KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Âm nhạc Lớp: Một
Tiết: 30 -Ôn tập bài hát ĐI TỚI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
-Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, đệm ( song loan, thanh phách, trống nhỏ .)
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc tiểu học tuần 30 - Trường tiểu học Mỹ Hội 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át chuẩn xác bài hát.
-Chép lời bài hát ra bảng phụ.
-Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, đệm ( song loan, thanh phách……)
-Tranh trang 27 tập bài hát lớp 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn dịnh tổ chức
-Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2. Kiểm tra bài cũ
- GV hỏi HS bài hát đã học ở tiết trước, tác giả bài hát?
-Cho cả lớp, cá nhân ôn hát lại bài hát. GV đệm đàn HS hát hoà cùng đàn.
3. Bài mới
Hoạt động 1 Dạy bài hát Bắc kim thang
-Giới thiệu bài : Bắc kim thang là một bài đồng dao trong kho tàng dân ca Nam Bộ, tính chất vui vẻ, hài hước. Trẻ em Nam Bộ thường hátt kết hợp khèo chân thật vui.
-Cho HS nghe băng hát mẫu hoặc GV vừa đệm đàn vừa hát
-Hưóng dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu bài hát
-Tập hát từng câu, mỗi câu cho HS hát 2-3 lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. Nhắc HS biết lấy hơi ở cuối mỗi câu hát.
-Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời, giai điệu và tiết tấu bài hát.
-GV sửa cho HS (nếu các em hát chưa đúng yêu cầu ), nhận xét.
Hoạt động 2 Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách
-GV huớng dẫn HS Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.
Bắc kim thang cà lang bí rợ
X x x x
4. củng cố
-GV hỏi HS tên bài hát , tác giả bài hát vừa học.
- Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.
5. Nhận xét - Dặn dò
-Tuyên dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện tốt tiết học.
-Động viên nhắc nhở những em chưa tập trung.
-Về nhà hát ôn bài hát vừa tập.
-HS trật tự ổn định chỗ ngồi
-HS trả lời bài Chim chích bông. NHạc và lời: Phan Nhân
-cá nhân, cả lớp hát theo đàn.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát mẫu.
-HS đọc lời ca theo tiết tấu.
-HS tập hát từng câu chú ý chỗ lấy hơi
-HS hát tổ, nhóm, cá nhân, tập thể
-HS nghe nhận xét.
-HS hát theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách.
-Bài Bắc kim thang Dân ca Nam Bộ.
-Cả lớp đứng lên thể hiện lại bài hát vừa học kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.
-HS nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.
Ghu chú - Bổ sung
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Âm nhạc Lớp: Ba
Tiết: 30 - Kể chuyện âm nhạc : Chàng Oóc-phê và cây đàn Lia
- Nghe nhạc
I. MỤC TIÊU
- Biết được nội dung câu chuyện.
- Nghe 1 ca khúc thiếu nhi qua băng / đĩa hoặc GV hát.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
-Đọc hoặc kể lại diễn cảm câu chuyện Chàng Oóc-phê và cây đàn Lia.
-Băng nhạc mẫu, có bài hát thiếu nhi hoặc trích đoạn một bản nhạc không lời .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
-Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2. Kiểm tra bài cũ
-HS lên bảng viết các nốt nhạc có khuông nhạc GV gạch sẳn như: Mi đen, Son trắng, Rê đen, Pha trắng...
-GV nhận xét.
3. Bài mới
-Hoạt động 1 : Kể chuyện Chàng Oóc-phê và cây đàn Lia.
-GV đọc hoặc kể lại thật diễn cảmcâu chuyện trong SGV.
-Cho HS xem tranh minh hoạ cây đàn Lia.
-Đặt một vài câu hỏi HS trả lời:
+Tiếng Đàn của chàng Oóc-phê được diễn tả như thế nào ?
+Vì sao chàng Oóc-phê cảm hoá được lão lái đò và Diêm Vương ?
+Vì sao lão lái đò không cho Óoc-phê quay lại cùng chết với vợ.
-Kết luận Âm nhạc luôn tác động đến tính cảm của con người, đem đến cho mọi người niềm vui và hạnh phúc.
