Giáo án Âm nhạc Lớp 3 Trường tiểu học Bùi Thị Xuân- TP Tuy Hoà

I.Mục tiêu: -HS hiểu Quốc ca VN là bài hát Nghi lễ của Nhà nước, Quốc ca VN được hát khi chào cờ.

-HS hát đúng lời 1 bài Quốc ca.

-Giáo dục học sinh có ý thức nghiêm trang khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca.

II.Chuẩn bị: -GV: +Học thuộc bài Quốc ca, hát đúng nhịp, giọng.

+Băng nhạc bài Quốc ca, máy nghe.

+Nhạc cụ quen dùng (Organ)

+Tranh về lễ chào cờ, 1 lá cờ Tổ quốc

+Bảng phụ chép sẵn lời 1 bài Quốc ca VN.

 -HS: Sách Tập bài hát 3

 

doc36 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 3 Trường tiểu học Bùi Thị Xuân- TP Tuy Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1) -Dân ca : Thái -Lời mới : Hoàng Lân I.Mục tiêu: -HS biết thêm 1 làn điệu dân ca. của đồng bào Thái ( Tây Bắc) được đặt lời mới với tiêu đề Ngày mùa vui -Hát đúng giai điệu với tính chất vui tươi, rộn ràng. -Giáo dục HS tình yêu quê hương, đất nước. II.Chuẩn bị: -GV: +Hát thuộc & thể hiện tính chất vui tươi của bài hát. +Băng nhạc, máy nghe, nhạc cụ quen dùng, thanh phách. +Bảng phụ chép sẵn lời1 bài Ngày mùa vui. +Tranh minh hoạ về thiên nhiên Tây Bắc, bản đồ VN. -HS: +Sách Tập bài hát 3 +Thanh phách III.Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: (15’) Dạy hát Ngày mùa vui -lời 1 -Giới thiệu tên bài hát, tác giả và xuất xứ bài hát. -Cho HS xem tranh minh hoạ thiên nhiên Tây Bắc, chỉ vị trí vùng Tây Bắc trên bản đồ Việt Nam. -GV hát mẫu cả bài. -GV treo bảng phụ chép sẵn lời bài Ngày mùa vui (lời 1). -Cho HS đọc lời ca. -GV chia bài hát thành 4 câu, bắt nhịp và dạy từng câu hát, nối tiếp đến hết bài. *Chú ý 3 tiếng có luyến 2 âm là : bõ công, ấm no, có đâu vui. -Chia lớp thành nhiều nhóm lần lượt ôn luyện: hát luân phiên, để HS hát đúng, hát đều. -Mời HS hát cá nhân *Lưu ý: GV kết hợp đệm đàn. Hoạt động 2: (15’)Hát kết hợp gõ đệm . -HDẫn HS hát lần lượt gõ đệm theo 3 kiểu . -GV hướng dẫn cách gõ đệm như sau: &2=G=!=W===K===K=!=Z=9=J=!==Z= Ngoài đồng lúa chín thơm con chim… Nhịp 2: x x x Phách: x x x x x Ttấu : x x x x x x x -Chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức HS hát nối tiếp từng câu, liên tục và nhịp nhàng. HS vừa hát vừa gõ đệm theo 3 kiểu như trên. -HS lắng nghe. -HS xem tranh chỉ lại vị trí vùng Tây Bắc trên bản đồ VN. -HS đọc đồng thanh lời ca -HS hát từng câu theo hướng dẫn của GV. -HS hát theo nhóm ( 4 nhóm) mỗi nhóm hát 2 câu -HS hát cá nhân.( 2- 3 em) -HS vừa hát vừa gõ đệm theo kiểu : Gõ đệm theo phách, gõ đệm theo nhịp 2, gõ đệm theo tiết tấu lời ca. -HS hát theo nhóm *Phần kết thúc: 1) Củng cố: (4’) -Cho cả lớp đứng lên hát lại bài Ngày mùa vui (1 – 2 lần) -Kết hợp vỗ tay hoặc gõ phách theo các kiểu vừa học. -Hỏi HS :Bài hát vừa học thuộc dân ca vùng nào? Ai viết lời mới? 2) Dặn dò: (1’) -Dặn HS hát thuộc lời bài Ngày mùa vui ( lời 1) -Tiết sau học tiếp lời 2 . ********************************************************* Thứ hai ngày 05 tháng 12 năm 2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : ÂM NHẠC – lớp : 3 -Tiết 15 Tên bài dạy :- Học hát: - Bài NGÀY MÙA VUI ( Lời 2) - Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc I.Mục tiêu: -HS hát đúng giai điệu và thuộc lời 2 bài Ngày mùa vui -HS nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc: đàn bầu, đàn nguyệt,đàn tranh. -Giáo dục HS lòng yêu thích dân ca và các loại nhạc cụ dân tộc. II.Chuẩn bị: -GV: +Băng nhạc, máy nghe, nhạc cụ quen dùng, thanh phách. +Bảng phụ chép sẵn lời 2 bài Ngày mùa vui. +Tranh ảnh về các loại nhạc cụ dân tộc. -HS: +Sách Tập bài hát 3 +Thanh phách III.Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: (15’)Dạy hát Ngày mùa vui (lời 2) -GV bắt nhịp cho HS ôn lại lời 1, trên cơ sở tập hát lời 2. -Mở băng nhạc cho HS nghe cả bài. -GV treo bảng phụ chép sẵn lời 2 bài Ngày mùa vui . -Cho HS đọc lời ca. -GV chia bài hát thành 4 câu, bắt nhịp và dạy từng câu hát, nối tiếp đến hết bài. ( tương tự như lời 1) -Cho cả lớp luyện tập luân phiên theo nhóm và cá nhân -Mời vài nhóm , vài em lên biểu diễn trước lớp ( nhóm: 2 nhóm và cá nhân: 4-5 em). * Lưu ý :Giáo viên động viên các em thể hiện các động tác phụ hoạ đơn giản hoặc gõ đệm khi trình bày bài hát. Hoạt động 2: (12’)Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc. -Treo tranh các loại nhạc cụ dân tộc và giới thiệu tên gọi từng nhạc cụ: đàn bầu( độc huyền cầm, chỉ có 1 dây)- đàn nguyệt ( còn gọi là đàn kìm)- đàn tranh ( còn gọi là đàn thập lục) -GV chỉ vào tranh cho HS nói lại tên các nhạc cụ dân tộc vừa được nghe giới thiệu. -HS hát ôn lại lời 1. -HS nghe bài hát. -HS đọc đồng thanh lời ca -HS hát từng câu theo hướng dẫn của GV. -HS hát theo nhóm và cá nhân -HS biểu diễn trước lớp. -HS xem tranh và nghe GV giới thiệu các loại nhạc cụ dân tộc. -HS nhìn tranh nêu lại tên các nhạc cụ dân tộc * Phần kết thúc: 1) Củng cố: (7’)Cho cả lớp đứng lên hát lại cả bài Ngày mùa vui (nhiều lần) - Kết hợp vỗ tay hoặc gõ phách theo các kiểu vừa học. -Mời một vài nhóm, vài cá nhân lên biểu diễn trước lớp. 2) Dặn dò: (1’) -Dặn HS về nhà hát thuộc lời bài Ngày mùa vui . -Tiết sau các em sẽ kể chuyện Âm nhạc và tham gia trò chơi âm nhạc. ********************************************************* Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : ÂM NHẠC – lớp : 3 -Tiết 16 Tên bài dạy : - Kể chuyện âm nhạc CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC. - Gíới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi. I.Mục tiêu: -Qua truyện kể, các em biết âm nhạc còn có tác động đến loài vật. -Biết tên gọi các nốt nhạc, tìm đúng vị trí các nốt nhạc qua trò chơi. II.Chuẩn bị: -GV: +Đọc kĩ câu chuyện: Cá heo với âm nhạc(SGV). +Nắm kĩ các qui định tên nốt nhạc trên bàn tay trái. III.Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: (15’)Kể chuyện âm nhạc. -GV đọc cho HS nghe câu chuyện : Cá heo với âm nhạc. ( SGV) -Sau đó đọc lại từng đoạn ngắn, đặt câu hỏi để HS trả lời theo nội dung: 1)Nước biển ở vùng Bắc Cực mùa đông như thế nào? ( bị đóng băng) 2)Đàn cá heo sống ở đó có nguy cơ ra sao? (nguy cơ bị chết vì băng giá) 3)Đàn cá có bơi theo tàu phá băng không? (chúng không bơi theo vì không biết đường) 4)Sau đó mọi người có sáng kiến gì? ( Mở nhạc trên tàu, đàn cá nghe nhạc bơi theo và thoát khỏi vùng biển băng giá) *GV kết luận: Âm nhạc không chỉ ảnh hưởng đến con người mà còn tác động đến loài vật Hoạt động 2: (15’)Giới thiệu tên 7 nốt nhạc. -GV: Các nốt nhạc có tên gọi là :Đô- Rê- Mi- Pha- Son- La- Si. -GV chỉ và gọi tên các nốt nhạc trên bàn tay trái (như hình vẽ SGV) -Lưu ý : GV chỉ giới thiệu 5 nốt( Đô, Rê, Mi, Pha, Son), 2 nốt La, Si chưa học. *Trò chơi: “Bảy anh em”: Chọn 7 em chỉ định mỗi em mang tên một nốt nhạc. GV gọi tên nốt nhạc nào, em mang tên nốt đó hô “có”. Ai nói sai thì thua cuộc, gọi em khác lên thay thế- Trò chơi tiếp tục -HS nghe chuyện đọc. -Lắng nghe lại từng đoạn và trả lời các câu hỏi của GV -HS lắng nghe -HS theo dõi hướng dẫn của GV, sau đó thực hành đưa bàn tay trái và gọi tên các nốt nhạc -HS tham gia trò chơi Âm nhạc * Phần kết thúc: 1) Củng cố: (4’) -GV đưa bàn tay trái, chỉ lại vị trí các nốt nhạc – HS trả lời. -Mời vài