Giáo án Lớp 4 Tuần 26 Trường Tiểu Học Nguyệt Ấn 1

I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 -Tranh minh họa bài đọc trong sgk.

 - Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn hs luyện đọc .

 

doc27 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 26 Trường Tiểu Học Nguyệt Ấn 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình ảnh nào ?Hãy miêu tả hình dáng của mỗi người trong từng công việc ? ? Màu sắc của bức tranh như thế nào ? Hs trả lời ,Cả lớp và Gv nhận xét . - Gv yêu cầu Hs nói lên cảm nhận riêng của mình về bức tranh . + Gv tóm tắt về nội dung bức tranh . 2. Chúng em vui chơi . ( Tranh sáp màu của Thu Hà ) + Gv gợi ý Hs tìm hiểu tranh : ? Bức tranh vẽ về đề tài gì ? ? Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh ? ? Hình ảnh nào là hình ảnh phụ ? ? Các dáng hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh có sinh động không? ? Màu sắc trong tranh như thế nào ? - Hs trả lời ,cả lớp nhận xét ,gv kết luận . - Hs nêu cảm nhận của mình về bức tranh . 3.Vệ sinh môi trường chào đón Sea Game22 . ( Tranh sáp màu của Phương Thảo ) + Hs xem tranh và tìm hiểu nội dung tranh qua các câu hỏi : - Tên của bức tranh này là gì ? Bạn nào vẽ bức tranh này ? - Trong tranh có những hình ảnh nào ? - Những hình ảnh nào là hình ảnh chính ? những hình ảnh nào là hình ảnh phụ ? - Bạn Thảo vẽ tranh về đề tài nào ? - Các hoạt động được vẽ trong tranh diễn ra ở đâu? Vì sao em biết ? - Em có nhận xét gì về bức tranh này ? + Hs trả lời câuhỏi theo cảm nhạn riêng của mình . Cả lớp nhận xét ,Gv kết luận . Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá . + Gv khen ngợi những Hs tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài . - Dặn dò : Hs sưu tầm tranh và tập nhận xét về cách vẽ hình ,vẽ màu . - Quan sát một số loại cây . Thứ sáu ngày 12 tháng 3 năm 2010. Tập làm văn luyện tập miêu tả cây cối I-Mục đích yêu cầu: - Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài. - Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối đã xác định. II-Đồ dùng dạy học : -Tranh ảnh về một số loài cây : cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa III-Các hoạt động dạy học : 1-Bài cũ : 2- Bài mới : Giới thiệu bài *HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập a ) Tìm hiểu đề bài - 1 hs đọc thành tiếng đề bài trước lớp , cả lớp đọc thầm gv phân tích đề bài, gọi ý cho hs chọn một trong 3 loại cây : cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa để tả - Yc hs giới thiệu về cây mình định tả (4 hs giới thiệu ) - 4 hs tiếp nối nhau đọc từng mục phần gợi ý HS viết bài : hs tự làm bài - 5 hs trình bày bài văn , cả lớp và gv nhận xét , sửa lỗi cho từng hs 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn hs về nhà hoàn thành bài văn để chuẩn bị cho bài kiểm tra viết . âm nhạc học hát: bài chú voi con ở bản đôn i. mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và lời 1. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát ii. chuẩn bị: 1.GV: - Nhạc cụ quen dùng. - Tập đàn và hát bài Chú voi con ở Bản Đôn. - Tranh, ảnh minh hoạ về cảnh núi rừng Tây Nguyên, những con voi được thuần dưỡng chung sống với người. 