I. Mục tiêu:
- Biết thêm một bài hát hát mới.
- Hát đúng giai điệu, lời ca, biết lấy hơi ở những tiết nhạc ngắn.
- Hát kết hợp gõ đệm.
- Qua bài hát, giúp học sinh cảm nhận về cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp với giai điệu vui, rộn ràng.
II. Chuẩn bị:
- Đàn organ, thanh phách.
- Hát chuẩn bài Hoa lá mùa xuân.
- Chép bài hát lên bảng, đánh dấu chỗ ngắt âm, lấy hơi.
- Hát kết hợp gõ đệm chính xác.
- Bài hát gồm 4 câu: Câu 1 và 3 có giai điệu giống nhau. Câu 2 và 4 giống nhau nhưng câu 4 được mở rộng thêm một nhịp.
10 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc Lớp 2 (Tuần 21-Tuần 24), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Ngày soạn:
Ngày dạy: - Tiết:
Hoïc haùt: Hoa laù muøa xuaân
Nhaïc vaø lôøi: Hoaøng Haø
I. Mục tiêu:
Biết thêm một bài hát hát mới.
Hát đúng giai điệu, lời ca, biết lấy hơi ở những tiết nhạc ngắn.
Hát kết hợp gõ đệm.
Qua bài hát, giúp học sinh cảm nhận về cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp với giai điệu vui, rộn ràng.
II. Chuẩn bị:
Đàn organ, thanh phách.
Hát chuẩn bài Hoa lá mùa xuân.
Chép bài hát lên bảng, đánh dấu chỗ ngắt âm, lấy hơi.
Hát kết hợp gõ đệm chính xác.
Bài hát gồm 4 câu: Câu 1 và 3 có giai điệu giống nhau. Câu 2 và 4 giống nhau nhưng câu 4 được mở rộng thêm một nhịp.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
k Hoạt động khởi động:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Trên con đường đến trường.
Gọi học sinh hát kết hợp phụ hoạ động tác.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi tựa.
Cả lớp.
Cá nhân.
Học sinh nhắc lại.
k Hoạt động 1: Dạy hát Hoa lá mùa xuân
² Mục đích: Biết tác giả bài hát, hát đúng giai điệu, lời ca.
² Hình thức: Cả lớp, nhóm.
Giới thiệu bài: Khi mùa xuân về cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa lá tốt tươi, vạn vật như bừng tỉnh sau những ngày mùa đông giá lạnh. Nhạc sĩ Hoàng Hà đã sáng tác bài hát Hoa lá mùa xuân để ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp. Nào! Các em cùng ca hát với mùa xuân nhé!.
Hát mẫu.
Chia bài hát thành 4 câu, hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu.
Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Hát mẫu lần 2.
Hướng dẫn học sinh tập hát câu theo lối móc xích.
Các em có nhận xét gì về giai điệu câu 1 và câu 3; câu 2 và câu 4 trong bài hát?
Cho học sinh luyện tập.
Giáo viên uốn nắn, sửa sai cho học sinh.
Liên hệ thực tế - giáo dục tư tưởng.
Lắng nghe.
Đồng thanh.
Cả lớp → nhóm.
Học sinh nhận xét.
Nhóm.
Lắng nghe.
k Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
² Mục đích: Hát kết hợp 3 cách gõ đệm chính xác, nhịp nhàng.
² Hình thức: Cả lớp, nhóm.
Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách và tiết tấu lời ca.
Tôi là lá tôi là hoa. Tôi là
* *
* * * * *
* * * * * * * *
Cho học sinh luyện tập.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn học sinh.
Liên hệ thực tế - giáo dục tư tưởng.
hoa lá hoa mùa xuân
* *
* * *
* * * * *
Nhóm.
Lắng nghe.
k Hoạt động nối tiếp:
Dặn dò:
Ôn lại bài hát kết hợp 3 cách gõ đệm.
Tìm một số động tác phụ hoạ.
Nhận xét tiết học.
Ä Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
Tuần 22
Ngày soạn:
Ngày dạy: - Tiết:
OÂn baøi haùt: Hoa laù muøa xuaân
I. Mục tiêu:
Hát đúng giai điệu, lời ca.
Tập hát gọn tiếng, rõ lời, thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng của bài hát.
Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Giáo dục tình yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
Đàn organ, thanh phách.
Một số động tác phụ hoạ.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
k Hoạt động khởi động:
² Ổn định:
² Kiểm tra bài cũ: Hoa lá mùa xuân.
