I. Mục tiêu:
- Học sinh biết bài hát viết theo nhịp với tính chất vui tươi, nhịp nhàng, nhảy múa.
- Hát đúng giai điệu, lời ca, biết thể hiện các tiếng có dấu luyến.
- Giáo dục tình cảm bạn bè thân ái.
II. Chuẩn bị:
- Đàn organ, thanh phách.
- Chép lời ca lên bảng phụ.
- Hát kết hợp gõ đệm chính xác.
- Giáo viên cần biết: Bài hát Cùng mùa hát dưới trăng của nhạc sĩ Hoàng Lân được viết ở hình thức 1 đoạn đơn, giọng pha 5 âm (Pha-Son-La-Đô-Rê), nhịp tính chất vui, nhịp nhàng.
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 3 Tuần 21-24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Ngày soạn:
Ngày dạy: - Tiết:
Hoïc haùt: Cuøng muùa haùt döôùi traêng
Nhaïc vaø lôøi: Hoaøng Laân
I. Mục tiêu:
Học sinh biết bài hát viết theo nhịp với tính chất vui tươi, nhịp nhàng, nhảy múa.
Hát đúng giai điệu, lời ca, biết thể hiện các tiếng có dấu luyến.
Giáo dục tình cảm bạn bè thân ái.
II. Chuẩn bị:
Đàn organ, thanh phách.
Chép lời ca lên bảng phụ.
Hát kết hợp gõ đệm chính xác.
Giáo viên cần biết: Bài hát Cùng mùa hát dưới trăng của nhạc sĩ Hoàng Lân được viết ở hình thức 1 đoạn đơn, giọng pha 5 âm (Pha-Son-La-Đô-Rê), nhịp tính chất vui, nhịp nhàng.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
k Hoạt động khởi động:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Em yêu trường em.
Hát kết hợp gõ nhịp.
Hát kết hợp gõ theo phách.
Hát kết hợp gõ theo tiết tấu lời ca.
Hát kết hợp phụ hoạ động tác.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Nhận xét chung.
3. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi tựa.
Cả lớp.
Cá nhân.
Học sinh nhắc lại.
k Hoạt động 1: Dạy hát Cùng múa hát dưới trăng
² Mục đích: Hát đúng lời ca, giai điệu nhịp .
² Hình thức: Cả lớp, nhóm.
Giới thiệu bài: Trong rừng có nhiều loài vật vui sống bên nhau với tình thân ái và gắn bó. Vào những đêm trăng sáng, thỏ, nai, hươu, sóc cùng nắm tay nhau vui chơi, nhảy múa. Bài hát Cùng múa hát dưới trăng của nhạc sĩ Hoàng Lân sẽ kể về điều đó.
Hát mẫu.
Chia bài hát thành 10 câu, hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu.
Chú ý lỗi phát âm của học sinh.
Liên hệ thực tế - giáo dục tư tưởng.
Hướng dẫn học sinh tập hát từng câu theo lối móc xích.
Lưu ý học sinh những tiếng có luyến, những tiếng học sinh dễ hát sai:
Toả; Thỏ mẹ; đến xem; xin mời; nhảy cùng; dưới trăng.
Cho học sinh luyện tập.
Giáo viên tuyên dương, uốn nắn học sinh.
Lắng nghe.
Đồng thanh.
Lắng nghe.
Cả lớp → nhóm.
Nhóm.
k Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động
² Mục đích: Hát đúng lời ca, giai điệu nhịp , kết hợp gõ đệm.
² Hình thức: Cả lớp, nhóm.
Hướng dẫn học sinh gõ đệm theo nhịp, phách:
* * *
* * * * ** *
Cho học sinh luyện tập.
Giáo viên tuyên dương, uốn nắn học sinh.
Cả lớp → nhóm.
*
* * * **
Nhóm.
k Hoạt động nối tiếp: Tổng kết - đánh giá
Dặn dò:
Ôn bài hát kết hợp 2 cách gõ đệm.
Tìm động tác phụ hoạ cho bài hát.
Chuẩn bị vở học nhạc.
Nhận xét tiết học.
Lắng nghe, ghi nhớ.
Ä Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
Tuần 22
Ngày soạn:
Ngày dạy: - Tiết:
OÂn baøi haùt: Cuøng muùa haùt döôùi traêngGiôùi thieäu khuoâng nhaïc khoaù son
I. Mục tiêu:
Hát đúng giai điệu, lời ca. Hát đồng đều, hoà giọng.
Nhận biết khuông nhạc và khoá son.
Giáo dục học sinh tính mạnh dạn, tự tin, tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
Đàn organ.
Hát chuẩn xác bài Cùng múa hát dưới trăng, thể hiện đúng các tiếng có luyến.
Một số động tác phụ hoạ theo bài hát.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
k Hoạt động khởi động:
² Ổn định:
² Kiểm tra bài cũ: Cùng múa hát dưới trăng.
Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp 3.
Hát kết hợp gõ theo phách.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Cả lớp.
Cá nhân.
Lắng nghe.
k Hoạt động 1: Ôn bài hát Cùng múa hát dưới trăng
² Mục đích: Khắc sâu giai điệu, lời ca. cách gõ đệm.
² Hình thức: Cá nhân, nhóm.
Giới thiệu bài.
Cho học sinh hát ôn lại bài 2, 3 lần kết hợp với vỗ tay theo nhịp 3.
Chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn các nhóm hát nối tiếp.
Nhóm 1: 2 câu đầu.
Nhóm 2: câu 3, 4.
Nhóm 3: câu 5, 6.
Cả lớp: 4 câu còn lại.
Luân phiên thay đổi nhóm cho học sinh luyện tập.
Giáo viên uốn nắn, sửa sai cho học sinh.
Lắng nghe.
Cả lớp.
Nhóm.
k Hoạt động 2: Giới thiệu khuông nhạc khoá son
² Mục đích: Nhận biết được khuông nhạc khoá son
² Hình thức: Cả lớp, cá nhân.
Giáo viên đính hình vẽ khuông nhạc và khoá son rồi giới thiệu cho học sinh biêt:
Khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ song song cách đều nhau. Các dòng kẻ và các khe được tính từ dưới lên trên.
Khoá son đặt ở đầu khuông nhạc. Nốt son đặt trên dòng kẻ thứ 2.
Cho học sinh quan sát khuông nhạc có 7 nốt.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tập nhận biết tên 7 nốt nhạc trên khuông nhạc (không yêu cầu học sinh đọc cao độ).
Liên hệ thực tế - giáo dục tư tưởng.
Quan sát, lắng nghe.
Cả lớp → cá nhân.
k Hoạt động nối tiếp: Tổng kết - đánh giá
Dặn dò:
Ôn bài hát kết hợp gõ đệm và phụ hoạ.
Chuẩn bị vở học nhạc.
Nhận xét tiết học.
Lắng nghe, ghi nhớ.
Ä Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
Tuần 23
Ngày soạn:
Ngày dạy: - Tiết:
Giôùi thieäu moät soá hình noát nhaïc
I. Mục tiêu:
Nhận biết một số hình nốt nhạc và dấu lặng (nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, móc kép, dấu lặng đen, lặng đơn).
Tập viết các hình nốt, dấu lặng.
Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị:
Dùng giấy bìa màu cắt một số hình nốt nhạc (hoặc vẽ trên giấy).
Tư liệu: Truyện kể “Du Bá Nha - Chung Tử Kì” (sách Nghệ thuật 3, trang 53).
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
k Hoạt động khởi động:
² Ổn định:
² Kiểm tra bài cũ: Cùng múa hát dưới trăng.
Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp 3.
Hát kết hợp gõ theo phách.
Hát kết hợp phụ hoạ động tác.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Cả lớp.
Cá nhân.
Lắng nghe.
k Hoạt động 1: Giới thiệu một số hình nốt nhạc, dấu lặng
² Mục đích: Học sinh nhận biết được một số hình nốt nhạc và dấu lặng.
² Hình thức: Cả lớp, cá nhân.
Giới thiệu bài: Trong âm nhạc, để ghi chép độ dài ngắn của âm thanh, người ta dùng các kí hiệu hình nốt. Hôm nay các em sẽ làm quen với một số hình nốt sau:
Hình nốt trắng:
Hình nốt đen:
Hình nốt móc đơn:
Hình nốt móc kép:
Hình nốt móc kép:
Giáo viên treo hình vẽ, học sinh quan sát, lặp lại trên các hình nốt.
Ngoài ra, để chỉ sự im lăng của âm thanh, người ta dùng kí hiệu dấu lặng. Hôm nay, các em sẽ làm quen với dấu lặng đen và dấu lặng đơn.
Giáo viên treo hình vẽ: ;
Lắng nghe.
Cá nhân.
Cá nhân lặp lại.
k Hoạt động 2: Tập viết nốt nhạc, dấu lặng
² Mục đích: HS viết được các nốt nhạc và dấu lặng.
² Hình thức: Cả lớp, cá nhân.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tập viết các hình nốt nhạc và dấu lặng.
Liên hệ thực tế - giáo dục tư tưởng.
Nốt trắng: đầu nốt cao 1 ô, hình ô van, đuôi nốt cao 2 ô và chỉ chạm đỉnh đầu nốt.
Nốt đen: Giống nốt trắng nhưng vẽ kính đầu nốt.
Nốt móc đơn: Giống nốt đen nhưng thêm một nét móc.
Nốt móc kép: Đuôi nốt cao 3 ô, vẽ giống móc đơn rồi thêm 1 móc nữa.
