Giáo án Âm nhạc Lớp 3 Trường TH Tân Mĩ

I.Mục tiêu.

- Biết hát theo giai điệu và lời 1 bài hát. Thể hiện tình cảm của bài: Nghiêm trang, mạnh mẽ.

- Biết về nhạc sĩ Văn Cao và một số tác phẩm của ông.

II.Chuẩn bị.

1.GV:- Đàn, bộ gõ, bảng phụ chép sẵn bài hát.

 - Hát chuẩn xác bài : “Quốc ca Việt nam”.

2.HS: Tập bài hát lớp 3.

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu.

1.Ổn định tổ chức.

2.KTBC: Kiểm tra sách hát nhạc lớp 3.

 

doc37 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 3 Trường TH Tân Mĩ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.ổn định tổ chức: 2.KTBC: Đan xen khi ôn tập. 3.Bài mới. Giáo viên Học sinh * Hoạt động 1: Ôn bài hát Tiếng hát bạn bè mình. - Mở đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát. - Bắt nhịp cho HS hát ôn và gõ đệm theo các cách. - Gọi HS lên biểu diễn ( GV chọn HS có động tác phụ hoạ đẹp dạy cho cả lớp nếu lớp nào không có động tác thì GV hướng dẫn ). - Gọi HS lên biểu diễn. * Hoạt động 2: Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá son. - GV yêu cầu mỗi em kẻ 2 khuông nhạc, mỗi khuông cách nhau 3 dòng. Trên mỗi khuông viết 5 khóa son. - GV viết lên bảng số lỗi sai khi quan sát HS viết khoá son, nhắc các em cần lưu ý để tránh mắc phải những lỗi này. * Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò. - Nhắc lại nội dung tiết học. - HS hát + phụ hoạ lại bài hát Tiếng hát bạn bè mình. - Lắng nghe bài hát. - Tập thể, nhóm, hát. - HS vận động phụ hoạ theo bài hát. - Nhóm, cá nhân thực hiện. - HS kẻ 2 khuông nhạc và tập viết khoá son. - HS ghi nhớ cách viết. - Trả lời. - HS nghe và thực hiện. Thứ hai ngày 30 tháng 3 năm 2009. âm nhạc tiết 29: tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc. I.Mục tiêu: - Củng cố để HS nhớ kĩ hơn về vị trí các nốt nhạc và hình nốt. - Hướng dẫn các em tập viết hoàn chỉnh 1 số nốt nhạc đơn giản trên khuông nhạc. II.Chuẩn bị: 1.GV:- Bảng kẻ khuông nhạc. - Tranh viết các nốt nhạc trên khuông. - Tổ chức trò chơi như hướng dẫn ở hoạt động 2 trong tiết học. 2.HS: Giấy, bút, phấn. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.ổn định tổ chức: 2.KTBC:- HS hát bài Tiếng hát bạn bè mình. ? Khuông nhạc có mấy dòng? Mấy khe? 3.Bài mới. Giáo viên Học sinh * Hoạt động 1: Ghi nhớ nốt nhạc trên khuông. - GV yêu cầu: Tổ 1 viết ĐRMFSLX ở hình nốt trắng. Tổ 2 viết ĐRMFSLX ở hình nốt đen. Tổ 3 viết ĐRMFSLX ở hình nốt móc đơn. - Cả lớp viết ĐRMFSLX ở hình nốt móc kép. - GV đánh giá, nhận xét. * Hoạt động 2: Tập viết nốt nhạc trên khuông. - GV hướng dẫn HS kẻ 2 khuông nhạc. Sau đó đọc chậm tên từng nốt ở 4 ô nhịp đầu trong bài Con chim non để HS tập viết nốt nhạc ( không viết gạch nhịp, hoá biểu ). - Viết xong cho HS biết đó là câu hát đầu tiên bài Con chim non. Trò chơi: Khuông nhạc bàn tay trái. - GV hỏi HS trả lời tên nốt nhạc. * Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò. - Nhắc lại nội dung tiết học. Dặn dò. - HS kẻ 1 khuông nhạc và thực hiện viết ra giấy. - HS nhận xét. - HS kẻ khuông nhạc và viết bài ra giấy. - HS mở sách và tự so sánh kết quả. - Lắng nghe và trả lời. - HS nghe và thực hiện. Thứ hai ngày 8 tháng 4 năm 2009. âm nhạc tiết 30: kể chuyện âm nhạc: chàng oóc- phê và cây đàn lia- nghe nhạc. I.Mục tiêu: - Kể cho HS nghe 1 câu chuyện cổ về Âm nhạc để giáo dục về vai trò âm nhạc trong cuộc sống. - Bồi dưỡng năng lực cảm thụ Âm nhạc của HS thông qua nghe 1,2 tác phẩm. II.Chuẩn bị: 1.GV: Máy nghe, đĩa, tranh ảnh. 2.HS: Sách bài tập. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.