Sau bài học: Giúp cho hs Nắm được .
- Biển báo hiệu giao thông đường bộ gồm có 5 nhóm
- Một số đặc điểm của một số biển báo khi tham gia giao thông cần phân biệt được và nắm rõ để tuân thủ khi tham gia giao thông.
- Phân biệt được biển cấm và biển hiệu lệnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK, một số biển báo giao thông
7 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án An toàn giao thông - Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu
3. Củng cố dặn dò:
- Nx giờ học
- Ôn bài và chuẩn bị cho giờ sau
- Chuẩn bị của hs
- Lắng nghe
- Quan sát đặc điểm một số biển báo cấm
+ Đặc điểm: Hình tròn, Màu trắng có viền đỏ,Riêng biển cấm đi ngược chiều có nền đỏ ở giữa có vạch trắng.
- Biển có hình vẽ màu đen biểu thị nội dung cấm
- Nêu ý kiến nhận xét một số đặc điểm hình dạng màu sắc của biển báo cấm.
- Quan sát biển báo
- Nhận xét đặc điểm: Hình tròn, màu xanh lam,có hình vẽ hoặc kí hiệu biểu thị hiệu lệnh phải tuân theo.
- Quan sát một số biển báo nêu một số đặc điểm của biển báo nguy hiểm
- Đặc điểm: Biển có hình tam giác, Màu vàng có viền đỏ, có hình vẽ kí hiệu màu đen biểu thị nguy hiểm( Biển báo hiệu giao nhau với đường ưu tiên có đặt một góc nhọn hình tam giác chúc xuống)
- Nhận xét, bổ sung
An toàn giao thông
BÀI 2: VẠCH KẺ ĐƯỜNG, CỌC TIÊU VÀ RÀO CHẮN
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS hiểu được:
- Tác dụng của vạch kẻ đường, vạch kẻ đường có hai loại , vạch dọc liền để
phân làn ,xe không được vượt qua.
- Vạch dọc ngang liền nhau, báo hiệu ô- tô xe máy đi chậm lại
- Cụm mũi tên chỉ các hướng đi, cọc tiêu và tường bảo vệ
- Hàng rào chắn: hàng rào cố định và hàng rào di động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGK , Một số tranh ảnh minh hoạ khi tham gia giao thông
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ của thầy
HĐ của trò
1. Kiểm tra :
2. Bài mới:
+ Hoạt động 1: Thảo luận nhóm -Vạch kẻ đường.
- Giới thiệu tranh ảnh minh hoạ về vạch kẻ đường
- Gọi HS nhận xét và nêu tác dụng của vạch kẻ đường
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp- Cọc tiêu và tường bảo vệ
- Giới thiệu một số cọc tiêu ( gt tranh)
- Cọc tiêu có tác dụng gì?
+ Hoạt động 3: Thảo luận nhóm-Hàng rào chắn
- Hàng rào chắn cố định
* KL: Vạch kẻ đường cọc tiêu và rào chắn là chỉ dẫn trên đường nhằm góp phần đảm bảo an toàn giao thông.
- Hàng ngày em thấy trên các thông tin đại chúng việc vi phạm ATGT ntn?
3. Củng cố dặn dò:
- Củng cố bài
- NX giờ học- CB bài 3
- Nêu bài học( Biển báo hiệu giao thông đường bộ)
- Quan sát tranh nhận xét
- Vạch kẻ đường có hai loại
+ Vạch kẻ trên mặt đường: Cụn vạch kẻ sát ngã tư gồm vạch kẻ đi bộ qua đường, vạch dừng xe( vạch liên tục có chữ dừng xe)
+ Vạch dọc liền để phân làn, xe không được vượt qua.
+ Vạch sọc ngang liền nhau, báo hiệu ô tô xe máy đi chậm lại.
- Cụm mũi tên chỉ các hướng đi
- Quan sát tranh
Thảo luận: Cọc tiêu được đặt mép các đoạn đường nguy hiểm để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi nền đường an toàn và hướng của tuyến đường
- Cọc tiêu có tiết diện vuông, cao 60 cm , sơn trắng, riêng đầu trên sơn đỏ
* KL : Cọc tiêu tường chắn báo hiệu đoạn đường nguy hiểm để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi nền đường an toàn và hướng đi của tuyến đường.
- Thảo luận: ở những nơi thắt hẹp đường cấm, đường cụt
- Hàng rào chắn di động có thể nâng lên hạ xuống, đẩy ra đẩy vào hoặc đóng mở
- Nêu một số trường hợp vi phạm ATGT
An toàn giao thông
BÀI 3: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. MỤC IÊU :
- HS biết đi xe đạp an toàn, Biết đi bên phải khi tham gia giao thông .