Dấu lặng đen: Cao 4 ô va rộng 1 ô kết hợp nét cong trái và phải.
Dấu lặng đơn: cao 1 ô.
= +
= +
= +
k Hoạt động 3: Củng cố
² Mục đích: Khắc sâu kiến thức vừa học. Học sinh được nghe 1 câu chuyện kể âm nhạc.
² Hình thức: Cả lớp, cá nhân.
Cho học sinh nhắc lại tên gọi, cách viết và độ dài các hình nốt và dấu lặng.
Giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện “Du Bá Nha - Chung Tử Kì” rồi đặt một vài câu hỏi theo nội dung câu chuyện.
Duyên may nào giúp Du - Chung kết thành đôi bạn?
Vì sao Du Bá Nha đập vỡ đàn và thề không bao giờ chơi đàn nữa?
Liên hệ thực tế - giáo dục tư tưởng.
Cá nhân.
Cả lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
Lắng nghe.
k Hoạt động nối tiếp: Tổng kết - đánh giá
Dặn dò:
Ôn lại bài học và 2 bài hát Em yêu trường em, Cùng múa hát dưới trăng.
Nhận xét tiết học.
Lắng nghe, ghi nhớ.
Ä Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
Tuần 24
Ngày soạn:
Ngày dạy: - Tiết:
OÂn taäp baøi haùt: Em yeâu tröôøng emCuøng muùa haùt döôùi traêngTaäp nhaän bieát moät soá noát nhaïc treân khuoâng
I. Mục tiêu:
Hát đúng giai điệu, lời ca. Tập biểu diễn kết hợp vận động.
Nhận biết tên nốt, hình nốt trên khuông.
Trò chơi: Gắn nốt nhạc trên khuông.
Giáo dục tình yêu trường lớp, tình cảm bạn bè thân ái. Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong học tập.
II. Chuẩn bị:
Đàn organ, thanh phách.
Khuông nhạc, các hình nốt bằng bìa.
Nắm vững trò chơi: Gắn nốt nhạc trên khuông.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
k Hoạt động 1: Ôn bài Em yêu trường em
² Mục đích: Khắc sâu giai điệu, lời ca, cách gõ đệm, biểu diễn bài hát.
² Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
Ổn định.
Giới thiệu bài.
Cho học sinh luyện tập thuộc lời ca kết hợp 3 cách gõ đệm.
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Hát kết hợp gõ đệm theo phách
Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Cho học sinh hát kết hợp động tác phụ hoạ như ở tiết 20.
Cho học sinh biểu diễn bài hát.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Liên hệ thực tế - giáo dục tư tưởng.
Cả lớp.
Lắng nghe.
Cả lớp → nhóm.
Cả lớp.
Nhóm → cá nhân.
Lắng nghe.
k Hoạt động 2: Ôn bài Cùng múa hát dưới trăng
² Mục đích: Khắc sâu giai điệu, lời ca, cách gõ đệm và phụ hoạ động tác.
² Hình thức: Lời ca, nhóm, cá nhân.
Giáo viên nêu yêu cầu giúp học sinh luyện tập.
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Hát kết hợp gõ đệm theo phách
Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Cho học sinh biểu diễn bài hát.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Liên hệ thực tế - giáo dục tư tưởng.
Cả lớp → nhóm.
Nhóm → cá nhân.
Lắng nghe.
k Hoạt động 3: Tập nhận biết tên một số nốt nhạc ở trên khuông
² Mục đích: Học sinh xác định được tên và vị trí các nốt nhạc trên khuông.
² Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
Giáo viên giới thiệu: Để ghi độ cao thấp các âm thanh, người ta dùng các tên nốt.
Các em hãy kể tên 7 nốt nhạc đã biết?
Giáo viên nhận xét chung.
Mỗi nốt nhạc được đặt trên vị trí của khuông nhạc:
Để ghi độ dài, ngắn của âm thanh người ta dùng các hình nốt.
Hãy kể tên các hình nốt đã học?
Nốt nhạc gồm có tên nốt và hình nốt.
Ví dụ: Son trắng, La móc đơn.
Hướng dẫn trò chơi: Gắn nốt nhạc trên khuông. Tuỳ theo thực tế lớp học, giáo viên lựa chọn cách chơi cho phù hợp).
Liên hệ thực tế - giáo dục tư tưởng.
Lắng nghe.
Học sinh trả lời.
Lắng nghe.
Học sinh trả lời.
Cả lớp → cá nhân.
Lắng nghe.
k Hoạt động nối tiếp: Tổng kết - đánh giá
Dặn dò:
Ôn lại vị trí các nốt nhạc trên khuông.
Đọc trước bài: Chị Ong nâu và em bé.
Nhận xét tiết học.
Lắng nghe, ghi nhớ.
Ä Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
File đính kèm:
- Am nhac Lop 3 (T21-T24).doc