I. Mục tiêu:
- HS biết hát bài “Tia nắng, hạt mưa”.
- Nhận biết được nét đẹp tinh tế thể hiện qua lời thơ của Lệ Bình mà Nhạc sĩ Khánh Vinh đã khéo chọn để phổ nhạc thành một bài hát vui tươi, nhí nhảnh, hồn nhiên, trong sáng, rất gần gũi vối tâm hồn trẻ thơ.
- HS hát đúng giai điệu, tập trình bày bài hát kết hợp vỗ đệm và vận động theo nhạc. Trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca.
- Hiểu biết về nhạc hát, nhạc đàn và biết sử dụng thuật ngữ thanh nhạc, khí nhạc.
II. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
- Nhạc cụ: Đàn Organ.
- Máy nghe và băng đĩa nhạc bài hát: “Tia nắng, hạt mưa”.
- Bài hát “Tia nắng, hạt mưa” được phóng to.
- Ảnh nhạc sĩ Khánh Vinh.
- Băng, đĩa một số tác phẩm nhạc hát, nhạc đàn do các nghệ sĩ và ca sĩ biểu diễn.
- Tập đàn và hát thuần thục bài “Tia nắng, hạt mưa”.
5 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc 4 - Tiết 26 học hát bài: Tia nắng, hạt mưa. âm nhạc thường thức: sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN 1
TRƯỜNG THCS TRẦN VĂN ƠN
GIÁO SINH THỰC HIỆN: BẠCH THỊ THU HIỀN
GIÁO ÁN
BỘ MÔN: ÂM NHẠC LỚP 6
TIẾT 26
Học hát bài: TIA NẮNG, HẠT MƯA.
Aâm nhạc thường thức: SƠ LƯỢC VỀ NHẠC HÁT VÀ NHẠC ĐÀN.
I. Mục tiêu:
- HS biết hát bài “Tia nắng, hạt mưa”.
- Nhận biết được nét đẹp tinh tế thể hiện qua lời thơ của Lệ Bình mà Nhạc sĩ Khánh Vinh đã khéo chọn để phổ nhạc thành một bài hát vui tươi, nhí nhảnh, hồn nhiên, trong sáng, rất gần gũi vối tâm hồn trẻ thơ.
- HS hát đúng giai điệu, tập trình bày bài hát kết hợp vỗ đệm và vận động theo nhạc. Trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca.
- Hiểu biết về nhạc hát, nhạc đàn và biết sử dụng thuật ngữ thanh nhạc, khí nhạc.
II. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên:
- Nhạc cụ: Đàn Organ.
- Máy nghe và băng đĩa nhạc bài hát: “Tia nắng, hạt mưa”.
- Bài hát “Tia nắng, hạt mưa” được phóng to.
- Ảnh nhạc sĩ Khánh Vinh.
- Băng, đĩa một số tác phẩm nhạc hát, nhạc đàn do các nghệ sĩ và ca sĩ biểu diễn.
- Tập đàn và hát thuần thục bài “Tia nắng, hạt mưa”.
2/ Học sinh:
- SGK Aâm nhạc và Mĩ thuật 6.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức: Trò chơi: “Con muỗi”.
Phổ biến trò chơi:
- Khi cô nói: Muỗi bay, muỗi bay.
- HS: Bay như thế nào? Bay như thế nào?
- Khi cô đưa tay kí hiệu chữ O
- HS: Muỗi bay chữ O.
- Khi cô đưa tay kí hiệu chữ A.
- HS: Muỗi bay chữ A.
- Cô nói: Muỗi đậu vào má (vào mặt).
- HS: Đập.(Lưu ý: Đập không quá mạnh cũng không quá nhẹ).
2. Kiểm tra bài cũ:
Mời 2 HS lên hát kết hợp với động tác phụ hoạ bài: Niềm vui của em.
3. Dạy bài mới:
a/ Phần mở bài:
* Giới thiệu bài học:
Bài 7, tiết 26:
- Học hát: Tia nắng, hạt mưa.
- Aâm nhạc thường thức: Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn.
b/ Tiến trình dạy:
HĐ của giáo viên
Nội dung
HĐ của học sinh
GV ghi nội dung.
GV thuyết trình.
GV thực hiện.
GV yêu cầu.
GV hỏi.
GV mở máy cácsét.
GV hỏi
GV đàn.
GV đàn.
GV hát mẫu.
GV đàn và bắt nhịp.
GV chỉ định.
GV hướng dẫn.
GV đàn và hướng dẫn.
GV đàn và yêu cầu.
GV hướng dẫn.
GV hướng dẫn.
GV yêu cầu.
GV hướng dẫn.
GV yêu cầu.
GV ghi nội dung.
GV hỏi.
GV hỏi.
GV hỏi.
GV giới thiệu.
GV hỏi.
GV hỏi.
GV giới thiệu.
I. Học hát: Tia nắng, hạt mưa.
* Giới thiệu bài hát:
- Tia nắng, hạt mưa là một bài thơ của tác giả Lệ Bình. Bài thơ đã dùng thủ pháp nhân cách hoá hình ảnh tia nắng giống các bạn trai, rất tinh nghịch, vô tư; hạt mưa tượng trưng cho các bạn gái, duyên dáng, hay dỗi hờn vô cớ. Đồng cảm với bài thơ này nhạc sĩ Khánh Vinh đã phổ nhạc và bài “Tia nắng, hạt mưa” ra đời.