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Hát kết hợp gõ đệm theo phách
Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Cả lớp.
Lắng nghe.
k Hoạt động 1: Ôn bài hát Hoa lá mùa xuân
² Mục đích: Khắc sâu giai điệu, lời ca và 3 cách gõ đệm.
² Hình thức: Cả lớp, nhóm.
Giới thiệu bài.
Cho học sinh hát ôn kết hợp gõ nhịp.
Chia lớp thành 3 nhóm, hướng dẫn HS hát nối tiếp theo nhóm riêng câu 4 và câu 8 cả lớp hát chung.
Luân phiên thay đổi ch ohs luyện tập.
Giáo viên nêu yêu cầu giúp HS ôn - luyện tập:
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Hát kết hợp gõ đệm theo phách
Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Giáo viên uốn nắn, sửa sai cho học sinh.
Cho học sinh biểu diễn theo nhóm: Hát kết hợp gõ đệm theo 1 trong 3 cách vừa ôn.
Giáo viên nhận xét, đánh giá nhóm diễn tốt.
Lắng nghe.
Cả lớp.
Nhóm.
Nhóm.
Nhóm.
k Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ
² Mục đích: Hát kết hợp phụ hoạ động tác nhịp nhàng giúp bài hát thêm sinh động.
² Hình thức: Cả lớp, nhóm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp với phụ hoạ một số động tác:
Câu 1,2: 2 tay đưa thẳng lên cao kết hợp với xoay cổ tay cổ tay.
Câu 3,4: Cuốn 2 cổ tay bên vai trái, phải theo nhịp, đầu nghiêng nhẹ cùng chiều với tay.
Câu 5,6: 2 tay lại giơ cao nghiêng sang trái, phải theo nhịp.
Câu 7: 2 tay choàng trước ngực.
Câu 8: 2 tay làm loa trước miệng.
Cho học sinh luyện tập.
Gọi học sinh năng khiếu biểu diễn trước lớp.
Liên hệ thực tế - giáo dục tư tưởng.
Cả lớp → nhóm.
Nhóm.
Cá nhân.
Lắng nghe.
k Hoạt động nối tiếp: Tổng kết - đánh giá
Dặn dò:
Ôn lại bài Hoa lá mùa xuân.
Đọc trước bài “Chú chim nhỏ dễ thương”.
Nhận xét tiết học.
Lắng nghe, ghi nhớ.
Ä Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
Tuần 23
Ngày soạn:
Ngày dạy: - Tiết:
Hoïc haùt: Chuù chim nhoû deã thöông
Nhaïc Phaùp
I. Mục tiêu:
Biết “Chú chim nhỏ dễ thương” là bài hát của trẻ em Pháp. Lời việt của Hoàng Anh.
Hát đúng giai điệu, lời ca.
Hát kết hợp vận động.
Giáo dục học sinh tình yêu các loài vật và biết bảo vệ chúng.
II. Chuẩn bị:
Đàn organ, thanh phách.
Chép bài hát lên bảng.
Hát kết hợp gõ đệm chính xác.
Giáo viên cần biết:
Bài hát viết giọng F, hình thức 1 đoạn đơn.
Tính chất bài hát vui tươi, rộn ràng.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
k Hoạt động khởi động:
² Ổn định:
² Kiểm tra bài cũ:
Hoa lá mùa xuân.
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Hát kết hợp gõ đệm theo phách
Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
k Hoạt động 1: Dạy hát “Chú chim nhỏ dễ thương”
² Mục đích: Hát đúng giai điệu, lời ca. Biết quay lại để kết thúc bài.
² Hình thức: Cả lớp, nhóm.
Giới thiệu bài.
Hát mẫu.
Chia bài hát thành 8 câu, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu.
Giáo viên sửa lỗi phát âm cho học sinh.
Hướng dẫn HS tập hát từng câu theo lối móc xích.
Chú ý: Hát với tốc độ vừa, lấy hơi ngay kí hiệu V, biết quay lại để kết bài. Cuối câu 6 có thể thêm tiếng cho học sinh dễ hát.
Cho học sinh luyện tập.
Giáo viên uốn nắn, sửa sai cho học sinh.
Lắng nghe.
Đồng thanh.
Cả lớp → nhóm.
Nhóm.
k Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
² Mục đích: Hát kết hợp 3 cách gõ đệm chính xác và nhịp nhàng.