- Lựa chọn xe đạp cho phù hợp với lứa tuổi, biết một số tình huống không nê làm khi đi xe đạp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh sgk , Biển báo giao thông
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HĐ thầy
HĐ trò
1. Kiểm tra bài cũ :
- Cọc tiêu có tác dụng gì ?
2. Bài mới :
* HĐ 1 : Trước khi ra đường
- Thế nào là đi xe đạp an toàn ?
+ GT tranh tìm hiểu con đường an toàn
- Một số tình huống khi đi xe đạp ?
- GV nêu kết luận
* HĐ 2 : Khi đi ngoài đường cần thực hiện các quy định :
- Tình huống nào là đi xe đạp an toàn?
- HD hs quan sát tranh
- Khi đi trên đường không an toàn cần chú ý điều gì ?
- Từ nhà em đến trường em bằng phương tiện nào ?đi ntn ?
KL : Đi đúng phần đường dành cho xe thô sơ
+ Đi bên phải, đi đêm phải có đèn báo hiệu( đèn phát sáng và đen phản quang)
+ Khi muốn rẽ cần giơ tay báo hiệu
- HD hs chơi ,chia làm 2 đội chơi
Đi xe đạp an toàn
- Nhận xét kết quả các đội chơi
- Gọi hs nêu kết luận
3. Củng cố, dặn dò :
- NX giờ học
- Chuẩn bị giờ sau
- Một số hs trả lời
- Thảo luận nhóm và ghi chép lại ý kiến của nhóm
- QS tranh và nội dung bài và dựa vào thực tế trong cuộc sống để nêu ý kiến
- Nêu ý kiến con đường an toàn, đường rộng bằng phẳng...
-Xe đạp phải phù hợp với lứa tuổi không đi xe quá cao ( xe người lớn),đi bên phải phần đường của mình,không cầm các vật gây tai nạn,cầm ô,chở vật kồng kềnh...
- Thảo luận nhóm
- Lựa chọn các tình huống đi an toàn và những tình huống không nên làm.
- Những người đường khuất tầm nhìn, xe có đầy đủ bộ phận phanh, đèn phản quang đằng sau...
- Nêu ý kiến nx bổ sung
- Nêu một số tình huống vi phạm ATGT
- Cách chơi : 1 nhóm làm biển báo,một nhóm làm ngời đi bộ , xe ô-tô,xe đạp...nhóm nào đi đúng không vi phạm nhóm đó thắng cuộc
- Nhận xét đánh giá các nhóm chơi
An toàn giao thông
BÀI 4 : LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
I. MỤC IÊU :
- HS biết lựa chọn đường đi an toàn, Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường.
- Lựa chọn con đường đi an toàn nhất để đến trường, biết quan sát khi đi đường không an toàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh sgk , Biển báo giao thông
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HĐ thầy
HĐ trò
1. Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là đi xe đạp an toàn ?
2. Bài mới :
* HĐ 1 : Con đường an toàn
- Thế nào là đường an toàn ?
+ GT tranh tìm hiểu con đường an toàn
- Một con đường an toàn phải như thế nào ?
* HĐ 2 : Tìm hiểu con đường chưa an toàn :
- Con đường chưa an toàn là như thế nào ?
- HD hs quan sát tranh
-Khi đi trên đường không an toàn cần chú ý điều gì ?
- Từ trường đến nhà em đi trên con đường nào ?
* HĐ 3 : Trò chơi lựa chọn con đường đi an toàn :
- HD hs chơi ,chia làm 2 đội chơi
3. Củng cố dặn dò :
- NX giờ học
- Chuẩn bị giờ sau
- 2-3 hs nêu ý kiến
- Thảo luận nhóm và ghi chép lại ý kiến của nhóm
- QS tranh và nội dung bài và dựa vào thực tế trong cuộc sống để nêu ý kiến
- Đường phẳng có kẻ phân chia làn đường xe chạy,có các biển báo giao thông,các ngã ba,ngã tư phải có đèn tín hiệu,có vạch hd cho người qua đường.Mặt đường rộng tương đối bằng phẳng...
- Thảo luận nhóm
- Là đường hai chiều,hẹp lòng vỉa hè có nhiều vật cản...
- Những người buôn bán lấn chiếm vỉa hè lòng lề đường...