HS lên trước lớp nói lại vị trí các nốt nhạc trên bàn tay trái của mình – Cho cả lớp nhận xét 2) Dặn dò: (1’) -Dặn HS về nhà hát thuộc lời các bài Lớp chúng ta đoàn kết, Con chim non, Ngày mùa vui- Tiết sau Ôn tập 3 bài hát đã học. ********************************************************* Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : ÂM NHẠC – lớp : 3 -Tiết 17 Tên bài dạy : Ôn tập 3 bài hát: -LỚP CHÚNG TA ĐOÀN KẾT -CON CHIM NON -NGÀY MÙA VUI. I.Mục tiêu: -HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, phát âm rõ ràng, hoà giọng. -Hát ôn kết hợp với vận động và gõ đệm. -Thực hiện trò chơi “Tìm tên bài hát”. II.Chuẩn bị: -GV: +Hát chuẩn xác, thể hiện sự linh hoạt các bài hát . +Băng nhạc, máy nghe, nhạc cụ , thanh phách. + Chuẩn bị trò chơi. -HS: +Sách Tập bài hát 3 +Thanh phách III.Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: (9’)Ôn Lớp chúng ta đoàn kết. -GV bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm lần lượt: đệm theo tiết tấu, đệm theo nhịp 2. &¡2H===H=(=V===H===H==!=G=9=G===G! Lớp chúng mình rất rất vui anh em -Chia lớp thành nhiều nhóm lần lượt ôn luyện -Mời HS hát cá nhân và biểu diễn trước lớp. *Gợi ý:. HS nắm tay nhau, đưa lên cao, chân di chuyển nhịp nhàng sang phải, trái. Hoạt động 2: (9’)Ôn bài hát Con chim non -Cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3/4 &¡3S=!=V===V===H===G=!=V===V===F===G! Bình minh lên có con chim non hòa tiếng +Phách mạnh: Gõ nhẹ lên bàn +Hai phách sau : gõ vào khoảng không -GV đánh nhịp theo hình vẽ sau (dùng tay phải) có 3 phách : 1 3 2 Hoạt động 3: (8’)Ôn bài hát Ngày mùa vui. -GV hướng dẫn HS hát theo kiểu nối tiếp; chia lớp thành 4 nhóm. -GV hướng dẫn HS gõ đệm theo tiết tấu: Ngoài đồng lúa chín thơm.Con chim hót ... x x x x x x x x … *Trò chơi: (5’)Tìm tên bài hát +Cách 1: GV hát 1 trong 3 bài hát bất kì bằng 1 nguyên âm ( a, u, i, o…) và đố HS đó là bài hát nào ? +Cách 2: GV gõ tiết tấu lời ca đầu tiên của 1 trong 3 bài hát; sau đó đó HS đó là bài hát nào? Ví dụ : @Bài Ngày mùa vui : Gõ như sau: . . x x x x x x x x x x @Bài Lớp chúng ta đoàn kết : Gõ như sau: . x x x x x x x x x x x x x -HS hát cả lớp và kết hợp gõ đệm theo yêu cầu GV. -HS hát theo nhóm ( 4 nhóm) -HS hát cá nhân.( 2- 3 em) -Cả lớp hát và gõ đệm theo nhịp 3. -HS tiếp tục hát ôn theo nhịp chỉ huy của GV -HS hát theo nhóm -Cả lớp hát và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.. -HS lắng nghe và trả lời bài hát vừa nghe. -HS nghe GV gõ tiết tấu và trả lời tên bài hát. *Phần kết thúc: 1) Củng cố: (3’) -Cho cả lớp đứng lên hát lại mỗi bài hát vừa ôn ( mỗi bài / 1lần). -Gọi vài nhóm lên bảng biểu diễn các động tác phụ hoạ đã tập. 2) Dặn dò: (1’) -Dặn HS học thuộc các bài hát đã học ở Học kì 1, để tiết sau tập trình diễn trước lớp Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : ÂM NHẠC – lớp : 3 -Tiết 18 Tên bài dạy : Tập biểu diễn các bài hát đã học ở HKI -GV cho học sinh hát ôn lại các bài hát đã học ở HKI( GV đệm đàn) HS gõ đệm theo các kiểu đã học: Quốc ca Việt Nam Bài ca đi học Đếm sao Gà gáy Lớp chúng ta đoàn kết Con chim non Ngày mùa vui -Mời lần lượt HS biểu diễn các bài hát ( hình thức cá nhân)có thể kết hợp : +Gõ đệm theo các kiểu đã học ( nhịp, phách, tiết tấu lời ca) +Hát kết hợp vận động phụ hoạ. +Thực hiện bài hát với trò chơi. -Cuối tiết học, GV biểu dương những em hoàn thành và hoàn thành tốt các bài học trong Học kì I; nhắc nhở nhẹ nhàng đối với một số em chưa hoàn thành cần phải cố gắng hơn ở Học kì II.

File đính kèm:

  • docgiao an am nhac lop 3(3).doc
Giáo án liên quan