I Mục tiêu
- HS biết hát theo giai điệu và lời ca 1
- Hiểu Quốc ca Việt Nam là bài hát nghi lễ của Nhà nước. Quốc ca Việt Nam được hát hoặc cử nhạc khi chào cờ.
- .Giáo dục HS có ý thức nghiêm trang khi dự lễ chào cờ và hát Quốc ca Việt Nam.
* Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao.
II Chuẩn bị:
- Hát chuẩn xác bài hát với tính chất hùng mạnh và nghiêm trang.
- Nhạc cụ, nhạc cụ gõ
35 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 3 chuẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởng những học sinh đã hoàn thành phần chép nhạc.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài sau “ Nghe câu chuyện chàng Ooc phe và cây đàn lia.
- Kể chuyện âm nhạc: Chàng Oóc – phê và cây đàn lia
- Nghe nhạc
I. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được câu chuyện Chàng Oóc - Phê và cây đàn lia.
- Nghe một ca khuc thiếu nhi qua băng dĩa nhạc: Bài “ Dàn đồng ca mùa hạ”
II. Chuẩn bị:
- Nội dung câu chuyện chàng Oóc- phê và cây đàn lia.
- Băng nhạc, máy nghe
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định lớp: Nhắc nhở học sinh ngồi học ngay ngắn, luyện thanh.
2. bài cũ: Mời nhóm học sinh biểu diễn bài hát “Tiếng hát bạn bè mình”
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
a. Kể chuyện âm nhạc: Chàng Oóc- Phê và cây đàn lia.
- Gv đọc diễn cảm câu chuyện
-Treo tranh cây đàn lia.
- Mời 2 học sinh đọc diễn cảm câu chuyện
+ Tìm hiểu nội dung câu chuyện
? Tiếng đàn của chàng Oóc- Phê được diễn tả như thế nào?
? Vì sao chàng Oóc – phê lại cảm hóa được gã lái đò và Diêm vương ?
? Vì sao gã lái đò lại không cho Oóc – phê quay lại cùng chết với vợ ?
* GV kết luận:
- Âm nhạc luôn tác động đến với đời sống tình cảm của con người, đem đến cho người niềm vui và hạnh phúc.
b. Nghe nhạc:
- Nhắc nhở HS tư thế ngồi nghe nhạc ngay ngắn, ổ n định trật tự để cùng nghe.
- GV giới thiệu tác phẩm tác giả bài hát
- GV mở bài hát “ Dàn đồng ca mùa hạ”
- Đặt câu hỏi cảm nhận bài hát
? Giai điệu bài hát như thế nào?
? Nhịp điệu bài hát nhanh hay chậm, vui tươi hay nhẹ nhàng?
?Nội dung bài hát nói lên điều gì?
* kết luận: Với giai điệu đẹp nhịp điệu vui tươi , sôi nổi bài hát diễn tả nổi vui tươi trong mùa hè rạo rực với những đàn ve náo nức kêu tạo nên một dàn đồng ca rất vui tươi.
- Nghe Gv đọc câu chuyện
- Xem tranh cây đàn lia
- 2 HS đọc diễn cảm câu chuyện
- Tìm hiểu nội dung theo yêu cầu.
- Trả lời câu hỏi.
- Nghe và ghi nhớ
- Ổn định tư thế ngồi học.
- Nghe giới thiệu bài hát.
- Nghe và cảm nhận bài hát “ Dàn đồng ca mùa hạ”
- Trả lời câu hỏi
- Lắng nghe và cảm nhận
c. Củng cố: - Học sinh nêu lên nội dung câu chuyện vừa học.
- Nhận xét tiết học: - Khen thưởng động viên những học sinh học tập chăm chỉ.
d. Dặn dò:- Ôn lại cacsnoots nhạc đã học để chuẩn bị cho tiết sau học tốt hơn.
- Ôn tập 2 bài hát: Chị Ong nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình.
- Ôn tập các nốt nhạc
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và thuộc lời ca hai bài hát “ Chị Ong nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình”.
- Tập biểu diễn bài hát.
* Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca 2 bào hát, Ôn tập các nốt nhạc đã học.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ, nhạc cụ gõ
- Hát chuẩn xác 2 bài hát đã học
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học ngay ngắn.
2. Bài cũ: Tiến hành trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới:
Các hoạt động của giáo viên
Các hoạt động của học sinh
a. Ôn tập bài hát: Chị ong nâu và em bé
- Cho Hs nghe giai điệu yêu cầu HS nhắc tên bài hát tên tác giả.
- GV đệm đàn, Học sinh nghe lại bài hát
-Nhận xét
- Ôn kết hợp gõ đệm theo nhịp:
- Hướng dẫn bắt nhịp
* Mời hát biểu diễn kết hợp vận động theo bài hát
- Nhận xét sửa chữa.
b. Ôn bài hát “Tiếng hát bạn bè mình”
- hướng dẫn ôn bằng nhiều hình thức:
- Nhận xét sửa sai cho học sinh.
