I. Mục tiêu:
- Biết Quốc ca Việt Nam của nhạc sỹ Văn Cao là bài hát nghi lễ của nhà nước.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca lời 1.
- Qua bài hát giáo dục học có ý thức nghiêm trang khi chào cờ.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, tranh ảnh
2. Học sinh: Tập bài hát, vở, nhạc cụ gõ.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Âm nhạc lớp 3 Học kì I Trường Tiểu học Phúc Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biết hát theo giai điệu và lời 1.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, Bản đồ Việt Nam, tranh.
2. Học sinh: Tập bài hát, vở, nhạc cụ gõ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ: Đệm đàn cho HS hát bài Con chim non
Bài mới:
Hoạt động 1: Dạy hát bài Ngày mùa vui (lời 1)
- Giới thiệu tên bài, xuất xứ, nội dung bài hát, giới thiệu vị trí vùng Tây Bắc trên bản đồ Việt Nam, cảnh sinh hoạt của đồng bào dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc.
- Đệm đàn trình bày mẫu bài hát
- Đặt câu hỏi về tính chất bài hát.
- Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca từng câu theo âm hình tiết tấu.
- Đàn cao độ hướng dẫn học sinh khởi động giọng bằng các âm Mi, Ma.
- Đàn giai điệu hướng dẫn học sinh tập hát từng câu theo lối móc xích và song hành.
- Tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập hát cả bài theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
- Thực hiện mẫu, hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
Ngoài đồng lúa chín thơm
P P PP
> >
x x x x x
- Chỉ định học sinh khá thực hiện
- Tổ chức cho học sinh thực hiện theo dãy, nhóm.
- Nhận xét hướng dẫn, sửa sai.
- Tổ chức hướng dẫn học sinh trình bày bài hát theo cách hát đối đáp kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Trình bày theo nhóm
- Lắng nghe, chỉ vùng Tây Bắc trên bản đồ Việt Nam.
- Lắng nghe cảm nhận.
- Trả lời theo cảm nhận.
- Đọc đồng thanh kết hợp gõ tiết tấu.
- Luyện giọng theo đàn.
- Tập hát theo đàn và hướng dẫn của giáo viên.
- Thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu.
- Theo dõi tập hát kết hợp gõ đệm theo hướng dẫn.
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách
- Hát gõ đệm theo nhịp.
- Hát gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Thực hiện
- Thực hiện
- Nhận xét lẫn nhau.
- Thực hiện
4. Củng cố:
Cho HS nhắc lại tên bài hát, xuất xứ, kể tên một số bài hát dân ca mà em biết.
Đệm đàn cho HS trình bày lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.
5. Dặn dò:
Nhắc học sinh về ôn tập bài hát kết hợp gõ đệm, tập các động tác phụ hoạ đơn giản theo lời ca.
Ngày soạn: 5/12/2010
Ngày giảng: 8/12: 3ML
9/12: 3TG
11/12: 3A, 3B,
Âm nhạc Tiết 15
Học hát: Bài ngày mùa vui
Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, tranh đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh, tranh biểu diễn nhạc cụ dân tộc.
2. Học sinh: Tập bài hát, vở, nhạc cụ gõ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Dạy hát bài Ngày mùa vui (lời 2)
- Đàn cao độ hướng dẫn học sinh khởi động giọng bằng các âm Mi, Ma.
- Đàn gia điệu cho HS nghe và hát ôn lại lời 1 của bài hát.
- Tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm
- Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca lời 2 từng câu theo âm hình tiết tấu.
- Đệm đàn trình bày mẫu bài hát
- Đàn giai điệu cho 1 dãy hát lời 1 bằng âm “La” 1 dãy tập hát lời 2 theo giai điệu lời 1.
- Tổ chức cho học sinh hát cả bài kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
- Nhận xét, sửa sai.
- Tổ chức cho HS biểu diễn bài hát trước lớp theo nhóm, cá nhân.
