Giáo án âm nhạc 6 Tiết 28 Tuần 28 Trường THCS Đạ Long

1. Kiến thức:

- Học sinh biết bài TĐN số 8- Lá thuyền ước mơ là sáng tác của Thảo Linh.

- Học sinh biết được các ký hiệu và tác dụng của các ký hiệu âm nhạc thường gặp trong bản nhạc.

2. Kỹ năng:

- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca bài hát. Tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca

- Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 8 kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS thêm yêu quý và trân trọng tình bạn bè, tình anh em khắp mọi miền.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2856 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án âm nhạc 6 Tiết 28 Tuần 28 Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 28 TUẦN 28 Ôn tập bài hát: TIA NẮNG, HẠT MƯA Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 8 Nhạc lý: NHỮNG KÝ HIỆU THƯỜNG GẶP TRONG BẢN NHẠC Ngày soạn : 16/ 03/ 2014 Ngày dạy: 19/ 03/ 2014 I. MỤC TIÊU : Kiến thức: - Học sinh biết bài TĐN số 8- Lá thuyền ước mơ là sáng tác của Thảo Linh. - Học sinh biết được các ký hiệu và tác dụng của các ký hiệu âm nhạc thường gặp trong bản nhạc. Kỹ năng: - Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca bài hát. Tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca… - Học sinh đọc đúng giai điệu, ghép lời ca bài TĐN số 8 kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp. Thái độ: - Giáo dục HS thêm yêu quý và trân trọng tình bạn bè, tình anh em khắp mọi miền. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: - Nhạc cụ ( đàn organ) . - Đàn và đọc thuần thục bài TĐN số 8. 2. Học sinh: - SGK âm nhạc 6 3. Phương pháp: - Phương pháp dùng lời - Phương pháp trình bày tác phẩm - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp thực hành, luyện tập. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: sau khi ôn. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV ghi bảng - GV hướng dẫn và đàn - GV cho HS nghe lại giai điệu của bài hát - GV bắt nhịp cho HS thực hiện hát ôn. - GV nghe và sửa sai cho các em - Hướng dẫn HS thực hiện - Gọi nhóm 2-3 em lên bảng trình bày bài hát => GV nhận xét và ghi điểm - GV ghi bảng - GV giải thích và lấy từng ví dụ cụ thể. - Hỏi: Sự khác nhau giữa dấu nối và dấu luyến? - GV ghi bảng - GV giới thiệu - GV hỏi: + Bài TĐN được viết ở nhịp gì, nêu khái niệm về nhịp đó? + Cao độ gồm những tên nốt nào? + Trong bài gồm có những hình nốt nào? + Trong bài có sử dụng những ký hiệu gì? - GV hướng dẫn - GV yêu cầu - GV thực hiện - GV hướng dẫn - GV đọc, gõ tiết tấu cho HS nghe sau đó cho HS thực hiện - Đàn chậm giai điệu câu 1 khoảng 3 lần, yêu cầu HS nghe, đọc nhẩm theo sau đó đọc theo đàn - GV hướng dẫn - GV đàn và hướng dẫn HS cách vỗ phách. - GV yêu cầu - GV đệm đàn tiết tấu Pop, TP 112 cho HS trình bày cả bài và kết hợp đánh nhịp. I. Ôn hát: TIA NẮNG, HẠT MƯA Nhạc: Khánh Vinh Lời: Thơ Lệ Bình 1. Luyện thanh 2. Ôn tập - Nghe giai điệu mẫu của bài hát - Hát ôn tập thể 1 lần - Tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca… * Yêu cầu: thể hiện tính chất vui tươi của bài hát 3. Kiểm tra II. Nhạc lí: NHỮNG KÝ HIỆU THƯỜNG GẶP TRONG BẢN NHẠC. 1. Dấu nối - Dùng để liên kết 2 hay nhiều nốt nhạc có cùng cao độ. - Ký hiệu: * Ví dụ: 2. Dấu luyến. - Dùng để liên kết 2 hay nhiều nốt nhạc khác nhau về cao độ. - Ký hiệu: * Ví dụ: 3. Dấu nhắc lại: - Dùng để nhắc lại nguyên vẹn một câu hay 1 đoạn nhạc. - Ký hiệu: * Ví dụ: Câu 1/ bài TĐN số 5 4. Dấu quay lại: - Dùng khi nhắc lại một đoạn nhạc dài hoặc cả bản nhạc - Ký hiệu: -Ví dụ: Quan sát bài “Hành khúc tới trường” 5. Khung thay đổi: - Dùng để thay đổi phần kết hoặc nốt kết thúc của một bài hát hay đoạn nhạc. - Ký hiệu: * Ví dụ: III. Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 8 LÁ THUYỀN ƯỚC MƠ Nhạc và lời: Thảo Linh 1. Tìm hiểu bài TĐN: - Nhịp 2/4, giọng Đô trưởng - Cao độ: Đồ, rê, mi, fa, son, la, si. - Trường độ: Nốt đen,đen chấm dôi, trắng, nốt móc đơn. - Ký hiệu âm nhạc: Dấu nối. dấu luyến, dấu nhắc lại và khung thay đổi. - Cấu trúc: 4 câu - Âm hình tiết tấu: sgk/ tr. 53 2. Tập đọc TĐN - Đọc tên nốt từng câu - Nghe giai điệu của bài TĐN - Luyên đọc gam đô trưởng: gam rãi- gam trục. - Luyện đọc tiết tấu - Tập đọc từng câu + Tập câu 1 - Tập câu 2 tương tự như câu 1=> Nối câu 1 và câu 2. - Tập câu 3 và câu 4 tương tự câu 1 và 2 sau đó nối cả bài - Ghép lời ca - Tập đọc nhạc và hát lời - Đọc nhạc và ghép lời ca kết hợp vỗ phách - Nửa lớp đọc nhạc, nửa lớp hát lời kết hợp vỗ phách . - Trình bày hoàn chỉnh cả bài - HS ghi vở - HS luyện thanh - HS nghe - Cả lớp trình bày theo phần đệm trong đàn - HS thực hiện - Xung phong thực hiện - HS ghi vở - HS chú ý và ghi bài - Trả lời: Dấu nối liên kết các nốt cùng cao độ, dấu luyến liên kết các nốt không cùng cao độ - HS ghi vở - HS nghe - HS trả lời - HS chú ý - HS đọc tên nốt - HS nghe và cảm nhận - HS luyện đọc gam - Luyện tiết tấu - HS tập đọc nhạc theo hướng dẫn của GV. - Đọc tập đọc nhạc kết hợp vỗ tiết tấu. - HS thực hiện 4. Củng cố , dặn dò: - Hệ thống lại nội dung bài học - Tập đọc thuần thục kết hợp ghép lời ca bài tập đọc nhạc số 8. - Chuẩn bị tiết 29 5. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTuan 28 Am nhac 6 Tiet 28 2013 2014.doc
Giáo án liên quan