MỤC TIÊU
- HS biết bài Chim sáo là dân ca của đồng bào Khơ-me ở vùng Nam Bộ.
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu, biết cảm nhận và thể hiện tính chất vui tươi, sinh động trong bài hát.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên :
- Hát chuẩn xác bài hát.
- Máy nghe, băng nhạc bài hát lớp 4, bảng phụ chép sẵn lời ca.
- Nhạc cụ quen dùng .
- Tranh ảnh minh họa cho bài hát.
- Nắm kĩ nội dung câu chuyện trong bài đọc thêm.
* Học sinh :
- SGK âm nhạc 4.
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Vở ghi bài
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc 4 - Tuần 23: Học hát: Bài Chim sáo Dân ca Khơ - Me (Nam Bộ) - Sưu tầm: Đặng Nguyễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Âm nhạc 4
Tên bài : Học hát : Bài Chim sáo
Dân ca Khơ-me(Nam Bộ)- Sưu tầm : Đặng Nguyễn
Tuần : 23
Ngày dạy : 08//02/2007
Người soạn : Hồ Thị Bảo Loan
I. MỤC TIÊU
- HS biết bài Chim sáo là dân ca của đồng bào Khơ-me ở vùng Nam Bộ.
HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu, biết cảm nhận và thể hiện tính chất vui tươi, sinh động trong bài hát.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên :
Hát chuẩn xác bài hát.
Máy nghe, băng nhạc bài hát lớp 4, bảng phụ chép sẵn lời ca.
Nhạc cụ quen dùng .
Tranh ảnh minh họa cho bài hát.
- Nắm kĩ nội dung câu chuyện trong bài đọc thêm.
* Học sinh :
- SGK âm nhạc 4.
Nhạc cụ gõ đệm.
Vở ghi bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn, khở động giọng.
2. Kiểm tra bài cũ : - Cho HS hát lại bài Bàn tay mẹ.
- Cho HS đọc ôn bài TĐN số 6.
- GV nhận xét.
3. Bài mới :
Phần mở đầu : Giơí thiệu nội dung tiết học gồm : Học hát bài Chim sáo và bài đọc thêm Tiếng sáo yêu đời.
Phần hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Dạy hát bài Chim sáo.
GV giới thiệu tên bài hát, xuất xứ, nội dung bài hát ( kết hợp chỉ trên bản đồ vị trí vùng Nam Bộ, nơi có đồng bào Khơ-me sinh sống).
Bài hát Chim sáo có hai lời ca ngắn, miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đệp của vùng quê Nam Bộ. Nhịp điệu bài hát nhanh, vui.
Giải thích từ “đom boong” trong bài hát.
GV cho HS nghe hát mẫu ( mở băng nhạc mẫu hoặc GV hát và đệm đàn).
Dạy hát : Chia mỗi lời ca thành 3 câu(như SGV hướng dẫn), dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài(lời 2 dựa trên giai điệu và tiết tấu của lời 1).
Lưu ý những chỗ có nốt hoa mĩ phải hát luyến nhanh, các chỗ cuối câu hát ngân và nghỉ 2 phách rưỡi .. để hướng dẫn HS hát đúng.
Tập xong , cho HS hát ôn lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu, GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát.
Nhận xét.
Hoạt động 2 : Bài đọc thêm : Tiếng sáo yêu đời.
Đọc cho HS nghe sau đó yêu cầu HS đọc bài đọc thêm trong SGK và đặt một vài câu hỏi xem HS nắm được nội dung câu chuyện không ? Ví dụ:
+ Tại sao người tù chính trị trong câu chuyện lại có tên là Chàng Tiêu ?
+ Những chiến sĩ Cách mạng đã làm những gì để thể hiện tinh thần lạc quan trong hoàn cảnh gian khổ, khó khăn của nhà tù Sơn La? Em cảm nhận điều gì sau khi đọc câu chuyện?
Kết luận : Câu chuyện thể hiện tinh thần bền bỉ đấu tranh của các chiến sĩ Cách mạng dù trong hoàn cảnh khó khăn vẫn lạc quan, yêu đời và hoạt động âm nhạc, luôn tin tưởng vào ngày mai tươi sáng .
Hoạt động cuối :Củng cố – Dặn dò :
- Cho cả lớp ôn hát lại bài hát Chim sáo.
Gợi ý để HS kể tên một số bài dân ca Nam
Bộ mà em biết .
GV nhận xét tiết học ( thực hiện như các tiết học trước).
Dặn HS về học thuộc lời ca và tập vận động phụ hoạ chuẩn bị cho tiết học sau .
-HS ngồi ngay ngắn, xem tranh và lắng nghe.
Nghe hát mẫu.
Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- Chú ý hướng dẫn của GV để hát đúng những chỗ luyến nhanh, chỗ ngân, nghỉ ở cuối câu hát.Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng.
Luyện hát : Đồng thanh, cá nhân (một vài em hát tốt), từng dãy( tổ) kết hợp gõ đệm theo nhịp. Hát thể hiện tính chất vui tươi, rộn rã.
- Nghe và đọc lại bài đọc thêm.
- Trả lời câu hỏi.
- Nghe và ghi nhớ.
HS hát ôn bài hát vừa tập.
Trả lời.
Lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi nội dung bài học vào vở.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
File đính kèm:
- Tiet 23.4.doc