-Hoạt động : Nghe nhạc
-Chọn một ca khúc thiếu nhi hoặc một trích đoạn nhạc không lời cho HS nghe.
-Hỏi HS cảm nhận về tác phẩm (bài nhạc vui hay buồn? nhanh hay chậm? Giai điệu có hay không? ).
-Cho HS nghe lần 2 sau đó GV nhận xét qua bài nhạc, nội dung ( nếu là bài hát ).
4. củng cố
-Gọi 1 HS kể tóm tắc lại câu chuyện.Chàng Oóc-phê và cây đàn Lia.
5. Nhận xét - Dặn dò
-Tuyên dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện tốt tiết học.
-Động viên nhắc nhở những em chưa tập trung.
-Về nhà xem lại 2 bài hát Chị Ong Nâu và em bé - Tiếng hát bạn bè mình tuần sau ta ôn../.
- HS trật tự ổn định chỗ ngồi
-HS lên bảng viết các nốt nhạc thầy yêu cầu.
-HS nghe nhận xét.
-HS giử trật tự chú ý lắng nghe.
-HS xem tranh.
-HS chú ý nghe và trả lời câu hỏi.
-Suối ngừng chảy, lá ngừng rơi, chim ngừng hót, người dừng tay làm việc
-Vì Chàng Oóc-phê cất tiếng hát và trỗi lên tiếng đàn.
-Vì lão muốn tài năng âm nhạc của anh phải đem niềm vui hạnh phúc cho con người.
-HS ghi nhớ.
-HS ngồi ngay ngắn, trật tự, chú ý lắng nghe.
-HS trả lời theo cảm nhận.
-HS nghe lần 2 và nghe GV nhận xét
-HS kể tóm tắc lại câu chuyện.
-HS nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.
Ghu chú - Bổ sung
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Âm nhạc Lớp: Bốn
Tiết : 30 - Ôn tập 2 bài hát : -CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN
- THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
I. MỤC TIÊU
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Hát kết hợp vỗ tay, gõ, đệm cho bài hát.
- Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
-Máy nghe, băng, đĩa nhạc
-Bảng phụ có kẻ sẳn khuông nhạc.
-Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, đệm và tranh ảnh minh hoạ cho các bài hát và câu chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn dịnh tổ chức
-Nhắc HS sửa tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra đan xen trong lúc ôn tập
3. Bài mới
Hoạt động 1
1- Ôn tập bài hát Chú voi con ở Bản Đôn
- GV đệm đàn hoặc mở băng nghe lại giai điệu bài hát bài hát, sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát tên tác giả bài hát
-Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức:hát tập thể, tổ, nhóm, cá nhân, hát lĩnh xướng, đối đáp, hoà giọng…..
-HS ôn hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đêm theo phách, tiết tấu lời ca.
-Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động cho bài hát.
-Mời HS lên biểu diễn trước lớp.
-GV nhận xét
2- Ôn tập bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- GV đệm đàn hoặc mở băng nghe lại giai điệu bài hát bài hát, sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát tên tác giả bài hát.
-Hướng dẫn HS ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức: Hát lĩnh xướng, nối tiếp( thực hiện ở đoạn 1) và hoà giọng ( thực hiện ở đoạn 2 ).Kết hợp gõ đệm theo 2 âm sắc.
-Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp vận động phụ hoạ nhịp nhàng.
-GV nhận xét
- Hoạt động 2 : Bài đọc thêm : Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn.
-GV đọc cho HS nghe qua bài đọc thêm để HS biết them về Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Thái Sơn, một trong những gương mặt tiêu biểu trong nền âm nhạc Việt Nam.
4. củng cố:
-HS nhắc lại tên các bài hát vừa được ôn tên tác giả.
5. Nhận xét - Dặn dò:
-Tuyên dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện tốt tiết học.
-Động viên nhắc nhở những em chưa tập trung./.
- HS trật tự ổn định chỗ ngồi
-HS nghe giai điệu bài hát và trả lời:
-Tên bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn Nhạc và lời : Phạm Tuyên
-HS hát theo hướng dẫn của GV.
+Hát Đồng thanh.
+ Hát theo dãy, tổ.
+Hát cá nhân.
+Hát lĩnh xướng, đối đáp, hoà giọng.
