Am nhạc 1 TIẾT 24
Học hát: Bài Quả
(Nhạc và lời: Xanh Xanh)
I. MỤC TIÊU
- Biết hát theo giai điệu và lời ca
- Hát đồng đều, rõ lời.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .
- Nhóm HS có năng khiếu biết gõ đệm theo nhịp, theo phách .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác bài Quả.
- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,.), máy nghe, băng mẫu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn địng tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: GV cho cả lớp hát ôn lại một trong các bài hát đã học ở đầu HK II để khởi động giọng, GV bắt giọng hoặc đệm đàn.
3. Bài mới:
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc tuần 24 - Trường Tiểu học Phi Liêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Hướng dẫn HS hát và vỗ gõ đệm theo phách (sử dụng song loan).
_ GV hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm tiết tấu lời ca (sử dụng thanh phách).
Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này
X x x x x x x x x x
- Có thể phân công mỗi nhóm sử dụng một loại nhạc cụ gõ khác nhau. Khi GV mời nhóm nào hát, nhóm đó sẽ hát và sử dụng nhạc cụ gõ theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.
- GV cũng cố bằng cách cho cả lớp đứng lên hát và vỗ tay theo phách và tiết tấu của bài hát một lần trước khi kết thúc tiết học.
- GV nhận xét, dặn dò (thực hiện như các tiết trước).
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe giai điệu bài hát và xem tranh để trả lời.
- HS ôn hát theo hướng dẫn.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo nhóm, tổ
+ Hát cá nhân
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- HS lên biểu diễn trước lớp (từng nhóm, cá nhân).
HS xem GV thực hiện mẫu
- HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- HS thực hiện hát và vỗ, gõ theo tiết tấu lời ca.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nghe và ghi nhớ.
---------------------- ------------------
Am nhạc 3 TIẾT 24
- Ôn tập 2 bài hát: Em yêu trường em,
Cùng múa hát dưới trăng
- Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông
I. MỤC TIÊU
-Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát
-Tập biểu diễn bài hát
-HS có năng khiếu biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 2 bài hát .Biết gọi tên nốt ,kết hợp hình nốt trên khuông nhạc
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Máy nghe, băng nhạc.
- Nhạc cụ quen dùng, nhạc cụ gõ đệm và tranh ảnh minh họa cho các bài hát.
- Bảng phụ co kẻ sẵn khuôn nhạc.
- Chuẩn bị kĩ trò chơi để hướng dẫn cho HS tham gia.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn
2. Kiểm tra bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn tập các bài hát.
3. Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Em yêu trường em.
2.Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: Cùng múa hát dưới trăng.
3.Hoạt động 3: Tập nhận biết tên một số nốt nhạc trên khuông.
- Cho HS nghe giai diệu, yêu cầu HS nhắc tên bài hát, tác giả.
- Cho cả lớp ôn hát lại bài hát, GV mở băng hoặc đệm đàn.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng theo bài hát (thực hiện các động tác như đã hướng dẫn ở tiết 20).
- Mời từng nhóm, dãy hoặc cá nhân lên biểu diễn hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa nhịp nhàng.
- Nhận xét.
- Cho HS hát ôn bài hát bằng những hình thức: Hát đồng thanh, nhóm – dãy, cá nhân, hát nối tiếp, ... kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, theo nhịp ¾.
- Hướng dẫn gõ đệm theo nhịp: phách 1 (Phách mạnh) vỗ xuống bàn; phách 2, 3 (phách nhẹ) vỗ tay 2 cái. Thực hiện đều đặn, nhịp nhàng.
- Chia lớp thành hai dãy (2 nhóm ), một bên hát, một bên gõ đệm theo nhịp và đổi ngược lại .
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động nhịp nhàng theo nhịp 3 (nhún chân, nghiên nhẹ người bên trái, phải theo nhịp).
1. Ôn tên nốt và vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc khoá Son:
+ Để ghi độ cao – thấp của âm thanh trong âm nhạc, người ta dùng tên các nốt: Đô – Rê – Mi – Pha – La – Si.
+ Các nốt được đặt theo tứ tự ở dòng và khe của khuôn nhạc như sau:
2. Ôn hình nốt: Để ghi độ dài, ngắn của âm thanh, người ta dùng các hình nốt (nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn mà các em đã được học).
3. Giới thiệu nốt nhạc: Gồm tên nốt và hình nốt.
- GV lần lượt giới thiệu cách gọi tên từng nốt nhạc trên khuôn theo hình nốt. Ví dụ:
+ Hình nốt trắng nằm ở dòng kẻ thứ hai đọc là nốt Son trắng.