ổn định tổ chức: 2.KTBC: Không kiểm tra. 3.Bài mới. Giáo viên Học sinh * Hoạt động 1: Kể chuyện Âm nhạc. - GV treo tranh viết tên các nhân vật trong chuyện lên bảng. - GV kể và minh hoạ bằng tranh. ? Chàng Óc- phê chơi giỏi loại nhạc cụ nào? ? Tiếng đàn của chàng Óc – phê hay như thế nào? ? Vì sao chàng Óc- phê đã cảm hóa được lão lái đò và Diêm vương? ? Óc – phê gặp vợ đã quên lời Diêm vương và kết cục câu chuyện ra sao? - Gọi HS lên kể lại câu chuyện. KL: Âm nhạc có nhiều tác dụng trong cuộc sống của cong người, chính vì vậy chúng ta không thể sống bình thường nếu như thiếu Âm nhạc. Âm nhạc diễn tả được mọi tình cảm của con người và đôi khi làm nên những điều kì diệu như trong câu chuyện các em vừa nghe. Tuổi thơ là thời gian rất đẹp và các em hãy học nhạc để hiểu và yêu thích loại nghệ thuật này, để Âm nhạc đem tới những niềm vui cho cuộc sống của chúng ta. * Hoạt động 2: Nghe nhạc. - Cho HS nghe 1 tác phẩm Âm nhạc. * Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò. - Theo dõi. - Lắng nghe. - Đàn Lia. - Suối ngừng chảy, lá ngừng rơi, chim ngừng hót, mọi người dừng tay làm việc. - Vì tiếng đàn của Óc – phê rất hay. - Vợ anh vĩnh viễn không sống lại. - HS lên kể. - Theo dõi, chú ý lắng nghe và ghi nhớ. - Lắng nghe và khai thác nội dung.SHHSHS - Nghe và ghi nhớ. Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2009. âm nhạc tiết 31:- ôn tập 2 bài hát: Chị ong nâu và em bé, tiếng hát bạn bè mình. - ôn tập các nốt nhạc. I.Mục tiêu: - Ôn tập để HS trình bày 2 bài hát được thuần thục hơn. Hướng dẫn HS ôn tập các nốt nhạc. - HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, biểu diễn và vận động phụ hoạ. - Nâng cao tình cảm yêu thiên nhiên và muông thú, tình thân ái với bạn bè. Khuyến khích HS sự tự tin trong hoạt động Âm nhạc của HS. II.Chuẩn bị: 1.GV: Nhạc cụ, đàn, trò chơi, bảng kẻ khuông nhạc. 2.HS: Thuộc bài hát, nhạc cụ. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.ổn định tổ chức: 2.KTBC: Không kiểm tra. 3.Bài mới. Giáo viên Học sinh * Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Chi Ong nâu và… - GV đàn giai điệu bài hát và hỏi HS bài gì? - Cho HS hát + gõ đệm theo phách, nhịp, hát có lĩnh xướng và vận động phụ hoạ. - Gọi HS lên bảng biểu diễn. * Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Tiếng hát bạn… - Gọi HS hát khá lên hát và biểu diễn. - Cho HS ôn lại động tác phụ hoạ đã hướng dẫn ở tiết 28. - Cho HS hát + gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca. - Thi đua giữa 2 nhóm và hát vừa gõ đệm. * Hoạt động 3: Ôn tập các nốt nhạc. - GV dùng “Khuông nhạc bàn tay trái” cho HS luyện tập ghi nhớ tên và vị trí các nốt nhạc. - GV viết 1 số nốt nhạc trên khuông, HS tập đọc hoàn chỉnh tên từng nốt bao gồm cao độ và trường độ. - Thực hiện trò chơi “Phân biệt âm sắc”. * Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò. - Lắng nghe và trả lời. - Thực hiện ôn theo hướng dẫn của GV. - Nhóm, cá nhân. - 1 HS trình bày. - Cả lớp ôn tập. - Thực hiện hát. - HS thực hiện. - HS nhìn và đọc. - HS nhìn và đọc. - Cả lớp cùng tham gia. - Nghe và thực hiện. Thứ hai ngày 20 tháng 4 năm 2009. âm nhạc tiết 32: học hát bài: hoa lê trắng. Dân ca Ê - đê. Lời mới: Lê Toàn Hùng. I.Mục tiêu: - HS biết 1 bài hát dân ca Ê- đê. - Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca và thể hiện được tình cảm của bài hát. - Qua bài hát giáo dục HS tình cảm yêu quê hương. II.Chuẩn bị: 1.GV: Nhạc cụ, đàn, đài, bảng phụ. 2.HS: Tập bài hát, nhạc cụ. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.