Giáo án Khoa - Sử - Địa lớp 4

Khoa học BA THỂ CỦA NƯỚC

I/ Mục tiêu: Giúp HS:

 -Tìm được những ví dụ chứng tỏ trong tự nhiên nước tồn tại ở 3 thể: Rắn, lỏng, khí.

 -Nêu được sự khác nhau về tính chất của nước khi tồn tại ở 3 thể khác nhau.

 -Biết và thực hành cách chuyển nước từ thể lỏng thành thể khí, từ thể khí thành thể rắn và ngược lại.

 -Hiểu, vẽ và trình bày được sơ đồ sự chuyển thể của nước.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 -Hình minh hoạ trang 45 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).

 -Sơ đồ sự chuyển thể của nước viết hoặc dán sẵn trên bảng lớp.

 -Chuẩn bị theo nhóm: Cốc thuỷ tinh, nến, nước đá, giẻ lau, nước nóng, đĩa.

III/ Hoạt động dạy- học:

 

doc108 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Khoa - Sử - Địa lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
õng ngày cuối tháng 10 năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã mưu trí ,dũng cảm đánh tan đạo quân viện binh của giặc Minh . Với chiến thắng quan trọng ấy , nghĩa quân Lam Sơn đã buộc Vương Thông phải cuối đầu xin hàng . Từ đâynước Việt lại trở lại thái bình bền vững . -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau : “Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nướcâ”. -Nhận xét tiết học . -HS đọc bài và trả lời câu hỏi . -HS nhận xét . -HS cả lớp lắng nghe GV trình bày . -HS quan sát lược đồ và đọc SGK. -Tỉnh Lạng sơn. -Hẹp có hình bầu dục. -Núi đá và núi đất. -Có sông lại có 5 ngọn núi nhỏ . -Có lợi cho quân ta mai phục đánh giặc, còn giặc vào ải Chi Lăng thì khó mà có đường ra. -HS mô tả . -HS dựa vào dàn ý trên để thảo luận nhóm. -Đại diện các nhóm thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng . -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS trình bày. -HS cả lớp thảo luận và trả lời . -Biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận , dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại. -HS kể. -3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi . -HS cả lớp . KHOA HỌC Tiết 40: BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH I/ Mục tiêu: Giúp HS : - Biết và luôn làm những việc để bảo vệ bầu không khí trong sạch . - Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch và tuyên truyền , nhắc nhớ mọi người cùng làm việc để bảo vệ bầu không khí trong sạch . II/ Đồ dùng dạy- học: -Hình minh hoạ trang 80 , 81 SGK phóng to + HS sưu tầm tranh ảnh tư liệu , hình vẽ về các hoạt động bảo vệ môi trường không khí . + Các tình huống ghi sẵn vào phiếu . + Giấy A2 để dùng cho nhóm 4 HS . III/ Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên * HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG : 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3HS lên bảng trả lời câu hỏi: 1) Thế nào là không khí trong sạch , không khí bị ô nhiễm ? 2) + Nguyên nhân nào gây ô nhiễm bầu không khí ? 3/ +Không khí bị ô nhiễm có tác hại gì đối với đời sống của con người và động vật , thực vật ? -GV nhận xét và cho điểm HS. * Giới thiệu bài: Không khí phải lúc nào cũng trong lành thì mới có lợi cho sức khoẻ con người và động vật , thực vật . Chúng ta nên làm gì , không nên làm gì để bầu không khí luôn được trong sạch . Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu điều đó . Hoạt động của học sinh -HS trả lời. -HS lắng nghe. * Hoạt động 1: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ BẢO VỆ KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH Cách tiến hành: - YC HS trao đổi theo cặp với yêu cầu . - Quan sát các hình minh hoạ trang 80 , 81 SGK và trả lời các câu hỏi : - Hỏi : - Nêu những việc nên làm , không nên làm để bảo vệ bầu không khí luôn được trong sạch ? - Gọi HS trình bày chỉ yêu cầu mỗi em chỉ và nêu nội dung của 1 bức tranh . - Gọi HS khác nhận xét bổ sung . + GV khẳng định những việc nên làm thể hiện trong từng bức tranh . * Hỏi : Em , gia đình và địa phương nơi em ở đã làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch ? * Kết luận : Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí : - Thu gom và xử lí rác hợp lí . - Giảm lượng khí độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng dầu , và khói bụi của các nhà máy , khói bếp do đun nấu . - Trồng cây gây rừng bảo vệ rừng để hạn chế tiếng ồn cải thiện không khí thông qua việc hấp thụ khí các - bon - níc trong quá trình quang hợp của cây xanh . + Quy hoạch và xây dựng các nhà máy trên quan điểm hạn chế sự ô nhiễm không khí trong dân cư . - Áp dụng các biện pháp công nghệ , lắp đặt các thiết bị thu , lọc bụi và xử lí khí độc hại trước khi thải ra môi trường , phát triển các công nghệ chống khói . + Gọi 2 HS nhắc lại . * Hoạt động 2: VẼ TRANH CỔ ĐỘNG BẢO VỆ BẦU KHÔNGKHÍ TRONG SẠCH - Yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 HS thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng tích cực tham gia bảo vệ bầu không khí trong sạch . + Phân công từng thành viên trong nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh . - GV đến từng nhóm để giúp đỡ học sinh gặp khó khăn . -Tổ chức cho HS trưng bày và đánh giá tranh vẽ của các nhóm . + GV : Nhận xét , tuyên dương những nhóm HS có hiểu biết và có những bức tranh vẽ đẹp và đúng nội dung . 