Giáo án Âm nhạc - Tuần 8

I. MỤC TIÊU :

 - Biết bài Lí cây xanh là một bài dân ca Nam Bộ.

 - Biết ht theo giai điệu và lời ca.

 - Biết ht kết hợp vỗ tay hoặc g đệm đàn theo bài hát.

 II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ :

 1. Học thuộc bài hát.

 2. Đồ dùng dạy học.

- Nhạc cụ.

 - Máy cát - xét và băng tiếng.

 - Một số tranh ảnh về phong cảnh Nam Bộ.

 3. GV cần biết :

 Lí là những điệu hát dân gian rất phổ biến ở các vùng nông thôn Nam Bộ. Có rất nhiều điệu Lí như : Lí cây bông, Lí con quạ, Lí ngựa ô, Lí cây chanh, Lí chiều chiều v.v. Lí cây xanh là một trong hàng trăm bài Lí được nhân dân sáng tác và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bài Lí cây xanh có giai điệu mộc mạc, giản dị, lời ca được hình thanh từ câu thơ lục bát :

 

doc10 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng một âm hình tiết tấu nên cách gõ giống nhau. - Hai câu “ Nắm tay nhau ...” ở phần sau của bài hát cũng có chung một âm hình tiết tấu nên cách gõ cũng giống nhau. + Tiết tấu hai câu đầu của bài hát : + Tiết tấu hai câu sau : Hoạt động 2 : Phân biệt âm thanh cao - thấp, dài - ngắn. - GV dùng đàn hoặc giọng hát thể hiện các âm cao - thấp, dài - ngắn cho HS phân biệt, mức độ khó hơn so với ở lớp 1 . - GV đàn một âm và âm đó được ngân dài 4 phách sau đó cho nghe một âm thấp hơn nhưng cũng ngân dài 4 phách. GV cho HS nhận xét âm nào cao, âm nào thấp và âm nào ngân dài hơn. - Khi thể hiện các âm phải cho gõ hoặc đếm theo để các em dễ phân biệt độ dài - ngắn của âm thanh. - GV cho các em nghe hai âm có chung một cao độ nhưng độ dài - ngắn khác nhau để các em nghe và phân biệt. Hoạt động 3 : Nghe nhạc. - GV đàn hoặc cho HS nghe băng trích đoạn nhạc không lời. 4. Củng cố : - GV đệm đàn, bắt giọng cho cả lớp hát 3 bài hát ( mỗi bài 1 lần ). 5. Nhận xét – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về tập thuộc và nhuần nhuyễn các bài hát vừa ôn. - Kết hợp các động tác phụ hoạ và gõ đệm. 1’ 2’ 25’ 5’ 2’ - Hát tập thể. - Cả lớp hát - Cả lớp ôn tập bài Thật là hay, kết hợp múa phụ hoạ và gõ đệm. - HS hát ôn bài Xoè hoa. - HS hát ôn bài Múa vui. - HS theo dõi và trả lời theo hiểu biết. - HS cần biết được tiết tấu hai câu đầu giống nhau và hai câu sau giống nhau. + Tiết tấu câu 1 và 2 . + Tiết tấu câu 3 và 4. - HS theo dõi và phân biệt giống nhau, khác nhau của âm thanh. - Hai âm thanh cùng chung một độ dài, nhưng cao - thấp khác nhau. - Hai âm thanh có chung một cao độ, nhưng dài - ngắn khác nhau. - Cả lớp lắng nghe. - HS thực hiện - HS lắng nghe và ghi nhớ. v Rút kinh nghiệm : .. TIẾT 3 : KHỐI 3 ÔN TẬP BÀI HÁT GÀ GÁY Dân ca Cống - Lai Châu ( Lời mới : Huy Trân ) I -MỤC TIÊU : - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Tập biểu diễn bài hát. II- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN : - Nhạc cụ quen dùng. - Hát chuẩn xác và truyền cảm bài Gà gáy. - Băng nhạc, máy nghe, các nhạc cụ gõ. - Các động tác phụ hoạ : + Động tác 1 : Gà gáy sáng ( phụ hoạ cho hai câu hát 1 và 2 ). Đưa hai tay lên miệng thành hình loa, đầu ngẩng cao, chân nhún nhịp nhàng. + Động tác 2 : Đi lên nương ( phụ hoạ cho hai câu hát 3 và 4 ). Đưa hai tay lên cao rồi thả dần xuống, chân nhún nhịp nhàng. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS Ổn định lớp : Kiểm tra bài cũ : - GV đệm đàn cho HS hát bài Gà gáy. - Gọi HS lên hát, gõ đệm theo phách. - GV nhận xét và đánh giá. 3. Bài mới : Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát. - Cho HS nghe băng bài hát. - Hướng dẫn cho HS hát ôn tập với sắc thái vui tươi. - vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp phách : Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi ! X X X X X X X X - Vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 2 : Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi ! X X X X Hoạt động 2 : Tập vận động phụ hoạ và biểu diễn bài hát. - Hướng dẫn HS hát và vận động phụ hoạ 2 động tác như đã chuẩn bị. - Chọn một, hai nhóm HS lên biểu diễn trước lớp, vừa hát vừa vận động hoặc múa phụ hoạ. Hoạt động 3 : Nghe nhạc. - Cho HS nghe một bài hát thiếu nhi chon lọc hoặc một bài dân ca. Trước khi nghe GV giới thiệu tên bài, tác giả. 4. Củng cố : - GV đệm đàn và bắt nhịp cho HS hát lại bài Gà gáy. - Cho từng nhóm hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp 2 và múa phụ hoạ. 5. Nhận xét – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về tập nhuần nhuyễn các động tác múa phụ hoạ của bài hát. 1’ 3’ 25’ 5’ 2’ - Hát tập thể - Cả lớp hát - HS thực hiện - Cả lớp lắng nghe - HS thực hiện - Cả lớp hát, gõ đệm theo phách. - Cả lớp vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 2 - Cả lớp luyện tập - HS thực hiện - Cả lớp lắng nghe - Cả lớp hát - HS thực hiện - HS lắng nghe và ghi nhớ v Rút kinh nghiệm : : .. .. KHỐI 4 TIẾT 8 HỌC HÁT : BÀI TRÊN NGỰA TA PHI NHANH Nhạc và lời : Phong Nhã MỤC TIÊU : - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết tác giả bài hát là nhạc sỹ Phong Nhã. - Biết gõ đệm theo nhịp theo phách CHUẨN BỊ : Giáo viên : - Nhạc cụ quen dùng, máy nghe , băng nhạc. - Một số tranh ảnh minh hoạ nội dung bài hát. - Chép lời hát lên bảng phụ : Học sinh : - Một số nhạc cụ gõ, sách vở học nhạc. GV lưu ý : - Nhạc sĩ Phong Nhã có nhiều bài hát viết cho thiếu nhi như Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Chi đội ta làm kế hoạch nhỏ, ... Các bài hát của ông có nét nhạc vui tươi, hình ảnh sinh động, lời ca đẹp, phù hợp với tâm hồn trẻ thơ, được phổ biến rộng rãi. - Bài hát Trên ngựa ta phi nhanh của nhạc sĩ Phong Nhã gợi lên hình ảnh những cậu bé phi ngựa băng qua các miền quê của đất nước, hiên ngang vượt lên phía trước. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS 1. Phần mở đầu : Ổn định lớp : Ôn bài cũ : - GV đệm đàn, bắt giọng cho HS hát bài Bạn ơi lắng nghe một lần, ( GV nhận xét ). Giới thiệu bài mới : - Cho HS xem tranh ảnh và hỏi : Trong bức tranh có những cảnh gì ? - GV nhận xét : Đó chính là hình ảnh đất nước tươi đẹp hoà quyện với con người tạo thành bức tranh sinh động trong bài hát mà các em sẽ được học, bài Trên ngựa ta phi nhanh. - Giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Phong Nhã, tác giả bài hát. 2. Phần hoạt động : Nội dung 1 : Hoạt động 1: Dạy hát - Cho HS nghe băng nhạc bài hát Trên ngựa ta phi nhanh ( 2 lần ). - GV đọc lời ca. - Dạy hát từng câu, đánh đàn theo giai điệu. Dạy lần lược đến hết bài. Hoạt động 2 : Luyện tập - Hướng dẫn cho các em luyện tập theo tổ, theo