+ Hình nốt đen nằm ở dòng thứ hai: nốt Son đen.
+ Hình nốt móc đơn nằm ở dòng thứ hai: nốt Son móc đơn.
Tương tự như trên, GV có thể cho HS tham gia trò chơi Nói đúng tên nốt: GV chỉ trên bảng phụ các nốt nhạc khác và cho HS luyện tập nói tên nốt nhạc trên khuông nhạc, ghi được nhiều điểm hơn, dãy đó sẽ thắng.
- HS ngồi ngay ngắn, lắng nghe và trả lời tên bài hát, tác giả.
- Hát ôn bài hát theo hướng dẫn của GV: hát đồng thanh theo dãy – nhóm, cá nhân ,..Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng. Hát thể hiện tính chất vui tươi, nhịp nhàng.
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hát kết hợp vận động phụ họa theo bài hát.
- Từng nhóm, dãy lên hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp.
- HS ôn hát theo hướng dẫn của GV, kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo phách và nhịp của bài hát.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
- Chia hai dãy, một bên hát, một bên gõ đệm theo nhịp. Đổi ngược lại.
- Hát kết hợp vận động nhịp nhàng theo nhịp 3.
- HS ôn nhớ tên nốt và vị trí các nốt trên khuông nhạc khoá Son.
- Ôn nhớ các hình nốt đã học.
- Lắng nghe và theo dõi phần giới thiệu trên bảng phụ.
- Tập đọc theo để nhớ cách gọi tên các nốt nhạc theo hình nốt.
- Tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.
4. Củng cố – Dặn dò
- HS nhắc lại tên bài hát vừa được ôn, tác giả.
- GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài hát, thể hiện được tình cảm, sắc thái phù hợp trong bài hát đã học, biết gõ đệm theo bài hát, thể hiện các động tác vận động phụ họa nhịp nhàng, nhận biết được tên nôt và hình nốt trên khuông; thái độ tích cực khi học hát cũng như trong hoạt động trò chơi, đồng thời nhắc nhở những em chưa thật tích cực trong các họat động của tiết học cần cố gắng hơn ở các tiết học sau.
---------------------- ------------------
Giáo án âm nhạc 4 Tiết 24
Ôn Tập Bài Hát : Chim Sáo
Ôn Tập : TĐN Số 5 Số 6
A / Mục Tiêu :
- HS biết hát kết hợp động tác múa phụ hoạ bài hát Chim Sáo
- Tập đọc và nghe thang âm : Đô – Rê – Mi – Pha – Son – La ; Đô – Rê – Mi - Son
B / Chuẩn Bị :
Giáo Viên : - Nhạc cụ , băng đĩa nhạc , bảng phụ chép bài TĐN số 5,6 , một số động tác vận động
Học Sinh : - Nhạc cụ gõ ( thanh phách , trống nhỏ …) SGK âm nhạc 4 , vở , viết
C / Nội Dung Tiến Hành :
I / Ổn định lớp :
- Kiểm tra sĩ số , vệ sinh lớp học
II / Kiểm tra bài cũ :
- Câu hỏi : Em hãy hát bài hát Chim Sáo ?