- Nhận xét, đánh giá
Hoạt động 2: Giới thiệu nhạc cụ dân tộc
- Treo tranh vẽ giới thiệu tên gọi, hình dáng, đặ điểm, âm thanh của 3 loại nhạc cụ dân tộc: đàn nguyệt (đàn kìm), đàn bầu (độc huyền cầm), đàn tranh (đàn thập lục).
- Cho HS lên chỉ từng loại nhạc cụ nhắc lại tên, hình dáng từng nhạc cụ
- Treo tranh cho HS quan sat nhận biết các nhạc cụ trong dàn nhạc biểu diễn nhạc cụ dân tộc.
- Dùng đàn phím miêu tả lại tiếng các cụ cho học sinh nhận biết.
- Luyện giọng theo đàn.
- Hát ôn lời 1
- Thực hiện
- Đọc đồng thanh kết hợp gõ tiết tấu.
- Lắng nghe cảm nhận.
- Tập hát theo đàn và hướng dẫn của giáo viên.
- Hát gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca
- Tập biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ.
- Lớp theo dõi nhận xét lẫn nhau
- Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ.
- Thực hiện
- Nhận biết các nhạc cụ trong tranh
- Lắng nghe nhận biết tiếng các nhạc cụ
4. Củng cố:
Cho HS nhắc lại tên các bài hát đã học ở kỳ I.
Cho HS nhắc lại tên 3 loại nhạc cụ, kể tên một số nhạc cụ dân tộc mà em biết.
Đệm đàn cho HS trình bày lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.
5. Dặn dò:
Nhắc học sinh về ôn tập các bài hát đã học kết hợp gõ đệm, vận động phụ hoạ.
Ngày soạn: 12/12/2010
Ngày giảng: 15/12: 3ML
16/12: 3TG
18/12: 3A, 3B,
Âm nhạc Tiết 16
Kể chuyện âm nhạc
Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi
I. Mục tiêu:
- Biết nội dung câu chuyện.
- Biết tên gọi của một số nốt nhạc và tìm vị trí các nốt nhạc qua trò chơi.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Tranh ảnh về nội dung câu chuyện.
2. Học sinh: Tập bài hát, vở, nhạc cụ gõ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đệm đàn cho học sinh trình bày lại bài hát Ngày mùa vui
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc
- Giới thiệu nội dung xuất xứ câu chuyện, cho học sinh nêu những hiểu biết của mình về loài cá heo.
- Treo tranh vẽ kể diễn cảm câu chuyện “Cá heo với âm nhạc”.
- Đặt câu hỏi: Vì sao phải cứu đàn cá heo? Khi cứu chúng người ta đã gặp những khó khăn gì? Điều gì đã khiến đàn cá heo theo con tàu ra biển cả?
- Cho học sinh tập kể tóm tắt lại câu chuyện theo tranh.
- Kết luận: Âm nhạc không chỉ có ảnh hưởng đói với con người mà còn có tác dộng tới cả một số loài vật.
Hoạt động 2: Giới thiệu tên bảy nốt nhạc
- Giới thiệu và viết lên bảng 7 nốt nhạc: Đồ Rê Mi pha Son La Si.
- Tổ chức hướng dẫn, cho học sinh chơi trò chơi “Bảy anh em” chỉ định 7 em mỗi em mang tên một nốt nhạc, giáo viên gọi tên nốt nào, học sinh mang tên nốt đó nói “có” và giới thiệu tên nốt nhạc mình được mang
- Tổ chức hướng dẫn, cho học sinh chới trò chơi “Khuông nhạc bàn tay” giới thiệu vị trí 7 nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay, cho học sinh luyện tập ghi nhớ vị trí các nốt Đồ Rê Mi Pha Son trên khuông nhạc bàn tay.
- Trình bày theo nhóm
- Lắng nghe, trả lời.
- Lắng nghe theo dõi
- Trả lời theo cảm nhận
- Tập kể lại câu chuyện qua tranh.
- Lắng nghe ghi nhớ.
- Lắng nghe ghi nhớ.
- Tập đọc tên 7 nốt nhạc.
- Thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu
- Thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên.
4. Củng cố:
Cho học sinh nhắc lại nội dung bài học.
Cho HS nhắc lại tên 7 nốt nhạc đã được giới thiệu.
