Giáo án Âm nhạc khối 4 - Tiết 19: Học bài hát: “chúc mừng", một số hình thức trình bày bài hát

I.MỤC TIÊU:

 -Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca, hát đồng đều và rõ lời.Thể hiện được tình cảm bài hát.Bước đầu học sinh nhận biết được sự khác nhau giữa nhịp 3/4 và nhịp 2/4.

-Biết bài hát ‘Chúc mừng” là một bài hát Nga, tính chất âm nhạc nhịp nhàng, vui tươi.

-Biết một số hình thức trình bày bài hát.

 

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc khối 4 - Tiết 19: Học bài hát: “chúc mừng", một số hình thức trình bày bài hát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Tiết 19: HỌC BÀI HÁT: “CHÚC MỪNG”. MỘT SỐ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY BÀI HÁT. I.MỤC TIÊU: -Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca, hát đồng đều và rõ lời.Thể hiện được tình cảm bài hát.Bước đầu học sinh nhận biết được sự khác nhau giữa nhịp 3/4 và nhịp 2/4. -Biết bài hát ‘Chúc mừng” là một bài hát Nga, tính chất âm nhạc nhịp nhàng, vui tươi. -Biết một số hình thức trình bày bài hát. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 1.Giáo viên: - Nhạc cụ - Băng nhạc và máy nghe. 2.Học sinh: - Sách vở - Xem trước bài ở nhà. III.PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU. Luyện tập,phát vấn. IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1.Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài củ. * Không. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài. +Bài hát “Chúc mừng” là bài hát khá quen thuộc đối với người dân Nga.Bài hát có giai điệu nhịp nhàng, uyển chuyển diễn tả tình cảm thân thiết, ấm áp của những người bạn trong ngày vui gặp mặt.’ b.Phần hoạt động. Nội dung 1: Học bài hát. Hoạt động 1: Giới thiệu bài hát.. -Giáo viên đặt một số câu hỏi để học sinh hiểu được nội dung của bài hát. *Bài hát “Chúc mừng” do ai dịch lời việt? ( Hoàng Lân ) *Bài hát có tính chất như thế nào? ( Nhịp nhàng, tha thiết ) -Giáo viên giới thiệu cho học sinh biết sơ qua về đất nước Nga. Cho học sinh nghe một bài hát nhạc Nga (Ca-chiu-sa, Nụ cười..) -Giáo viên cho học sinh nghe bài hát trên băng,đĩa một lần. -Giáo viên hát mẩu lại bài hát. -Giáo viên viết những chổ có tiết tấu khó lên bảng cho học sinh lưu ý để hát đúng hơn. -Giáo viên hát chậm ở những chổ có dấu chấm dôi, học sinh nghe và lưu ý hát đúng ở những chổ này. Hoạt động 2: Dạy hát. -Giáo viên cho học sinh luyện thanh bằng những âm đơn giản. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu. -Giáo viên cho học sinh nghe bài hát trên băng, đĩa lại một lần nữa. -Chia bài hát thành nhiều ý nhỏ, tập theo lối móc xích. -Tập được giáo viên cho học sinh ghép toàn bài 2,3 lần theo nhạc đệm. - Cho lớp hát ôn lại bài theo dãy, nhóm,cá nhân. - Gọi 2,3 em hát lại bài hát,lớp lắng nghe, nhận xét,sữa sai. - Hướng dẫn học sinh vừa hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiết tấu bài hát. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách gõ nhịp ¾. - Cho cả lớp vừa hát kết hợp gõ phách theo nhịp 3/4. - Cho lớp ôn lại bài theo dãy, nhóm,cá nhân. -Giáo viên hướng dẫn một vài động tác phụ họa cho bài hát. -Giáo viên cho học sinh hát lại bài hát kết hợp gõ phách,tiết tấu. - Giáo viên hát lại bài hát một lần kết hợp gõ phách,tiết tấu -Giáo viên cho học sinh hát lại bài hát ở hình thức biểu diễn trên nền nhạc đệm. Nội dung 2: Một số hình thức trình bày bài hát. -Giáo viên giới thiệu các hình thức trình bày bài hát như đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca -Giáo viên cho học sinh trình bày lại bài hát “Chúc mừng”ở các hình thức đơn ca,song ca V.CỦNG CỐ, NHẬN XÉT, DẶN DÒ. -Củng cố: Gọi một vài em hát lại bài hát, nhận xét sữa sai. Gọi một nhóm hát lại bài hát ở hình thức biểu diển. -Dặn dò: Về nhà học lại bài. Tìm một vài động tác phụ họa cho bài hát. Xem trước bài học tiết sau. -Nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docTiet 19 HOC BAI HAT CHUC MUNG.doc
Giáo án liên quan