2. HS: - SGK, vở chép nhạc, nhạc cụ gõ. iii. các hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu - Giới thiệu nội dung tiết học. 2. Phần hoạt động Hoạt động 1: Dạy hát GV tiến hành dạy theo cách thông thường: Bài hát chia làm 2 đoạn: Đoạn 1: “ Chú voi con... ham chơi” đoạn 2: Còn lại. GV dịch giọng bài hát thấp xuống cho phù hợp với giọng hát của HS. Hoạt động 2: Củng cố bài hát. Hát lời 1: Tập trình bày theo cách hát lĩnh xướng và hoà giọng. GV cử 1 HS hát đoạn 1( lĩnh xưỡng). Tất cả cùng hát đoạn 2 ( hoà giọng). Hát lời 2: GV đệm đàn và yêu cầu HS tự hát. 3. Phần kết thúc. - Cả lớp hát lại 2 lời của bài hát Chú voi con ở Bản Đôn. Toán luyện tập chung i. mục đích yêu cầu : Giúp hs rèn kĩ năng : -Thực hiện các phép tính với phân số - Giải bài toán có lời văn . II .Đồ dùng dạy học : II. Các hoạt động dạy học : 1 : Bài cũ : 2: Bài mới : Gíơi thiệu bài *HĐ1: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính về phân số Bài 1: 1 hs nêu yêu cầu của bài tập . cả lớp theo dõi. - HS tự làm vào VBT, 4 hs lần lượt nêu ý kiến của mình về 4 phép tính trong bài - Cả lớp nhận xét, GV KL KQ đúng Bài 2(Dành cho HS K, G) : - HS đọc thầm yc của bài, gv hướng dẫn hs thực hiện cách nhân 3 phân số . - HS K, G làm bài. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng . Bài 3 (a, c): ( HS K làm cả câu b) - GV yêu cầu hs tự làm, khuyến khích hs chọn MSC hợp lí ( MSC bé nhất ) - 2 hs lên bảng làm, cả lớp nhận xét bài làm trên bảng . - 1 hs nhắc lại cách tính biểu thức. *HĐ2 : Gi ải toán có lời văn Bài 4 : 1 hs đọc đề bài , cả lớp đọc thầm , - Gv hướng dẫn hs cách làm . - 1 hs KG lên bảng giải . cả lớp làm vào VBT, gv giúp đỡ hs yếu - Cả lớp nhận xét, góp ý, gv chốt lời giải đúng Bài 5: (Dành cho HS K, G) - HS đọc đề bài và tự làm bài - Hs K,G nêu các bước giải : tìm số cà phê lấy ra lần sau ; Tìm số cà phê lấy ra cả hai lần ? Tìm số cà phê còn lại trong kho . - Gv nhận xét, chốt kq đúng . 3. Củng cố dặn dò : - Nhận xét chung tiết học - Dặn hs về nhà làm bài tập . thể dục di chuyển tung, bắt bóng, nhảy dây – trò chơi “ trao tín gậy” i. mục tiêu: - Thực hiện được động tác tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay. - Biết cách tung và bắt bóng theo nhóm 2 người, 3 người. - Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm chân trước, chân sau. - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. ii. địa điểm-phương tiện: - Sân tập vệ sinh an toàn sạch. - Dây nhảy 28 chiếc. Bóng số 4. iii. phương pháp tổ chức dạy học: 1. phần mở đầu - G/viên nhận lớp, h/sinh khởi động + Xoay các khớp. + Bài thể dục. - Cán sự điều hành h/sinh k/động. 2. Phần cơ bản * Ôn tung vả bắt bóng theo nhóm 2,3 người; nhảy dây kiểu chân trước chân sau. * Trò chơi: “Trao tín gậy”. - Mục đích: Rèn luyện khéo léo, nhanh nhẹn, phối hợp. + Cách chơi: Tập hợp HS thành 2-4 hàng dọc, mỗi hàng thi đấu từ 8-12 em. Mỗi đội chia làm 2 nhóm đứng ở hai bên vạch G/h, Em số 1 của mỗi đội cầm một tín gậy. Khi có lệnh chơi, em số 1 chạy nhanh từ vạch G/h 1 đến vạch G/h 2 và trao tín gậy cho em số 5 ở nhóm 2, em nhóm thực hiện như em số 1 và trao tín gậy cho em số 2. Trò chơi tiếp tục cho đến HS cuối cùng. Đội nào có HS cuối cùng về đích trước ít phạm quy là thắng cuộc. - G/v nêu tên động tác, lầm mẫu, tổ chức tập luyện. + Lần 1: Chia tổ tập luyện, cán sự điều hành. Gv quan sát giúp đỡ. + Thi nhảy dây. GV cùng HS nhận xét kết quả. - GV gọi 1 h/s nhắc lại cách chơi, GV tổ chức chơi. - (h/s K,G biết tham gia chơi tương đối chủ động, h/s TB,Y bước đầu biết tham gia chơi). 