ổn định tổ chức: 2.KTBC: HS hát bài Tiếng hát bạn bè mình, Chị Ong nâu và em bé. 3.Bài mới. Giáo viên Học sinh * Hoạt động 1: Học hát bài Hoa lê trắng. - Giới thiệu bài hát, tác giả. - Cho HS nghe bài hát qua đĩa. - Luyện thanh. - Đọc lời ca, bài chia làm 6 câu. - Dạy HS hát từng câu hát ngắn cho đến hết bài. - Hát nhiều lần cho thuộc bài và giai điệu. * Hoạt động 2: Hát và gõ đệm theo bài hát. - Gõ đệm theo nhịp Em là bông lê trắng dịu mát rừng núi xanh xanh... x x x x - Gõ đệm theo phách. Em là bông lê trắng dịu mát rừng núi xanh xanh... x x x x x x x x * Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò. - Nhắc lại nội dung giờ học. - HS đứng tại chỗ hát và vận động nhịp nhàng theo bài hát. - GV nhận xét, dặn dò. - Lắng nghe. - Nghe giai điệu bài hát - Cả lớp luyện thanh. - Đọc lời ca theo tiết tấu. - Hát từng câu theo GV hướng dẫn. - Thực hiện hát và gõ đệm theo các cách kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo. - Trả lời. - Đứng tại chỗ hát và vận động. - Nghe và thực hiện. Thứ hai ngày 27 tháng 4 năm 2009. âm nhạc tiết 33:- ôn tập các nốt nhạc. - Tập biểu diễn các bài hát. I.Mục tiêu: - HS nhớ tên nốt, hình nốt và vị trí nốt trên khuông nhạc. - Tập biểu diễn 1 vài bài hát đã học. II.Chuẩn bị: 1.GV: Nhạc cụ, máy nghe. 2.HS: Nhạc cụ, đồ dùng. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.ổn định tổ chức: 2.KTBC: Không kiểm tra. 3.Bài mới. Giáo viên Học sinh * Hoạt động 1: Ôn tập các nốt nhạc. - Cho HS ôn lại khuông nhạc “ Bàn tay trái”. - GV viết một số nốt nhạc lên bảng. - Cho HS kẻ 1 khuông nhạc, GV đọc tên nốt nhạc cho HS chép. - Nhận xét, chấm điểm. * Hoạt động 2: Tập biểu diễn. - Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm 5 – 6 em, cho các em hội ý chuẩn bị động tác phụ hoạ. - GV nhận xét, cho điểm. * Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò. - Về ôn lại các bài hát đã học. - HS chỉ tay và đọc. - Thực hiện đọc hoàn chỉnh cao độ và trường độ. - HS kẻ 1 khuông nhạc và tập viết từng nốt sạch đẹp. - Nhận xét. - Các nhóm hội ý rồi lên bảng biểu diễn. - Nghe và nhận xét. - Nghe và thực hiện. Thứ ngày tháng năm 2010. âm nhạc tiết 34: Ôn tập các bài hát. I.Mục tiêu: - HS trình bày những kiến thức đã học trong năm học. - Khuyến khích HS tự tin trình bày bài hát. Động viên các em nhiệt tình tham gia. - GV đánh giá công bằng, chính xác kết quả học tập của HS. II.Chuẩn bị: 1.GV: Sổ điểm, đàn, đài, nhạc cụ. 2.HS: Thuộc các bài hát, nhạc cụ. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.ổn định tổ chức: 2.KTBC: Không kiểm tra. 3.Bài mới. - GV cho HS quan sát tranh, đàn lại cho HS ôn lại các bài hát đã học ở lớp 3. - HS hát + gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca và vận động phụ hoạ theo bài hát. - Bài nào HS chưa thành thạo GV cho HS hát ôn lại. - Gọi HS lên biểu diễn( Nhóm, cá nhân). GV nhận xét. - Những HS nào chưa hoàn thành GV động viên HS mạnh dạn trong giờ học để đạt được yêu cầu của môn học. 4. Củng cố - dặn dò. - Nhận xét giờ học, chuẩn bị đồ dùng cho giờ sau. Thứ ngày tháng năm 2010. tiết 35: Tập biểu diễn một số bài hát đã học. I.Mục tiêu: - HS hát thuộc lời, đều giọng, đúng nhịp. - Biết phân biệt các kiểu gõ đệm theo bài hát, biết vận động phụ hoạ theo bài hát. - Thái độ tích cực, tự nhiên và mạnh dạn trong các hoạt động của giờ học II.Chuẩn bị: 1.GV: Đàn, nhạc cụ. 2.HS: Thuộc các bài hát. III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1.ổn định tổ chức: 2.KTBC: Không kiểm tra. 3.Bài mới. - Cử 1 HS dẫn chương trình. - Lần lượt từng nhóm lên bảng biểu diễn. GV đàn. 1) Bài ca đi học. 2) Lớp chúng ta đoàn kết. 3) Em yêu trường em. 4) Gà gáy. 5) Ngày mùa vui. 6) Chị Ong nâu và em bé. - Bài 1 cả tổ cùng biểu diễn, Bài 2 tự chọn hình thức. - GV nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố - dặn dò

File đính kèm:

  • docgiao an l3.doc
Giáo án liên quan