I. MỤC TIÊU
- HS biết tên bài hát, xuất xứ và nội dung bài hát.
- HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện được tính chất mềm mại của bài dân ca qua các tiếng luyến, láy trong bài hát.
- Qua bài hát giáo dục HS biết yêu những làn điệu dân ca và trân trọng những người lao động.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên :
- Hát chuẩn xác bài hát.
- Máy nghe, băng nhạc bài hát lớp 4, bảng phụ.
- Nhạc cụ quen dùng .
- Tranh ảnh minh họa cho bài hát( phong cảnh làng quê đồng bằng Bắc Bộ).
* Học sinh :
- SGK âm nhạc 4.
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Vở ghi bài
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 8552 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc 4 - Tuần 12: Học hát: Bài Cò lả Dân ca đồng bằng Bắc Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn : Âm nhạc 4
Tên bài : Học hát : Bài Cò lả
Dân ca đồng bằng Bắc Bộ
Tuần : 12
Ngày dạy : Thứ tư ngày 28/11/07
Người soạn : Nguyễn Thị Tuyết
I. MỤC TIÊU
- HS biết tên bài hát, xuất xứ và nội dung bài hát.
HS hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, tiết tấu, thể hiện được tính chất mềm mại của bài dân ca qua các tiếng luyến, láy trong bài hát.
Qua bài hát giáo dục HS biết yêu những làn điệu dân ca và trân trọng những người lao động.
II. CHUẨN BỊ
* Giáo viên :
Hát chuẩn xác bài hát.
Máy nghe, băng nhạc bài hát lớp 4, bảng phụ.
Nhạc cụ quen dùng .
Tranh ảnh minh họa cho bài hát( phong cảnh làng quê đồng bằng Bắc Bộ).
* Học sinh :
- SGK âm nhạc 4.
Nhạc cụ gõ đệm.
Vở ghi bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp – Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn, luyện thanh.
2. Ôn bài cũ : - Cho HS ôn hát bài khăn quàng thắm mãi vai em.
- Cho HS đọc ôn bài TĐN số 3.
- GV nhận xét.
3. Bài mới :
Phần mở đầu : Giới thiệu nội dung tiết học gồm : Học hát bài Cò lả và nghe nhạc .
Phần hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Dạy hát bài Cò lả.
GV giới thiệu tên bài hát, xuất xứ, nội dung bài hát ( kết hợp cho HS xem tranh minh họa cảnh làng quê đồng bằng Bắc Bộ và chỉ trên bản đồ vị trí đồng bằng Bắc Bộ).
(Bài Cò lả ca ngợi cuộc sống thanh bình và lạc quan của người nông dân.)
- GV cho HS nghe hát mẫu.
Dạy hát : dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài.
Lưu ý vì là bài dân ca nên rất nhiều tiếng có luyến trong bài hát, GV cần hướng dẫn kĩ để HS hát đúng Lả, bay, ra, cánh, tính, tang, ơi, có, biết, hay, nhớ..
Tập xong , cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu, GV giữ nhịp đều cho HS trong quá trình luyện hát (đệm đàn hoặc gõ nhịp).
Nhận xét.
Hoạt động 2 : Nghe nhạc bài Trống cơm ( Dân ca đồng bằng Bắc Bộ).
Giới thiệu cho HS biết thêm một bài dân ca
của miền Bắc.
GV đàn, hát hoặc cho HS nghe băng, đĩa bài Trống cơm và giới thiệu sơ lược về trống cơm cho HS biết ( thông tin trong SGV).
Cho HS nhận xét về giai điệu, tiết tấu bài hát, điểm thường thấy trong các bài dân ca ? (thường có các dấu luyến, láy)
Cho HS nghe lại lần nữa ( tuỳ thời gian cho phép)
Hoạt động cuối :Củng cố – Dặn dò :
- Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, dân ca vùng miền
và kể tên một vài bài dân ca mà em biết.
Cho cả lớp ôn hát lại bài Cò lả
GV nhận xét tiết học, khen những em hát thuộc bài Cò lả và thể hiện đúng yêu cầu bài hát, đồng thời nhắc nhở những em chưa thực hiện đúng các yêu cầu trong tiết học cần cố gắng để đạt kết quả tốt hơn ở những tiết học sau.
Dặn HS về học thuộc lời ca và tập thể hiện đúng tính mềm mại, nhẹ nhàng của bài dân ca.
HS ngồi ngay ngắn, xem tranh lắng nghe và trả lời.
- Nghe hát mẫu.
Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
Cần thể hiện đúng những chỗ có âm luyến trong bài theo hướng dẫn.
Chú ý phát âm rõ lời, gọn tiếng.
Luyện hát : Đồng thanh, từng dãy( tổ). Hát thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng.
Nghe giới thiệu.
- Nghe hát bài Trống cơm.
- Nhận xét về giai điệu, tiết tấu, ..
- HS nghe lại lần 2.
- HS trả lời
- HS hát ôn bài hát vừa tập.
Lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi nội dung bài học vào vở.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
File đính kèm:
- Tiet 12.4.doc