu xe đỗ bên lề đương thì lên, xuống xe phía nào? - Nếu đi đông người có phải xếp hàng thức tự khi lên, xuống không? + Khi lên, xuống xe buýt có phải chờ xe dừng hẳn không? + Có phải bám chắc tay vịn rồi mới lên, xuống xe không? + Ngồi vào trong xe động tác đầu tiên phải nhớ là gì? + Khi lên thuyền, ca nô phải lên như thế nào? + Khi lên thuyền, ca nô có phải mặc áo phao không? - HS trao đổi theo cặp, thời gian trao đổi khoảng 2 phút. - Hết thời gian, GV gọi 2,3 HS trả lời các câu hỏi trên. - Các nhóm khác nhận xét - GV bổ sung c. Kết luận: GV nhấn mạnh: Khi lên xuống tàu, xe chúng ta cần: + Chỉ lên xuống tàu, xe khi đã dừng hẳn + Khi lên, xuống phải tuần tự không chen lấn, xô đẩy + Phải bám chắc vào thành xe, tay vịn, nhìn xuống chân + Xuống xe ô tô buýt không được chạy sang đường ngay. Phải chờ cho xe đi, quan sát xe trên đường mới được sang. - Yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ. Hoạt động 3: Ngồi ở trên tàu, xe a) Mục tiêu: - HS biết những quy định an toàn khi đi trên các phương tiện GTCC để bảo đảm an toàn cho bản thân và cho mọi người. - HS biết cách ngồi một cách an toàn trên tàu,xe - Có ý thức tôn trọng người khác, giữ gìn trật tự nơi công cộng. b) Các tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát ảnh 2 trang 23 và ảnh 1 trang 24, sau đó trao đổi theo cặp để trả lời hỏi gợi ý. - GV nêu câu hỏi về các tình huống ngồi trên tàu, trên xe: + Đi tàu xe có cần phải ngồi chắc chắn trên ghế không? + Đi tàu có được chạy nhảy trên các toa, ra ngồi ở bậc lên xuống không? + Đi tàu, ca nô có được đứng dựa ở lan can tùa, cúi nhìn xống nước không + Đi tàu, ca nô có được đứng dựa ở lan can tàu, cúi nhìn xuống nước không? + Đi thuyền có được thò chân xuống nước hoặc cúi xuống vớt nước lên chơi không? + Đi ô tô có được thò đầu, thì tay qua cửa sổ không? + Đi ô tô buýt có cần bám vào tay vịn không? - Gọi 2,3 nhóm lên trả lời. - GV cần hỏi thêm vì sao hành vi đó là sai, phân tích đó là những hành vi nguy hiểm, không an toàn, gây tai nạn chết người. c) Kết luận: GV nhấn mạnh những quy định an toàn khi ngồi trên các phương tiện GTCC: + Cần ngồi chắc chắn trên ghế + Không thò đùa, tay ra ngoài cửa + Không ném các đồ vật ra ngoai cửa sổ + Hành lý xếp ở nơi quy định, không để chắn lối đi, của lên xuống. + Phải thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô, máy bay. Hoạt động 4: Củng cố GV yêu cầu : - Một HS nhắc lại những quy định khi lên, xuống tàu, xe - Một HS nhắc lại những quy định khi ngồi trên tàu, xe - Một HS đọc phần ghi nhớ

File đính kèm:

  • docAn toan giao thong lop 4 moi.doc
Giáo án liên quan