3.HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC : + Hỏi : - Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch ? -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học thuộc bài đã học để chuẩn bị tốt cho bài sau . Học thuộc mục bạn cần biết trang 81 SGK . + Sưu tầm các đồ vật có thể phát ra âm thanh như lon bia , ống sữa bò , chén , bát ,... - 2 HS ngồi gần nhau trao đổi và quan sát hình để tìm ra những việc nên làm và không làm được thể hiện trong hình vẽ . * Những việc nên làm : + Hình 1 : các bạn học sinh đang làm vệ sinh lớp học để tránh bụi bẩn . + Hình 2 : Thực hiện vứt rác vào thùng có nắp đậy , tránh được việc rác thối rữa tạo ra khí độc . + Hình 3: Nấu ăn bằng bếp cải tiến để tiết kiệm củi và hạn chế khói bụi bay ra môi trường tránh việc người đun và những người xung quanh hít phải . + Hình 5 : Nhà vệ sinh ở trường học hợp quy cách giúp HS đi tiểu tiện đúng nơi qui định . + Hình 6 : Cô công nhân vệ sinh đang quét dọn và hót rác trên đường phố để giữ gìn dường phố xanh sạch đẹp tránh việc gây ô nhiễm môi trường . + Hình 7 : Cánh rừng xanh tốt , tích cực trồng cây gây rừng là biện pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường trong sạch . * Những việc không nên làm : + Hình 4 : Nhóm bếp than tổ ong sẽ gây ra nhiều khói và khí độc hại , làm cho mọi người sống xung quanh hít phải . + Thực hiện theo yêu cầu trình bày và nhận xét câu trả lời của nhóm bạn . - Trồng cây xanh quanh nhà ở , trường học , khu vui chơi công cộng của địa phương . - Không đun bếp than tổ ong mà dùng bếp đun củi cải tiến có ống khói . - Đổ rác thải đúng nơi qui định . - Đi tiểu tiện đúng nơi qui định . + Lắng nghe . + 2 HS nhắc lại . + HS thảo luận nhóm theo yêu cầu . + Đại diện nhóm trưng bày và thuyết trình về các bức tranh của nhóm mình , các nhóm khác nhận xét bổ sung . + Lắng nghe . -HS cả lớp . ĐỊA LÍ TIẾT 20: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I.Mục tiêu : -Học xong bài này HS biết :Chỉ vị trí ĐB Nam Bộ trên bản đồ VN: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà Mau. -Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên dồng bằng Nam Bộ . II.Chuẩn bị : -Bản đồ :Địa lí tự nhiên, hành chính VN. -Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2.KTBC : -Thành phố hải Phòng . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : 1/.Đồng bằng lớn nhất của nước ta: *Hoạt động cả lớp: -GV yêu cầu HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi: +ĐB Nam Bộ nằm ở phía nào của đất nước? Do các sông nào bồi đắp nên ? +ĐB Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu (diện tích, địa hình, đất đai.)? +Tìm và chỉ trên BĐ Địa Lí tự nhiên VN vị trí ĐB Nam Bộ, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, các kênh rạch . GV nhận xé, kết luận. 2/.Mạng lưới sông ngòi ,kênh rạch chằng chịt: *Hoạt động cá nhân: GV cho HS quan sát SGK và trả lời câu hỏi: +Tìm và kể tên một số sông lớn,kênh rạch của ĐB Nam Bộ. +Nêu nhận xét về mạng lưới sông ngòi, kênh rạch của ĐB Nam Bộ (nhiều hay ít sông?) +Nêu đặc điểm sông Mê Công . +Giải thích vì sao nước ta lại có tên là sông Cửu Long? -GV nhận xét và chỉ lại vị trí sông Mê Công, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, kênh Vĩnh Tế trên bản đồ . * Hoạt độngcá nhân: -Cho HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi : +Vì sao ở ĐB Nam Bộ người dân không đắp đê ven sông ? +Sông ở ĐB Nam Bộ có tác dụng gì ? +Để khắc phục tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô, người dân nơi đây đã làm gì ? -GV mô tả thêm về cảnh lũ lụt vào mùa mưa, tình trạng thiếu nước ngọt vào mùa khô ở ĐB Nam Bộ . 4.Củng cố : -GV cho HS so sánh sự khác nhau giữa ĐB Bắc Bộ và ĐB Nam Bộ về các mặt địa hình, khí hậ , sông ngòi, đất đai . -Cho HS đọc phần bài học trong khung. 5.Tổng kết - Dặn dò: -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài: “Người dân ở ĐB Nam Bộ”. -Nhận xét tiết học . -HS chuẩn bị . -HS đọc bài và trả lời câu hỏi. -HS trả lời. +Nằm ở phía Nam. Do sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp nên. +Là ĐB lớn nhất cả nước ,có diện tích lớn gấp 3 lần ĐB Bắc Bộ. ĐB có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt .Ngoài đất đai màu mỡ còn nhiều đất chua, mặn, cần cải tạo. +HS lên chỉ BĐ. -HS nhận xét, bổ sung. -HS trả lời câu hỏi . +HS tìm. +Do dân đào rất nhiều kênh rạch nối các sông với nhau ,làm cho ĐB có hệ thống kênh rạch chằng chịt . +Là một trong những sông lớn trên thế giới bắt nguồn từ TQ chảy qua nhiều nước và đổ ra Biển Đông. +Do hai nhánh sông Tiền, sông Hậu đổ ra bằng chín cửa nên có tên là Cửu Long . -HS nhận xét, bổ sung. -HS trả lời . -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS so sánh . -3 HS đọc . -HS cả lớp.

File đính kèm:

  • docKhoa su dia 4 ca nam.doc
Giáo án liên quan