- Nêu ý kiến nx bổ sung
- Cách chơi : 1 nhóm làm biển báo,một nhóm làm ngời đi bộ , xe ô-tô,xe đạp...nhóm nào đi đúng không vi phạm nhóm đó thắng cuộc
- Nhận xét các đội tham gia chơi
- Nêu bài học, vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Nêu nội dung bài học
An toàn giao thông
BÀI 5 : GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ VÀ PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ
I. MỤC TIÊU :
- Sau bài học hs biết được các phương tiện giao thông đường thuỷ.
- Phương tiện an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ.
- Hiể và biết được một số biển báo giao thông đường thuỷ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Một số tranh ảnh và biển báo giao thông đường thuỷ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HĐ thầy
HĐ trò
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới :
* HĐ 1 : Đường thuỷ và các phương tiện giao thông đường thuỷ :
- Đường thuỷ là gì ?
- Kể tên một số phương tiện giao thông đường thuỷ ?
- Phương tiện thô sơ ?
- Khi tham gia giao thông đường thuỷ cần đảm bảo an toàn ntn ?
*HĐ 2 : Biển báo hiệu giao thông đường thuỷ
- GV gt một số biển báo hiệu giao thông đường thuỷ
- HD QS và nhận dạng một số biển báo cấm ?
-Tìm hiểu nội dung biển cấm ?
- Gọi đại diện một số em nêu ý kiến của mình ?
3. Củng cố dặn dò :
- NX giờ học
- Chuẩn bị giờ sau
- Nêu bài học giờ học
- Dựa vào thực tế và nội dung bài thảo luận
- Là nơi các phương tiện giao thông đường thuỷ đi lại trên mặt nước như : kênh,rạch,sông,hồ,biển...
- Các loại phương tiện như : Tàu thuỷ ,ca-nô,phà tự hành,xà lan tự hành,xuồng máy,thuyền máy...
- Thuyền bè dùng sức người chèo đẩy.
- Không được thả chân,tay để nghịch, các phương tiện phải đảm bảo an toàn và có phao cứu sinh...
- QS một số biển báo và nhận xét đặc điểm của một số biển báo
- Biển báo hình vuông viền đỏ có đường chéo màu đỏ có nền trắng hình vẽ bên trong màu đen.
đây là biển báo rất nguy hiểm khi gặp biển này.
- QS và trao đổi nhóm nx với bạn bên cạnh để phân biệt các biển báo cấm.
-Một số hs nêu ý kiến và chỉ vào biển báo nêu đặc điểm những biển báo đó.
+ KL : nêu sgk
- Một số hs nêu bài học
An toàn giao thông
BÀI 6: AN TOÀN ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
I. MỤC TIÊU:
- Qua bài học hs hiểu được các phương tiện giao thông công cộng là gì?
- Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng phải có ý thức giữ gìn an toàn bảo vệ các phương tiện theo quy định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Biển báo, tranh ảnh về các phượng tiện giao thông
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ thầy
HĐ trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu tên một số phương tiện giao thông đường thuỷ?
2: Bài mới:
* HĐ 1: Các phương tiện giao thông công cộng:
- Kể tên một số phương tiện giao thông công cộng mà em biết?
- Vì sao lại giọ các phương tiện này là phương tiện giao thông công cộng?
* HĐ 2: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng:
- Nơi chờ đợi, lên xuống phải tuânthủ như thế nào?
- Gt một số phương tiện và nêu ý kiến nhận xét khi tham gia giao thông?
- Nêu kết luận, gọi hs đọc bài
* Khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng ta cần nhớ:
- Ngồi trên xe buýt, tàu hoả phải bám chặt tay vịn, không đi lại, không thò đầu, thò tay, không vớt rác ra ngoài cửa sổ
- Ngồi trên thuyền ,ca nô không được thò tay, khoa chân xuống nước
3. Củng cố dặn dò:
- Cần tuân thủ tuyệt đối quy định ATGT
- Vận dụng bài học vào cuộc sống
- HS trả lời
- Trao đổi theo cặp
- Ô- tô chở khách,xe buýt ,tàu hoả, tàu thuỷ,phà,thuyền máy,máy bay...nơi sân
ga ,bến xe,sân bay
- Vì các phương tiện hoạt động do nhà nước quản lí và quy định hoạt động theo tuyến đường .
- Phải giữ trật tự không đùa nghịch,không vứt rác bà bãi không chen lấn xô đẩy khi lên xuống
- Khi lên xuống phải chờ xe dừng hẳn rồi mới lên xuống
- QS và nhận xét khách ngồi trên xe và ngồi trên tàu hoả
- Nx về cách ngồi của các bạn trên xe
- Thoả thuận với các bạn về một số quy định khi đi trên các phương tiện đó
- Một số hs nêu bài học
File đính kèm:
- GA An toan giao thong 4.doc