5. Dặn dò:
Nhắc học sinh về ôn tập các bài hát đã học kết hợp gõ đệm, vận động phụ hoạ.
Ngày soạn: 19/12/2010
Ngày giảng: 22/12: 3ML
23/12: 3TG
25/12: 3A, 3B,
Âm nhạc Tiết 17
Học bài hát tự chọn: Cây đa Bác Hồ
Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Góp phần giáo dục học sinh thêm yêu, kính trọng Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Đàn phím, nhạc cụ gõ.
2. Học sinh: Tập bài hát, vở, nhạc cụ gõ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Dạy bài hát Cây đa Bác Hồ
- Giới thiệu tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
- Đệm đàn trình bày mẫu bài hát
- Đặt câu hỏi về tính chất bài hát.
- Hường dẫn học sinh tập đọc lời ca từng câu kết hợp gõ đệm thao tiết tấu.
- Đàn cao độ hướng dẫn học sinh khởi động giọng bằng âm Mi, Ma.
- Đàn giai điệu hướng dẫn học sinh tập hát từng câu theo lối móc xích và song hành
- Tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập hát cả bài theo dãy, nhóm, cá nhân.
- Nhận xét sửa sai
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
- Thực hiện mẫu, hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách
Cây đa này tay Bác trồng
P P PP P P PP
- Tổ chức cho học sinh thực hiện theo dãy, nhóm.
- Quan sát, hướng dẫn sửa sai.
- Lắng nghe
- Lắng nghe cảm nhận.
- Trả lời theo cảm nhận
- Đọc đồng thanh kết hợp gõ tiết tấu
- Luyện giọng
- Tập hát theo đàn và hướng dẫn của giáo viên
- Thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu.
- Theo dõi tập hát kết hợp gõ đệm.
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách
- Thực hiện.
- Theo dõi nhận xét
4. Củng cố:
Cho học sinh nhắc lại tên bài hát và tác giả.
Cho học sinh kể tên một số bài hát ca ngợi về Bác Hồ.
Đệm đàn cho học sinh trình bày lại bài hát kết hợp vận động phụ hoạ.
5. Dặn dò:
- Nhắc học sinh về nhà ôn tập thuộc bài hát kết hợp gõ đệm, vận động phụ hoạ.
Ngày soạn: 24/12/2010
Ngày giảng: 29/12: 3ML
30/12: 3TG
3112: 3A, 3B,
Âm nhạc Tiết 18
Tập biểu diễn
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn và nhớ lại các bài hát đã học ở kỳ I.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Tham gia tập biểu diễn một vài bài hát đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ.
2. Học sinh: Tập bài hát, nhạc cụ gõ.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập các bài hát
- Cho học sinh nhắc lại tên, tác giả, xuất xứ các bài hát đã học.
- Tổ chức cho học sinh ôn tập lại một số bài hát đã học kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca, vận động phụ hoạ nhịp nhàng theo nhạc.
Hoạt động 2: Tập biểu diễn
- Đệm đàn tổ chức cho học sinh tập biểu diễn các bài hát theo hình thức nhóm, cá nhân kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hình thức đơn ca: mỗi em chon một bài biểu diễn trước lớp
- Hình thức tốp ca: mỗi tổ chọn một bài hát trình bày
- Nhận xét đánh giá
- Trả lời
- Thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên.
- Tập biểu diễn kết hợp vận động phụ hoạ nhịp nhàng.
- Lớp theo dõi nhận xét.
4. Củng cố:
Nhận xét đánh giá năng lực và kết quả học tập của học sinh.
Khen ngợi những học sinh tích cực tham gia giờ học hát, động viên khuyến khích những học sinh chưa mạnh dạn, chưa đạt yêu cầu.
Đệm đàn cho học sinh trình bày lại bài hát Bài ca đi học kết hợp vận động phụ hoạ.
5. Dặn dò:
- Nhắc học sinh về nhà thường xuyên ôn tập, tập biểu diễn các bài hát đã học ở kỳ I.
File đính kèm:
- Lop 3 HK I.doc