I.MỤC TIÊU:
- Kể được tên một vài bài hát đã học ở lớp 1.
- Biết hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát.
- Biết khi chào cờ phải hát Quốc ca và đứng nghiêm trang
II.CHUẨN BỊ CỦA GV:
- Hát tốt các bài hát lớp 1.
- Nhạc cụ: Đàn phím điện tử , nhạc cụ gõ (Song loan, phách )
37 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án âm nhạc 2 Học kì I Trường tiểu học Chũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p Chiến sĩ tí hon.
- GV cho HS nghe giai điệu bài hát Chiến sĩ tí hon. Hỏi HS nhận biết tên bài hát, tác giả của bài hát.?
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ, phối hợp vận động phụ họa.
- GV nhận xét và sửa cho HS trong quá trình ôn hát, kết hợp kiểm tra đánh giá đối với những em thực hiện nốt nội dung ôn tập
* Hoạt động 2: Trò chơi ban nhạc tí hon
- Dựa trên bài hát Chiến sĩ tí hon nhưng thay lời ca từng câu bằng những âm thanh tượng trưng cho tiếng kèn (tò te...) , tiếng trống (Tùng tung...), tiếng đàn(Tình tính...).
- HS lên biểu diễn trước lớp.
4. Củng cố-Dặn dò:
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ bài hát 1 lần
- Nhận xét, khen ngợi những học sinh HĐ tốt trong giờ học, nhắc nhở những em chưa đạt cần cố gắng hơn trong tiết học sau. Dặn HS về nhà ôn bài hát đã học, gõ đệm đúng theo tiết tấu lời ca.
- HS nghe giai điệu bài hát.
- HS trả lời+ Bài hát Chiến sĩ tí hon.
+ Nhạc: Đinh Nhu
Lời mới: Vịêt Anh
- HS hát tập thể theo nhịp đàn
- HS luyện hát theo nhóm, tổ.
- HS hát kết hợp vỗ hoặc gõ đệm theo nhịp và tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ họa (đứng hát, dậm chân tại chỗ, đánh tay nhịp nhàng)
- Tập trình diễn trước lớp (tốp ca hoặc đơn ca)
HS lắng nghe ghi nhớ
- HS hát bài hát bằng âm tượng thanh theo hướng dẫn của GV
- Hát kết hợp với làm động tác giả như đang thổi kèn, đánh trống, đánh đàn...
HS biểu diễn trước lớp.
+ Theo nhóm.
- HS thực hiện
- HS nghe và ghi nhớ
Tuần:
15
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Ôn tập 3 bài hát
CHÚC MỪNG SINH NHẬT,
CỘC CÁCH TÙNG CHENG, CHIẾN SĨ TÍ HON
I. MỤC TIÊU:
Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca,
- Biết hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát và vận động phụ hoạ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV:
-Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,...).
- Đàn hát tốt 3 bài hát ôn tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
T/g
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
Tiến hành trong quá trình ôn các bài hát đã học.
3. Bài mới:
1. Ôn bài hát: Chúc mừng sinh nhật .
- GV đệm đàn cho HS nghe lại giai điệu bài hát, sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát? Nhạc của nước nào? Bái hát ở nhịp 24 hay nhịp 34 ?
- Hướng dẫn HS ôn hát lại bằng nhiều hình thức: Hát tập thể, dãy, nhóm, cá nhân (kết hợp kiểm tra đánh HS trong quá trình ôn hát). GV đệm đàn hoặc bắt nhịp cho HS.
- Hướng dẫn HS ôn hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm theo nhịp, theo phách.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV nhận xét.
2. Ôn tập bài hát Cộc cách tùng cheng.
- GV đố HS biết bài hát nào có tên của nhạc cụ gõ mà em đã học? Tác giả bài hát?
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát, lúc đầu GV đệm đàn hoặc mở máy cho HS hát theo. Sau đó cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Hướng dẫn HS Hát kết hợp với trò chơi nhạc cụ.
- Mời vài nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- GV nhận xét.
3. Ôn tập bái hát Chiến sĩ tí hon.
- GV bắt giọng cho HS hát ôn lại bài hát (GV đệm đàn)
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, đệm theo nhịp 2.
- Hướng dẫn cả lớp hát kết hợp vỗ hoặc gõ theo tiết tấu lời ca.
- Có thể chia lớp thành 2 nhóm để hát đối đáp từng câu ngắn xem dãy nào thuộc lời và giữ đúng nhịp.
4. Củng cố – Dặn dò
- Cho HS ôn hát lại một trong các bài hát đã học.