Bài hát có dáng vẻ tươi tắn, long lanhthơ ngây của tuổi HS đầy hồn nhiên, mơ ước. Bài hát được nhiều HS đón nhận, yêu thích.
- GV treo ảnh nhạc sĩ Khánh Vinh.
+ GV treo bài Tia nắng, hạt mưa phóng to.
* Tìm hiểu bài:
- Mời 1 HS đọc lờ ca.
- Bài hát có thể chia thành mấy đoạn, mấy câu?
+ Bài hát có 2 đoạn: đoạn a có 4 câu.
Câu 1: Hình như bạn trai.
Câu 2: Hình như bạn gái.
Câu 3: Hình như tiếng ve.
Câu 2: Hình như đọng lại.
Đoạn b: đoạn còn lại, có 2 câu:
Câu 1: Tia nắng vô tư.
Câu còn lại.
* Nghe hát mẫu:
- Mở nhạc bài Tia nắng, hạt mưa.
- HS nói cảm nhận về bài hát.
* Tập hát từng câu: ( Dịch giọng – 5)
- GV đàn giai điệu bài hát (1 lần).
+ Đàn giai điệu câu một 1 – 2 lần.
+ GV hát mẫu câu 1.
+ Bắt nhịp 1- 2, đàn để HS hát câu 1.
+ HS khá hát mẫu.
+ GV lắng nghe, phát hiện chỗ sai và sửa sai.
- Tương tự GV tập hát những câu còn lại. Đoạn b, chỉ tập hát bè chính (bè cao).
* Hát cả bài:
- GV đàn lại giai điệu và yêu cầu HS hát cả bài.
- GV hướng dẫn HS hát những chỗ chưa đạt, hát đúng những chỗ đảo phách. Thể hiện tính chất vui tươi, lôi cuốn của bài hát.
* Củng cố, kiểm tra:
- HS trình bày bài hát + Vỗ tay theo phách.
- 1 – 2 tổ trình bày.
- Hát + động tác phụ hoạ, đứng tại chỗ, nhún chân nhẹ nhàng.
+ Động tác 1: Tay trái: vung cao lên sau đó nắm lại, ngón cái chỉ ra. (Câu 1).
+ Động tác 2: Tay phải: vung cao lên sau đó nắm lại, ngón trỏ chỉ vào má (mặt). (Câu 2).
+ Động tác 3: Tay trái: vung cao lên sau đó hai tay trước miệng như đang hát (đang gọi bạn). (Câu 3)
+ Động tác 4: Tay phải: vung cao lên sau đó hai tay để trước ngực như đang hứng hoa. (Câu 4)
+ Động tác 5: Hai tay tạo vòng tròn để trên đầu sau đó vung 2 tay ra rồi 2 tay để chồng lên nhau (tay phải để dưới tay trái úp lên tay phải). (Câu 5).
+ Động tác 6: Tay phải vẫy vẫy như đang gọi bạn, sau đó bàn tay phải xoè ra lòng bàn tay hướng về phía trước, tay phải lắc lắc như không đồng ý 1 vấn đề gì, sau đó 2 tay chấp lại áp sát vào má phải. (Câu cuối).
- Hát + động tác phụ hoạ.
II. Aâm nhạc thường thức: Sơ lược nhạc hát và nhạc đàn.
1/ Nhạc hát (còn gọi là thanh nhạc)
- Thế nào là nhạc hát ?
Sử dụng giọng hát của con người.
- Các hình thức biểu diễn của nhạc hát ?
Đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca, hợp xướng
- Đặc điểm của nhạc hát ?
Thường có phần đệm của nhạc cụ.
- HS nghe tác phẩm nhạc hát:
+ Đơn ca bài “Quê hương”
+ Tốp ca bài “Xếp hàng vào lớp.
+ HS nói cảm nhận về tác phẩm.
2/ Nhạc đàn (còn gọi là khí nhạc).
- Thế nào là nhạc đàn ?
Nhạc đàn là nhạc soạn cho nhạc cụ biểu diễn.
- Các hình thức biểu diễn của nhạc đàn ?.
Độc tấu, hoà tấu.
- HS nghe tác phẩm nhạc đàn:
+ Độc tấu: độc tấu đàn Piano của Mozart.
+ Hoà tấu.
HS ghi bài.
HS lắng nghe.
HS quan sát.
HS thực hiện.
HS trả lời.
HS lắng nghe.
HS trả lời.
HS lắng nghe.
HS lắng nghe.
HS hát.
HS hát mẫu.
HS sửa sai.
HS tập những câu còn lại.
HS hát cả bài.
HS sửa sai.
HS thực hiện.
HS trình bày.
HS thực hiện.
HS thực hiện.
HS ghi bài.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS nghe nhạc.
HS trả lời.
HS nghe nhạc.
4/ Phần kết thúc:
a/ Củng cố:
Bài “Tia nắng, hạt mưa”:
- Hát + vỗ tay theo phách.
- Hát + vận động theo nhạc.
Aâm nhạc thường thức:
- Thảo luận nhóm: Ghi tên bài hát thuộc thể loại nhạc hát hoặc nhạc đàn mà em biết? (HS có thể lên trình bày bài hát mà tổ đã tìm được).
b/ Nhận xét và dặn dò:
- Học thuộc bài hát “Tia nắng, hạt mưa”.
- Cần tiếp tục tìm hiểu, thưởng thức những tác phẩm có giá trị về nhạc hát, nhạc đàn.
Ngày.tháng.năm..
Ký duyệt của GVHD
File đính kèm:
- am nhac tiet 26(1).doc