Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Tiết 4: Bài Bạn ơi lắng nghe

I. MỤC TIÊU :

- HS biết bài hát là dân ca của dân tộc Ba-na (Tây Nguyên).

- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Bạn ơi lắng nghe, biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca; hiểu nội dung câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ.

- Qua bài hát HS cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ :

- Giáo viên : Đàn organ, máy nghe, băng đĩa nhạc bài hát lớp 4.

- Học sinh : SGK Âm nhạc 4, nhạc cụ gõ, vở ghi bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP :

 

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 5231 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc lớp 4 - Tiết 4: Bài Bạn ơi lắng nghe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên : Lâm Mỹ Hương KẾ HOẠCH BÀI DẠY - Môn : ÂM NHẠC TUẦN : 04 - Khối lớp : 4 - Ngày dạy : - Tên bài dạy : - Học hát : Bài Bạn ơi lắng nghe - Kể chuyện âm nhạc I. MỤC TIÊU : - HS biết bài hát là dân ca của dân tộc Ba-na (Tây Nguyên). - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài Bạn ơi lắng nghe, biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca; hiểu nội dung câu chuyện Tiếng hát Đào Thị Huệ. - Qua bài hát HS cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ : - Giáo viên : Đàn organ, máy nghe, băng đĩa nhạc bài hát lớp 4. - Học sinh : SGK Âm nhạc 4, nhạc cụ gõ, vở ghi bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRÊN LỚP : Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò * Hoạt động 1 : Khởi động : - Ổn định lớp. - Kiểm tra kiến thức cũ : Gọi HS đọc lại bài tập cao độ và tiết tấu. GV nhận xét. * Hoạt động 2 : Dạy bài hát Bạn ơi lắng nghe : Hình thức tổ chức : Cả lớp - Nhóm - Cá nhân - Giới thiệu bài : + Em hãy kể tên một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên ? + Kể tên một số bài dân ca Tây Nguyên mà em biết ? F Bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc Ba-na (Tây Nguyên). Với nét nhạc hồn nhiên, tha thiết, bài hát đã vẽ lên khung cảnh thật sống động của núi rừng Tây Nguyên. Qua đó cũng thể hiện tình yêu quê hương và yêu hòa bình của các bạn nhỏ. - GV hát mẫu. - Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu. - Dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài. Lưu ý hướng dẫn HS hát những chỗ nửa cung thật chính xác (Đô Si Đô, Pha Mi, Si Đô) : hỡi bạn ơi, tiếng dòng suối, vui đùa, trôi xuôi, ào ào, có nhìn thấy, bay về, lúa reo, rì rào. - Gợi ý cho HS nhận xét về 4 tiết nhạc trong bài. - Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca. - Luyện hát theo nhiều hình thức : cả lớp, từng nhóm, cá nhân * Hoạt động 3 : Kể chuyện âm nhạc : Tiếng hát Đào Thị Huệ : Hình thức tổ chức : Cả lớp - Cá nhân. - Cho HS đọc từng đoạn câu chuyện. - GV nêu câu hỏi : + Cô Đào Thị Huệ có khả năng gì mà lại đem đến niềm vui cho cả dân làng ? + Vì sao dân làng quê hương cô rơi vào cảnh khổ cực ? + Cô đã dùng cách gì để trả thù cho quê hương? + Vì sao nhân dân lại lập đền thờ người con gái có giọng hát hay ấy ? Ø Kết luận : Tiếng hát của cô Đào Thị Huệ đã góp phần cùng dân làng đánh đuổi giặc Minh, giải phóng quê mình. Trong thời bình, âm nhạc đem đến niềm vui cho mọi người, trong thời chiến, âm nhạc cũng có khi được xem như một thứ vũ khí đấu tranh chống lại kẻ thù. * Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dò : - Cho HS hát lại bài Bạn ơi lắng nghe”. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò : học thuộc lời bài hát. - Chuẩn bị tiết sau : Ôn bài hát Bạn ơi lắng nghe – Giới thiệu hình nốt trắng – Bài tập tiết tấu. - HS thực hiện. - Lắng nghe và trả lời : + Ê-đê, Gia-rai, Xơ-đăng, Ba-na, H’rê, + Ru em (dân ca Xơ-đăng), Hái hoa bên rừng (dân ca Gia-rai) - HS nghe . - Đọc theo hướng dẫn. - Tập hát theo hướng dẫn của GV, chú ý để hát đúng. - Tiết 1 và 2, 3 và 4 gần giống nhau, chỉ khác nhau ở phần cuối tiết nhạc. - HS thực hiện. - Luyện hát. - HS đọc. - Trả lời : + Hát rất hay. + Giặc Minh xâm chiếm nước ta. Chúng cướp bóc, tàn sát dân làng rất dã man. + Dùng tiếng hát để tạo cơ hội trả thù cho quê hương, làng xóm. + Để ghi nhớ công ơn người con gái đã đem tiếng hát góp phần giải phóng quê hương mình. - Lắng nghe. - Cả lớp hát - HS nghe. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Lắng nghe và ghi nhớ. * Tổng kết đánh giá tiết dạy : ....

File đính kèm:

  • doc4S-T4 _ Hoc hat Ban oi lang nghe -Ke chuyenTieng hat Dao thi Hue.doc