- Cuối cùng, GV nhận xét, khen ngợi cá nhân và các nhóm đã hoàn thành tốt nhắc nhở những em chưa thuộc lời hát và động tác minh hoạ cần tập trung và cố gắng ở tiết sau
- HS nghe và trả lời:
+ Bài hát Chúc mừng sinh nhật (Nhạc Anh + Bài hát viết theo nhịp 34
- HS hát theo hướng dẫn của GV:
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy, tổ.
+ Hát cá nhân.
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách (sử dụng các nhạc cụ gõ).
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ
- HS đoán tên bài hát: Cộc cách tùng cheng.- Tác giả: Phan Trần Bảng.
- HS ôn bài hát theo hướng dẫn.
- Chia nhóm, mỗi nhóm thể hiện một nhạc cụ.
- HS biểu diễn trước lớp.
- HS hát tập thể bài Chiến sĩ tí hon theo nhạc
- HS hát và gõ đệm theo phách, theo nhịp
- HS hát và vỗ, gõ theo tiết tấu lời ca (tập thể, từng nhóm).
- Chia 2 dãy thi hát đối đáp.
- HS ôn hát theo hướng dẫn của GV
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Tuần:
16
Ngày soạn:
Ngày giảng:
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC – NGHE NHẠC
I.MỤC TIÊU:
-Biết Môda là nhạc sĩ nổi tiếng thế giới người Áo.
-Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích một đoạn nhạc không lời.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV:
- Đọc diễn cảm câu chuyện Mô-da – thần đồng âm nhạc (SGV)- ảnh nhạc sĩ Mô-da, bản đồ thế giới
đoạn trích một bản nhạc không lời của Mô-da.
- Nghiên cứu kĩ nội dung trò chơi để hướng dẫn cho HS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
T/g
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS nhắc tên các bài hát đã được ôn, GV đệm đàn cho hs hát 3bai.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Kể chuyện Mô-da – thần đồng âm nhạc.
- GV đọc chậm và diễn cẩm câu chuyện Mô-da – thần đồng âm nhạc.
- Cho HS xem ảnh nhạc sĩ Mô-da, chỉ trên bản đồ thế giới vị trí nước áo cho HS biết.
-Nêu một vài câu hỏi để HS trả lời sau khi nghe câu chuyện:
+ Nhạc sĩ Mô-da là người nước nào?
+ Mô-da đã làm gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông? + Khi xảy ra câu chuyện trên Mô-da được mấy tuổi?
(Giải thích cho HS hiểu từ thần đồng: danh hiệu dành cho những người có những tài năng đặc biệt được bộc lộ.....)
- Đọc lại câu chuyện giúp HS ghi nhớ nhạc sĩ Mô-da một danh nhân âm nhạc thế giới
*Hoạt động 2: Nghe nhạc.
- Giới thiệu một ca khúc thiếu nhi (hoặc một đoạn trích nhạc không lời của nhạc sĩ Mô-da)
- GV đặt câu hỏi:
+ Bản nhạc vui tươi, sôi nổi hay nhẹ nhàng, êm dịu
- GV nhận xét ngắn gọn về ca khúc hoặc trích đoạn nhạc vừa cho HS nghe.
- Cho HS nghe lại một lần nữa để HS có thể cảm nhận giai điệu, tìm cảm của bản nhạc.
* Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “Nghe tiếng hát tìm đồ vật’’.
- GV cho HS đứng thành vòng tròn chung quanh lớp. Em sẽ đi tìm đồ vật ra ngoài lớp. GV đưa một vật nhỏ cho 1 em giữ kín. Cả lớp cùng hát một bài hát Em tìm đồ vật vào lớp và bắt đầu tìm bạn nào đang giữ đồ vật theo tiếng hát đã được quy định (tiếng hát nhỏ là đang ở xa đồ vật, tiếng hát to là bạn đang ở gần đồ vật).
4. Nhận xét – Dặn dò:
- Cuối tiết học, GV nhận xét, khen ngợi những HS hoạt động tốt trong giờ học, nhắc nhở những em chưa tham gia tích cực cần cố gắng hơn ở tiết sau. Dặn HS về ôn lại bài hát Chiến sĩ tí hon để chuẩn bị tiết sau tham gia.
- HS ngồi ngay ngắn và chú ý lắng nghe câu chuyện.
- HS xem ảnh nhạc sĩ Mô-da và quan sát vị trí nước áo
- HS nghe và trả lời các câu hỏi của GV
+ Người nước áo.