- Mời biểu diễn
c. Ôn tập các nốt nhạc:
- GV dùng khuông nhạc bàn tay để giới thiệu cho học sinh, giúp học sinh nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc
- Treo bảng phụ, chỉ trên bảng phụ các nốt nhạc.
GV nhận xét sửa chữa cho HS
- Nhắc tên bài hát tên tác giả của bài hát.
- Lớp hát đồng thanh bài hát thao hướng dẫn
+ Lớp hát đồng thanh.
+ Từng nhóm trình bày.
+ Cá nhân
- Lớp kết hợp hát gõ đệm theo nhịp
- Từng nhóm hát biểu diễn kết hợp vận động theo bài hát.
- Ôn theo hướng dẫn:
+ Lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách của bài hát.
+ Từng dãy hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
+ Từng nhóm trình bày bài có động tác phụ diễn theo nhạc
- Cá nhân lên biểu diễn có động tác.
- Nhớ lại các vị nốt Đô, Rê,Mi,Pha, Son , La, Si trên khuông nhạc
- Từng học sinh trình bày theo yêu cầu
- Theo dõi để sửa chữa
- Học sinh đồng thanh các nốt nhạc vừa trình bày.
d.Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại tên bài hát vừa ôn tập
- Bắt nhịp cả lớp đồng thanh bài “Tiếng hát bạn bè mình”
Dặn dò: Về nhà nắm kĩ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, tìm bài hát hay ở địa phương để hôm sau học hát tự chọn ở quê hương.
. Học hát dành cho địa phương
NIỀM VUI CỦA EM
Nhạc và lời của Nguyễn Huy Hùng
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca của bài hát
- Biết hát kết hợp vỗ tay dõ đệm theo bài hát.
- Niềm vui sướng của các em khi ngày mới bắt đầu, chúng em được cáp sách tới trường được học hành cùng các bạn.
II. Chuẩn bị:
- Đàn phím điện tử.
- Nhạc cụ gõ đệm
III. Các hoạt động dạy-học :
1. Ổn định lớp: Nhắc nhở tư thế ngồi học ngay ngắn, luyện thanh
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra cách chép các nốt nhạc.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
a.Học hát bài “ Niềm vui của em”
- Nêu tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát
- Đàn, hát mẫu bài hát.
- Luyện thanh.
- Đọc lời ca theo tiết tấu của bài.
- Dạy hát từng câu nối tiếp cho đến hết
+ Trong quá trình tập GV cần chú ý những chổ ngân dài, luyến láy để hướng dẫn chính xác.
- Hát luyện tập
- yêu cầu từng nhóm trình bày theo hướng dẫn
- Nhận xét sửa chữa
* Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp bài hát
- Hát kết hợp gõ đệm mẫu
- Bắt nhịp cả lớp cùng trình bày
- Nhận xét học sinh.
- Mời từng nhóm trình bày
- Nhận xét
* Hát gõ đệm theo phách.
- Làm mẫu
- Bắt nhịp cả lớp thực hiện
- Mời từng nhóm
- Mời cá nhân
* Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu:
- Thực hiện mẫu
- Bắt nhịp cả lớp trình bày
- Mời từng nhóm.
- Nhận xét học sinh
- Cá nhân trình bày
- Học sinh chuys theo dõi hát mẫu.
- Nghe và cảm nhận bài hát
- Luyện thanh theo hướng dẫn
- Học sinh hát theo hướng dẫn của giáo viên.
- Tập hát theo hướng dẫn
- Lớp hát đồng thanh.
- Lớp trình bày theo nhóm
- Hát cá nhân.
- Chú ý theo dõi.
- Lớp cùng trình bày theo hướng dẫn
- Chú ý theo dõi sửa sai.
- Nhóm hát kết hợp gõ đệm theo bài hát
+ Hát từng dãy
- Hát lại toàn bài hát kết hợp gõ đệm theo.
- Quan sát theo dõi
- Lớp thực hiện theo
- Từng nhóm trình bày theo hướng dẫn
Cá nhân trình bày
- Chú ý theo hướng dẫn của GV.
- Lớp trình bày theo hướng dẫn
- Từng dãy trình bày
- Cá nhân trình bày theo hướng dẫn.
3.Củng cố: - Bắt nhịp cả lớp cùng hát lai bài hát “ Niềm vui cảu em”
4. Dặn dò : Chuẩn bị hát thật thuộc lời bài hát, hát tập gõ đệm theo bài hát thật nhuần nhuyễn.
- Tập thêm các động tác phụ họa cho bài hát thật sinh động.
