Ôn tập bài hát
Cùng múa hát dưới trăng
Giới thiệu khuông nhạc và khoá son
I.Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
- Biết khuông nhạc, khóa Son và các nốt trên khuông.
II.Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ: đàn, thanh phách.
- Một vài động tác múa phụ hoạ cho bài hát.
III.Các hoạt động chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập bài hát
3.Bài mới :
3 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Âm nhạc 3 tiết 22 Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng - Giới thiệu khuông nhạc và khoá son, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 11 tháng 01 năm 2010
Âm nhạc 3 – Tuần 22
Ôn tập bài hát
Cùng múa hát dưới trăng
Giới thiệu khuông nhạc và khoá son
I.Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
- Biết khuông nhạc, khóa Son và các nốt trên khuông.
II.Chuẩn bị của GV:
- Nhạc cụ: đàn, thanh phách.
- Một vài động tác múa phụ hoạ cho bài hát.
III.Các hoạt động chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập bài hát
3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
ò Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cùng múa hát dưới trăng.
- Gv cho HS xem tranh ở Slides 2 và hỏi:
+ Em hãy cho biết hình ảnh này có trong bài hát nào mà em đã học ? Tên tác giả ?
GV mở Slides 3 cho HS nghe lại giai điệu bài hát.
GV mở Slides 4 và đánh đàn các nốt giọng Pha trưởng cho HS khởi động giọng theo âm “La”.
GV mở Slides 5 và đệm đàn cho HS nhóm 1 hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. GV kết hợp sửa cho HS những chỗ hát chưa đúng hướng dẫn các em phát âm rõ lời và biết lấy hơi đúng chỗ.
GV mở Slides 6 và đệm đàn cho HS nhóm 2 hát kết hợp gõ đệm theo phách.
GV mở Slides 7 và đệm đàn cho HS nhóm 3 hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
- GV mở Slides 8 cho HS hát kết hợp trò chơi vỗ tay theo nhịp.
+ GV gọi vài Hs lên thực hiện trước lớp – Nhận xét tuyên dương những hs làm tốt.
ò Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Gv mở tiếp Slides 9, cho các nhóm thảo luận sao đó mời đại diện nhóm lên biểu diễn. GV có thể hướng dẫn thêm.
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp (từng nhóm hoặc cá nhân).
- Cho HS nhận xét.
- GV nhận xét.
ò Hoạt động 3:Giới thiệu khuông nhạc và khoá Son.
+ Giới thiệu khuông nhạc:
- GV mở Slides 10 và cho HS trả lời câu hỏi, sau đó GV mở tiếp Slides 11 và giới thiệu khuông nhạc.
+ Giới thiệu về khoá Son .
- GV mở Slides 12 và cho HS trả lời câu hỏi trên màn hình và giới thiệu cho HS biết khoá Son.
- GV mở Slides 13 và giới thiệu vị trí của khóa Son trên khuông nhạc.
- GV mở Slides 14 và cho HS nêu vị trí các nốt trên khuông nhạc bàn tay, sau đó Gv giới thiệu vị trí các nốt trên khuông nhạc khóa Son.
- GV mở Slides 15 và cho hướng dẫn HS chơi trò chơi : “Đố em” .
- GV nhận xét , tuyên dương.
ò Củng cố – dặn dò:
- GV mở Slides 16 và cho HS chơi trò chơi “Chọn nhạc cụ biểu diễn”
+ Cách chơi: Hs sẽ tự chọn một nhạc cụ mà mình thích. Bên trong mỗi nhạc cụ đều có một nốt nhạc. Nếu HS trả lời đúng sẽ ở lại để biểu diễn lại bài hát “Cùng múa hát dưới trăng”. Nếu em nào nói sai thì không được biểu diễn.
- GV mở Slides 17 và nhận xét , khen ngợi .
- Nhắc HS về ôn bài hát đã học.
- GV mở Slides 19 để kết thúc tiết học.
- HS xem tranh và trả lời: Bài hát “Cùng múa hát dưới trăng”. – Tác giả Hoàng Lân.
-HS ngồi ngay ngắn, chú ý lắng nghe giai điệu.
- HS thực hiện.
+ Nhóm 1 hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, các nhóm còn lại kiểm tra và nhận xét.
+ Nhóm 2 hát và gõ đệm theo phách.
+ Nhóm 3 hát và gõ đệm theo tiết tấu.
- Hai em ngồi cùng bàn đối với mặt nhau: phách 1 vỗ tay mình, phách 2 và 3 vỗ vào tay bạn.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS thực hiện các động tác múa đơn giản theo hướng dẫn .
-HS lên biểu diễn trước lớp .
- HS nhận xét.
-HS lắng nghe
- HS trả câu hỏi ghi trên màn hình.
-HS ghi nhớ.
- HS trả lời câu hòi.
- HS quan sát lắng ghe.
- HS nêu.
-HS quan sát, lắng nghe và trả lời.
- HS lắng nghe và tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
File đính kèm:
- Lop 3_Tiet 22_Hoi giang.doc