+ Mô-da đã viết lại bản nhạc khác.
+ Lúc đó, Mô-da mới được 6 tuổi
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS ngồi ngay ngắn lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS nghe lại một lần, nghĩ ra một vài động tác phù hợp với nhịp điệu của bản nhạc.
- HS nghe hướng dẫn để có thể tham gia trò chơi.
- Em tìm đồ vật phải lắng nghe tiếng hát to, nhỏ để định hướng cho đúng nơi giấu đồ vật. Các HS trong lớp phải thể hiện đúng âm thanh to, nhỏ khi bạn tìm đồ vật đến đến gần hát xa đồ giấu đồ vật.
- HS nghe và ghi nhớ.
Tuần:
17
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tập biểu diễn 3 bài hát:
CHÚC MỪNG SINH NHẬT,
CUỘC CÁCH TÙNG CHENG, CHIẾN SĨ TÍ HON
I. MUC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
-Biết hát kết hợp gừ đệm theo phách, theo nhịp bài hát.
II. CHUẨN BỊ:
- Tập bài hát lớp 2
- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,…).
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
T/g
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
Nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS nhắc tên các bài hát đã được học, GV đệm đàn hoặc mở băng cho HS hát lại tên các bài hát: Chúc mừng sinh nhật, Cộc cách tùng cheng, Chiến sĩ tí hon.
3. Bài mới
* Hoạt động : Tập biểu diễn 3 bài hát.
- Cho HS nêu tên ba bài hát cần ôn tập
- HS lần lượt hát ôn lại 3 bài hát 1-2 lần kết hợp với gõ đệm theo các kiểu.
- GV chỉ định 3-5 em HS làm ban giám khảo.
- Tổ chức lớp thành từng nhóm (mỗi nhóm từ 5 –7 HS) lên biểu diễn trước lớp lần lượt 3 bài hát.
- GV động viên các nhóm hát đúng, đều giọng, biểu diễn đẹp đề nghị BGK cộng thêm điểm.
- GV đề nghị BGK công bố điểm các nhóm.
4. Củng cố – Dặn dò
- GV nhận xét, dặn dò (thực hiện như các tiết trước).
- Dặn HS về nhà ôn lại bài hát vừa học
- HS nêu 3 bài hát cần ôn
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện
- Các nhóm lần lượt lên biểu diễn, các nhóm còn lại ngồi xem bạn biểu diễn, vỗ tay động viên.
- Nhóm HS làm BGK công bố điểm cả lớp vỗ tay.
- HS theo dõi lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS ghi nhớ.
Tuần:
18
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC.
I. MUC TIÊU:
- HS biết biểu diễn các bài hát đã được học trong học kỳ I.
- Hát đều giọng, đúng nhịp.
- Thái độ tích cực trong các tiết học.
II. CHUẨN BỊ:
- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,…).
III. Tiến trình kiểm tra.
1. Ổn định tổ chức
- nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra.
Hoạt động của GV
T/g
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức
- nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra.
Ôn tập 6 bài hát đã học:
- HS có thể dùng tranh ảnh minh hoạ, băng nhạc không lời 6 bài hát của học kỳ I cho HS xem, nghe. Yêu cầu Hs lần lượt nhớ tên các bài hát đã được học?
- Mời từng nhóm lên hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm và vận động phụ hoạ hoặc các trò chơi theo từng bài hát. GV có thể mở băng nhạc hoặc đệm đàn cho HS trong quá trình các em biểu diễn.
- Động viên HS mạnh dạn, tự tin khi lên biểu diễn.
4. Cñng cè – dÆn dß:
Nhận xét:
- Cuối tiết học, GV biểu dương, khen ngợi những em tích cực trong giờ học, nhắc nhở những em chưa tích cực cần cố gắng hơn.
- Trả lời đúng tên các bài hát khi xem tranh hoặc nghe giai điệu các bài hát đã học:
+ Thật là hay (Hoàng Lân)
+ Xèo hoa (Dân ca Thái)
+ Múa vui (Lưu Hữu Phước)
+ Chúc mừng sinh nhật (Nhạc Anh)
+ Cộc cách tùng cheng
(Phan Trần Bảng)
+ Chiến sĩ tí hon (Nhạc: Đinh Nhu
- Lời: Việt Anh)
(Nêu được tên tác giả càng tốt)
- Từng nhóm lên biểu diễn theo yêu cầu của GV
- Chú ý lắng nghe GV nhận xét, dặn dò.
File đính kèm:
- Giao an am nhac 2 KI.doc