- ÔN TẬP CÁC NỐT NHẠC
- TẬP BIỂU DIỄN BÀI HÁT
I-Mục tiêu:
- HS nhớ tên nốt, hình nốt và vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Học sinh tập biểu diễn 3 bài hát đã học, với thái độ tự nhiên, kết hợp động tác vận động nhẹ nhàng.
* Em yêu trường em.
* Cùng múa hát dưới trăng.
* Tiếng hát bạn bè mình.
II-Chuẩn bị:
- Đàn phím điện tử
III-Các hoạt động dạy – học .
1. Ổn định: Nhắc nhở tư thế ngôi học ngay ngắn
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra khuông nhạc, khóa son
- GV nhận xét sửa chữa những chổ sai.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3Bài mới:
*Nội dung:
a-HĐ 1: Ôn tập các nốt nhạc
- GV đưa khuông nhạc có chép các nốt nhạc
- Yêu cầu HS nêu thứ tự các nốt nhạc có trên khuông nhạc?
GV nhận xét, sửa sai.
* GV đưa các hình nốt: nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, nốt móc kép.
- Yêu cầu HS lần lược nêu tên các hình nốt
- Nhận xét
* Đưa khuông nhạc có các nốt nhạc, yêu cầu HS nêu tên nốt kết hợp hình nốt.
- Nhận xét, sữa chữa
2. Tập biểu diễn các bài hát đã học:
- Chia lớp thành 3 nhóm:
+ Sóc nhỏ, Thỏ xinh, hươu nai.
- Nêu yêu cầu để từng nhóm thực hiện
+ Mời ban giám khảo yêu cầu học sinh thành lập ban giám khảo
- Từng nhóm trình bày
GV đàn bắt nhịp
- GV nhận xét chốt bài
.
- từng học sinh nêu lần lược các nốt nhạc
- HS khác nhận xét
- Trình bày theo hướng dẫn
- Nêu tên nốt theo yêu cầu
- HS khác nhận xét
- Chia lớp thành 3 nhóm:
+ Nhóm thỏ xinh.
+ Nhóm sóc nhỏ.
+ Nhóm hươu nai.
- Lớp thành lập ban giám khảo.
- Từng nhóm lên trình bày
- Ban giám khảo chấm
3.Củng cố:
- bắt nhịp cả lớp hát bài hát em yêu trường em
- Chỉ định 3 HS khá hát biểu diễn bài hát “Em yêu trường em
- Nhận xét tiết học : khen thưởng động viên những học sinh học tập chăm ngoan.
Dặn dò : Về nhà tìm thêm một vài động tác phụ họa cho bài hát, tập biểu diễn các bài hát còn lại
- Thực hiện xác định các nốt nhạc trên khuông nhạc bằng bàn tay.
Tập biểu diễn bài hát
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết biểu diễn bài hát bằng nhiều hình thức hát như: Đơn ca, Song ca, Tam ca...
- Biểu diễn với phong thái nhẹ nhàng, vui tươi tự nhiên, có động tá vận động nhịp nhàng thích hợp theo giai điệu của bài hát.
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca của bài hát
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ đệm( Đàn Ooc- gan )
- Học sinh chẩn bị động tác thật nhuần nhuyễn.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Ổn định: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học ngay ngắn luyện thanh.
2. Bài cũ : Không
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
- GV nêu yêu cầu cần thực hiện trong tiết tập biểu diễn bài hát.
- tập biểu diễn theo nhiều hình thức:
+ Đơn ca
+ Song ca
+ Tốp ca
+ Đồng ca
- Nêu yêu cầu học sinh trình bày các bài hát sau
* Bài ca đi học, Lớp chúng ta đoàn kết, Ngày mùa vui.
- Nêu yêu cầu:
- Trong biểu diễn hát thật truyền cảm, diễn xuất tốt thể hện được tình cảm tính chất của bài hát được trình bày.Hát đúng giai điệu và tiết tấu của bài hát.Hát tròn vành rõ chữ nhã hơi đúng chổ.
- Khi hát cần phải tự nhiên mạnh dạng khi trình bà ca khúc
- Chỉ định, yêu cầu các cá nhân trình bày
+ Đơn ca
+ Song ca
+Tam ca.
- Nhận xét sửa chữa.
- Chú ý nghe
- Chú ý thực hiện theo hướng dẫn
- Trình bày chú ý theo yêu cầu
- Cá nhân, nhóm lên trình bày bài theo yêu cầu.
- Sửa chữa theo yêu cầu.
4. Củng cố:
- nhắc nhở học sinh sửa chữa lại những chổ sai chưa thực hiện được, chú ý khắc phục trong tiết sau
- Nhận xét tiết học: Nhận xét khen những học sinh biểu diễn tốt
- Dặn dò: Về nhà ôn lại các bài hát còn lại để hôm sau tiếp tục biểu diễn
File đính kèm:
- AM NHAC 3(1).doc