nhóm, GV đệm đàn. b) Nội dung 2 : Hoạt động : Hát kết hợp gõ đệm. - Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. Trên đường gập ghềnh ngựa phi X X X X X X nhanh nhanh nhanh nhanh ... X X X X - Hát kết hợp gõ đệm theo phách. Trên đường gập ghềnh ngựa phi X X X X X nhanh nhanh nhanh nhanh ... X X X 3. Phần kết thúc : Củng cố : - GV đệm đàn cho cả lớp hát lại bài hát 2 lần. - Cho HS kể tên một số bài hát của nhạc sĩ Phong Nhã. - GV mở lại băng mẫu bài hát ( 1 lần ). Nhận xét - Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học thuộc lời và tập biểu diễn bài hát. 1’ 3’ 2’ 23’ 6’ - Hát tập thể. - Cả lớp hát - HS miêu tả cảnh trong tranh - HS lắng nghe - HS ghi nhớ - Cả lớp nghe bài hát mẫu - Cả lớp tập hát theo hướng dẫn của GV - HS thực hiện - Hs tập hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu - HS tập hát và gõ đệm theo phách - HS thực hiện - HS lắng nghe và ghi nhớ. v Rút kinh nghiệm : : KHỐI 5 TIẾT 8 - ÔN TẬP 2 BÀI HÁT : REO VANG BÌNH MINH, HÃY GIỮ CHO EM BÀU TRỜI XANH - NGHE NHẠC I. MỤC TIÊU : - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca -Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ - Nghe một ca khúc thiếu nhi. II. CHUẨN BỊ : Giáo viên : - Nhạc cụ quen dùng. Đàn giai điệu, đệm và hát tốt 2 bài hát : Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh. - Băng đĩa nhạc, máy nghe Học sinh : - SGK Âm nhạc 5. - Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách,) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS 1. Phần mở đầu : Ổn định lớp : Ôn bài cũ : - GV bắt giọng cho HS hát lại 2 bài hát : Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh. - Cho HS xung phong lên hát. (GV nhận xét và đánh giá). • Giới thiệu nội dung tiết học 2. Phần hoạt động : a) Nội dung 1 : Ôn tập 2 bài hát. * Hoạt động 1 : Bài Reo vang bình minh. - Tập hát đối đáp và đồng ca - Tập biểu diễn bài hát theo hình thức tốp ca. - GV đặt câu hỏi : + Hãy kể tên một vài bài hát của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. + Nói cảm nhận của em về bài hát Reo vang bình minh. * Hoạt động 2 : Bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh. - Tập hát rõ lời, thể hiện khí thế của bài hát theo nhịp đi - Tập biểu diễn bài hát theo hình thức tốp ca, đến đoạn 2 có lời ca La la la, vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu. - GV đặt câu hỏi : + Trong bài hát, hình ảnh nào tượng trưng cho hoà bình. + Hãy hát một câu trong một bài hát khác về chủ đề hoà bình. b) Nội dung 2 :Nghe nhạc - Cho HS nghe một bài hát thiếu nhi, hay một bài dân ca. 3. Phần kết thúc : • Củng cố : - GV đệm đàn cho HS hát lại bài 2 bài hát (mỗi bài 1 lần). - Cho HS hát theo tổ, theo nhóm và cá nhân. • Nhận xét - Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Nhắc nhở HS về nhà học thuộc 2 bài hát. - Tập kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. 1’ 3’ 25’ 6’ - Hát tập thể. - Cả lớp hát - HS trình bày - HS theo dõi - HS thực hiện - HS trả lời câu hỏi - HS thực hiện - HS trình bày - HS trả lời câu hỏi - HS thực hiện - Cả lớp lắng nghe - HS trình bày - HS lắng nghe và ghi nhớ v Rút kinh nghiệm : : .. ..

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 8 mon am nhac tieu hoc.doc
Giáo án liên quan