² Hình thức: Cá nhân, nhóm.
Giáo viên hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách và tiết tấu lời ca.
Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này
* * * *
** * * * * * *
* * * * * * * * * *
Cho học sinh luyện tập.
Hướng dẫn học sinh nhún chân theo nhịp.
Cho học sinh hát kết hợp nhún chân và gõ nhịp.
Cho một số nhóm biểu diễn trước lớp.
Giáo viên nhận xét, đánh giá nhóm diễn tốt.
Liên hệ thực tế - giáo dục tư tưởng.
Cả lớp → nhóm.
Nhóm.
Cả lớp.
Cả lớp → nhóm.
Nhóm.
Lắng nghe.
k Hoạt động nối tiếp: Tổng kết - đánh giá
Dặn dò:
Ôn lại bài hát.
Sáng tạo động tác phụ hoạ.
Nhận xét tiết học.
Lắng nghe, ghi nhớ.
Ä Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
Tuần 24
Ngày soạn:
Ngày dạy: - Tiết:
OÂn baøi haùt: Chuù chim nhoû deã thöông
I. Mục tiêu:
Hát đúng giai điệu, lời ca.
Hát kết hợp gõ đệm và phụ hoạ động tác.
Giáo dục tình đoàn kết quốc tế, lòng yêu quí các loài vật và biết bảo vệ chúng.
II. Chuẩn bị:
Đàn organ, thanh phách.
Hát kết hợp gõ đệm chính xác.
Một số động tác múa đơn giản.
Chép bài lên bảng.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
k Hoạt động khởi động:
² Ổn định:
² Kiểm tra bài cũ:
Chú chim nhỏ dễ thương.
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Hát kết hợp gõ đệm theo phách
Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Cá nhân.
Lắng nghe.
k Hoạt động 1: Ôn bài hát Chú chim nhỏ dễ thương
² Mục đích: Khắc sâu giai điệu, lời ca, cách gõ đệm và phụ hoạ động tác.
² Hình thức: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
Giới thiệu bài.
Cho học sinh hát ôn lời ca.
Giáo viên nêu yêu cầu cho học sinh luyện tập.
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Hát kết hợp gõ đệm theo phách
Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Giáo viên góp ý, uốn nắn cho học sinh.
Cho học sinh biểu diễn trước lớp.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh một số động tác phụ hoạ cho bài hát.
Câu 1: 1 tay chống hông, tay còn lại làm động tác ngoắc (vẫy gọi) theo phách.
Câu 2: Ngược lại.
Câu 3: 1 tay chống hông, 1 tay xoè mời. Sau đó đổi bên.
Câu 4: 2 tay làm loa trước miệng, nhún nghiêng người theo nhịp.
Câu 5: Giống câu 3.
Câu 6: Giống câu 4.
Phần ngân học sinh xoay người tại chỗ, vỗ tay theo nhịp.
Câu 7,8: Giống câu 1,2.
Cho học sinh luyện tập.
Giáo viên góp ý, uốn nắn học sinh.
Gọi một vài HS năng khiếu biểu diễn trước lớp.
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Liên hệ thực tế - giáo dục tư tưởng.
Lắng nghe.
Cả lớp.
Cả lớp → nhóm.
Lắng nghe.
Nhóm → cá nhân.
Lắng nghe.
Cả lớp.
Nhóm.
Cá nhân.
Lắng nghe.
k Hoạt động 2: Nghe nhạc
² Mục đích: Phát huy khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh.
² Hình thức: Cả lớp, cá nhân.
Giới thiệu bài hát, tác giả.
GV đàn, hát cho HS nghe bài “Bếp lửa hồng”.
Em nghe giai điệu bài hát như thế nào?
Bài hát nói về điều gì? (tình thương của mẹ dành cho con).
Em sẽ làm gì để đáp lại tình thương đó?
Cho học sinh nghe lại bài hát.
Liên hệ thực tế - giáo dục tư tưởng.
Lắng nghe.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Học sinh trả lời.
Học sinh nêu.
Lắng nghe.
k Hoạt động nối tiếp: Tổng kết - đánh giá
Dặn dò:
Ôn lại 3 bài hát: Trên con đường đến trường, Hoa lá mùa xuân, Chú chim nhỏ dễ thương.
Nhận xét tiết học.
Lắng nghe, ghi nhớ.
Ä Rút kinh nghiệm - Bổ sung:
File đính kèm:
- Am nhac Lop 2 (T21-T24).doc