-HS hát kết hợp gõ đệm
-HS hát kết hợp vận động.
-HS lên biểu diễn trước lớp.
-HS nghe nhận xét.
-HS nghe giai điệu bài hát và trả lời: Tên bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan. Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước..
-HS hát theo hướng dẫn của GV.
-HS hát kết hợp vận động phụ hoạ nhịp nhàng.
- HS nghe nhận xét
-HS nghe câu chuyện và ghi nhớ.
-HS nhắc lại tên các bài hát đã học, tên tác giả?
-HS nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện
theo yêu cầu của GV.
Ghu chú - Bổ sung
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Âm nhạc Lớp: Năm
Tiết: 30 Học hát : Bài DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ
Nhạc : Lê Minh Châu.
Lời : Phỏng thơ Nguyễn Minh Nguyên
I. MỤC TIÊU
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Hát kết hợp vỗ tay, gõ, đệm cho bài hát.
- Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
-Đàn hát chuẩn xác bài hát thể hiện tính chất trong sáng của bài hát.
-Băng nhạc, máy nghe, bảng phụ chép sẳn lời ca.
-Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, đệm ( song loan, thanh phách……)
-Tranh trang 49 tập bài hát lớp 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn dịnh tổ chức
-Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2. Kiểm tra bài cũ
-Luyện thanh Giọng C
-GV hỏi HS bài hát đã học ở tiết trước, tác giả bài hát?
-Cho cả lớp, cá nhân ôn hát lại bài hát. GV đệm đàn HS hát hoà cùng đàn.
-GV nhận xét.
3. Bài mới
Hoạt động 1 Dạy bài hát Dàn đồng ca mùa hạ
-GV giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, nội dung bài hát.
-Cho HS nghe băng hát mẫu hoặc GV vừa đệm đàn vừa hát
-Hướng dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu bài hát
-Dạy hát từng câu và nối tiếp cho đến hết bài. Chú ý hướng dẫn HS biết giữ hơi và lấy hơi nhanh để hát đúng tiết tấu, Lưu ý những chỗ khó hát để hướng dẫn HS thể hiện đúng.
-Sau khi tập xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời, giai điệu và tiết tấu bài hát. GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát ( sửa những em hát chưa đúng )
-GV nhận xét.
Hoạt động 2 Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm
-GV huớng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.
Chẳng nhìn thấy ve đâu, chỉ râm rang tiếng hát.
X x x x x x x
-Hướng dẫn HS vận động nhịp nhàng theo nhịp
(Nhún chân, nghiêng người sang phải, trái ).
4. củng cố
-GV hỏi HS tên bài hát , tác giả bài hát vừa học.
- Cho HS đứng lên ôn lại bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.
5. Nhận xét - Dặn dò
-Tuyên dương tổ, nhóm, cá nhân thể hiện tốt tiết học.
-Động viên nhắc nhở những em chưa tập trung.
-Về nhà hát ôn bài hát vừa tập.
- HS trật tự ổn định chỗ ngồi
-HS luyện thanh
-HS trả lời bài: Em vẫn nhớ trường xưa.. Nhạc và lời: Thanh Sơn.
-Cá nhân, cả lớp hát theo đàn.
-HS nghe nhận xét.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS nghe băng mẫu hoặc nghe GV hát mẫu.
-HS đọc lời ca theo tiết tấu.
-HS tập hát từng câu chú ý chỗ lấy hơi và chú ý những chỗ khó hát để hát đúng.
-HS hát tổ, nhóm, cá nhân, tập thể, hoặc hát nối tiếp. Hát thể hiện tính chất vui tươi nhí nhảnh, phát âm rõ lới gọn tiếng.
-HS nghe nhận xét.
-HS hát theo đàn kết hợp gõ đệm theo phách.
-HS vận động nhịp nhàng theo nhịp.
-Bài : Dàn đồng ca mùa hạ.
Nhạc: Lê Minh Châu.
Lời : Nguyễn Minh Nguyên.
-Cả lớp đứng lên thể hiện lại bài hát vừa học kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách.
-HS nghe và ghi nhớ về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.
Ghu chú - Bổ sung
File đính kèm:
- Giao an Am nhac Lop 1 2 3 4 5 Tuan 30 Chuan kien thuc.doc