- HS được kiểm tra và nhận điểm công khai
III / Bài mới :
Giáo Viên
Nội Dung
Học Sinh
GV ghi bảng
GV hướng dẫn
GV ghi bảng
GV cho HS luyện thanh
GV hướng dẫn
GV yêu cầu
GV ghi bảng
GV hướng dẫn
GV yêu cầu
GV ghi bảng
GV hướng dẫn
GV yêu cầu
1. Phần mở đầu :
Ôn tập : Cả lớp hát bài hát chim sáo nhiều lần kết hợp gõ phách
2. Phần hoạt động :
a ) Nội dung 1 : Ôn tập bài hát Chim Sáo
- HS hát đồng ca , GV đệm đàn
- HS hát kết hợp vỗ tay theo phách , tiết tấu
- Hát kết hợp động tác phụ hoạ
+ Câu 1 và 2 : hai tay đưa ra hai bên và đưa lên cao
+ Câu 3 : Hai tay vỗ tay và đưa lên cao
- HS hát biểu diễn theo nhóm , cá nhân xung phong biểu diễn
b ) Nội dung 2 : Ôn tập TĐN số 5 , số 6 :
* Hoạt động 1 : Ôn tập TĐN số 5
- GV cho HS nghe thang âm : Đô – Rê- Mi – Son
- GV hỏi nốt cao nhất , thấp nhất
- HS đọc tiết tấu bài TĐN số 5
- HS đọc bài TĐN số 5 nhiều lần , kết hợp ráp lời ca và gõ đệm theo phách
* Hoạt động 2 : Ôn tập TĐN số 6
- GV cho HS nghe thang âm : Đô – Rê – Mi – Son – La
- GV hỏi nốt cao nhất , thấp nhất
- HS đọc tiết tấu bài TĐN số 6
- HS đọc bài TĐN số 6 nhiều lần , kết hợp ráp lời ca và gõ đệm theo tiết tấu
HS ghi bài
HS ôn bài cũ
HS ghi bài
HS luyện thanh khởi động giọng
HS hát ôn luyện theo hướng dẫn của GV
HS thực hiện
HS ghi bài
HS lắng nghe ,và trả lời
HS thực hiện
HS ghi bài
HS lắng nghe và trả lời
HS thực hiện
IV / Củng cố :
- Hệ thống hoá kiến thức đã học
- Cả lớp hát lại bài hát Chim Sáo và đọc bài TĐN số 5 và số 6 nhiều lần , kết hợp gõ đệm theo phách , tiết tấu
V / Dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Gợi ý cho HS trả lời câu hỏi trong SGK
- Học thuộc bài và chuẩn bị bài cho tiết sau ./.
---------------------- ------------------
ÂM NHẠC 5 TIẾT 24
Học hát: Bài Màu xanh quê hương
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca .
- Biết hát kết hợp với các hoạt động.
- - Nhóm HS có năng khiếu biết hát đúng giai điệu lời ca .
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc.
- Tranh ảnh minh họa bài hát
- Tập đệm đàn bài hát.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học
2. Bài cũ: Kiểm tra nhóm
3. Bài mới:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Hoạt động 1 : Học hát bài Màu xanh quê hương.
2.Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
3. Củng cố, kiểm tra:
* Giới thiệu bài hát
- GV giới thiệu tranh minh họa
- GV thuyết trình: Hôm nay các em học bài Màu xanh quê hương, đây là bài của đồng bào Khmer Nam bộ. Bài hát miêu tả khung cảnh quê hương yên vui, thanh bình có hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay và đàn em bé tơí trường, có hình ảnh hàng cây xanh và cánh đồng ngô lúa. Bài Màu xanh quê hương có nhịp điệu sôi nổi, tươi vui.
- GV chỉ định đọc lời ca.
* Nghe hát mẫu.
- GV hỏi HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát.
* Khởi động giọng
* Tập hát từng câu
- GV chia câu hát, lời 1 gồm 6 câu hát
- GV chỉ định hs khá hát mẫu.
- GV hướng dẫn cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết.
- GV đàn, HS tập hát lời 2.
* Hát cả bài
- GV đàn, HS hát cả bài
- GV hướng dẫn HS tiếp tục sửa những chỗ hát còn chưa đạt, tập lấy hơi để thực hiện các câu hát nhanh, thực hiện đúng những tiếng hát luyến.
- GV hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm: lời 1 gõ đệm theo phách, lời 2 gõ đệm với 2 âm sắc.
- GV yêu cầu , HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện tính chất vui tươi, rộn ràng, hơi nhanh của bài hát.
- GV hướng dẫn HS trình bày bài Màu xanh quê hương theo cách hát đối đáp kết hợp gõ đệm.
+ Hát đối đáp : nửa lớp hát câu 1 và câu 3, nửa lớp hát câu 2 và câu 4, cả lớp cùng hát câu 5, 6.
+ Gõ đệm: lời 1 gõ đệm theo phách, lời 2 gõ đệm với 2 âm sắc.
- GV chỉ định trình bày bài hát theo nhóm
- GV dặn dò HS học thuộc bài hát.
- GV đàn cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm.
- HS theo dõi
- 2 HS thực hiện
- 1-2 nói cảm nhận
- HS nhắc lại
-1-2 HS thực hiện
- HS sửa chỗ sai
- HS hát hoà theo
- HS hát cả bài
- HS sửa chỗ sai
- HS hát, gõ đệm
- HS thực hiện
- HS thực hiện
- 4-5 HS xung phong
- HS ghi nhớ
- HS hát, gõ đệm
File đính kèm:
- tuan 24.doc