3. Phần kết thúc - H/sinh thả lỏng cùng g/v nhận xét bài học. - H/sinh thả lỏng cùng g/v nhận xét bài học. Địa lí dải đồng bằng duyên hải miền trung I-Mục tiêu: - Học xong bài này h/s có khả năng đọc tên và chỉ trên lược đồ, bản đồ các đồng bằng duyên hải MT Trình bày được đặc điểm củả các đồng bằng D HM T : Nhỏ, hẹp nối với nhau tạo thành dải ĐB , có nhiều cồn cát, đầm phá - Nêu được đặc điểm khí hậu của các ĐBDHMT II-Đồ dùng dạy học : - G/V: bản đồ VN, lược đồ ĐBDHMT III-Các hoạt động dạy – học : 1/ Bài cũ : 2/ Bài mới :giới thiệu bài *HĐ1: Các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển - Gv treo và giới thiệu lược đồ dải ĐBDHMT, hs qs và cho biết : Có bao nhiêu dải đồng bằng ở ĐBDHMT - Yc hs thảo luận theo cặp cho biết : ? Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này ? ? Nhận xét gì về tên gọi của các đồng bằng ? - Hs lần lượt trình bày kq, cả lớp nhận xét, gv kl ý đúng . KL: Các ĐBDHMT thường nhỏ hẹp, nằm sát biển, có nhiều cồn cát và đầm phá - 2 hs Y nhắc lại . *HĐ2: Bức tường cắt ngang dải ĐBDHMT - Yc hs qs trên bản đồ cho biết :dãy núi nào cắt ngang dải ĐBDHMT ?( ....dãy Bạch Mã, đèo Hải Vân ) KL: Dãy Bạch Mã và dèo Hải Vân là bức tường cắt ngang dải ĐBDHMT . *HĐ3: Khí hậu khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía Nam - Gv yc hs làm việc theo cặp đôi đọc sách và cho biết :Khí hậu phía Bắc và phía Nam ĐBDHMT khác nhau như thế nào ?(Phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh . nhiệt độ có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ, phía nam dãy Bạch Mã, không có mùa đông lạnh, chỉ có mùa mưa và mùa khô . nhiệt độ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm ? Với đặc điểm khí hậu này ĐBDHMT có thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuất không ?(hs K,G :...K. hậu đó gây nhiều khó khăn cho người dân sinh sống và trồng trọt , sản xuất ) KL: ĐBDH MT là vùng chịu nhiều bão lụt nhất của cả nước , chúng ta phải biết chia sể khó khăn với nhân dân ở vùng đó . - 2 hs TB,Y nhắc lại kl . 3 / Củng cố – dặn dò +Nhận xét chung tiết học, Dặn hs về nhà tìm hiểu trước bài :Người dân và HĐSX ở ĐBDHMT. Kĩ thuật lắpcái đu i. mụctiêu: - HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu. - Lắp được từngbộ phận và lắp ráp được cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn luyện tính cẩnthận, làm việc theo quy trình. ii. đồ đùng dạy học: Mẫu cái đu đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép môhình kĩ thuật. iii. các hoạt động dạy học: * Giới thiệu bài: ( Giới thiệu bài bằng lời) Hoạt động1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. GV cho HS quan sát cái đu đã lắp sẵn. GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của cái đu và đặt câu hỏi: + Cái đu có những bộ phận nào? GV nêu tác dụng của cái đu trong thực tế. Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật. GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết . GV cùng HS chọn các chi tiết theo SGK và để vào nắp hộp theo từng loại. Trong khi hướng dẫn, GV có thể gọi HS lên chọn một vài chi tiết để lắp cái đu. b) Lắp từng bộ phận. * Lắp giá đỡ đu ( H.2- SGK) - GV có thể đưa ra một số câu hỏi trong SGK: + Để lắp được giá đỡ đu cần phải có những chi tiết nào? + Khi lắp giá đỡ em cần chú ý điều gì? * Lắp ghế đu ( H.3- SGK) - Để lắp ghế đu cần chọn những chi tiết nào? Số lượng bao nhiêu? * Lắp trục đu vào ghế đu( H.4- SGK) - Cho HS quan sát hình 4( SGK), sau đó GV gọi một em lên lắp.GV nhận xét, uốn nắn bổ sung cho hoàn chỉnh. c) Lắp ráp cái đu. - GV tiến hành lắp ráp các bộ phận để hoàn thành cái đu như hình 1 (SGK) . d) Hướng dẫn HS tháo các chi tiết. - Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với khi lắp . - Tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp. Củng cố, dặn dò. - Dặn HS chuẩn bị tiết sau.

File đính kèm:

  • docTUAN 26 - LAN 2010.doc
Giáo án liên quan