Bài 1: HS đọc yêu cầu BT
-6 Học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở, nhận xét
- GV nhận xét bổ sung – tuyên dương
Bài 2 : HS đọc yêu cầu BT
-3 HS lên bảng làm , Cả lớp làm vào vở Một vài HS nêu cách so sánh đơn vị đo diện tích. HS nhận xét bài làm của bạn
GV nhận xét – tuyên dương
7 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1984 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án 4 Tuần 34 Trường TH Đôn Xuân A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
....dm2. Số thích hợp để điền vào chỗ dấu chấm là:
A. 48 B. 408 C. 4008 D. 40008
5. Trên bản đồ có tỉ lệ 1:1000 000, vị trí hai điểm A và B cách nhau 5mm thì khoảng cách thật giữa A và B là:
A. 1000 000mm B. 1000 000m
C. 5000 000mm D. 50km
6. Trong các số: 306 ; 810 ; 7259 ; 425 số chia hết cho cả 5 và 9 là:
A. 306 B. 810 C. 7259 D. 425
Bài 2. Tính
a) = b) = c)
Bài 3. Tìm y:
a) b)
Bài 4.
a) Một hình bình hành có chiều cao kém độ dài cạnh đáy 21cm. Chiều cao bằng độ dài đáy. Tính diện tích hình bình hành đó.
b) Hình chữ nhật và hình bình hành cùng có những đặc điểm gì?
Bài 5. Tính:
3. HS làm bài
GV chấm, chữa bài
4. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
Luyện đọc
I. MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, phát âm đúng dễ đọc sai, đọc thuộc lòng ba khổ thơ bài : Con chim chiền chiện
- Biết ngắt nghỉ,nhấn giọng ở một số từ, HS biết đọc diễn cảm bài : Tiếng cười là liều thuốc bổ
- HS Biết khoanh tròn vào câu trả lời đúng .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Sách củng cố buổi chiều
Phiếu bài tập (nếu không có sách)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định :
2. Luyện đọc:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Luyện đọc thuộc ba khổ thơ bài
Yêu cầu HS đọc bài HS luyện đọc theo nhóm 2
Hs đọc bài trước lớp
GV nhận xét giọng đọc - tuyên dương
Yêu cầu HS đọc bài tập 2
Tổ chức HS làm việc cá nhân vào sách
GV kiểm tra bài một số bạn
HS trả lời , nhận xét
GV nhận xét – tuyên dương
Luyện đọc bài
HS luyện đọc theo nhóm 2
Hs đọc bài trước lớp
GV nhận xét giọng đọc – tuyên dương
Yêu cầu HS đọc bài tập 2
Tổ chức HS làm việc cá nhân
GV kiểm tra bài một số bạn,
Nhận xét – tuyên dương
3. Củng cố - Dặn dò :
- Nhắc nhở HS về nhà luyện đọc những bài tập đọc đã học, học thuộc các bài thơ.
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
Con chim chiền chiện
1. Luyện đọc thuộc và diễn cảm 3 khổ thơ sau với giọng hồn nhiên, vui tươi, tràn đầy sức sống (chú ý ngắt nhịp đúng và nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, VD : Tiếng ngọc trong veo / Chim gieo từng chuỗi /...).
Tiếng ngọc trong veo
Chim gieo từng chuỗi
Lòng chim vui nhiều
Hút không biết mỏi.
Chim bay, chim sà
Lúa tròn bụng sữa
Đồng quê chan chứa
Những lời chim ca.
Bay cao, cao vút
Chim biến mất rồi
Chỉ còn tiếng hút
Làm xanh da trời...
2. Tiếng hót của chiền chiện gợi ra những điều gì ? Khoanh tròn chữ cái trước dòng nêu ý đúng :
a – Gợi ra hình ảnh bầu trời trong xanh gần gũi với cuộc sống con người.
b – Gợi ra hình ảnh cảnh đồng lúa vàng trĩu hạt sắp đến mùa thu hoạch.
c – Gợi ra cuộc sống ấm no, hạnh phúc và khơi dậy tình yêu cuộc sống.
Tiếng cười là liều thuốc bổ
1. Luyện đọc đoạn văn với giọng rừ ràng, rành mạch, phù hợp nội dung văn bản phổ biến khoa học (chú ý ngắt nghỉ hơi hợp lí, nhấn giọng ở một số từ ngữ nói về tác dụng của tiếng cười, VD : liều thuốc bổ, thư giãn thoải mái, sảng khoái, thoả mãn,...) :
Tiếng cười là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cười, tốc độ thở của con người lên đến 100 ki-lô -mét một giờ, các cơ mặt được thư giãn thoải mái và não thì tiết ra một chất làm người ta có cảm giác sảng khoái, thoả mãn. Ngược lại, khi người ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một chất làm hẹp mạch máu.
2. Chép lại các câu dưới đây sau khi hoàn thiện trạng ngữ chỉ nguyên nhân (hoặc trạng ngữ chỉ mục đích) cho câu :
a) Nhờ ... , bạn Hoà luôn có cảm giác sảng khoái, thoả mãn.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b) Để ... , chúng em tích cực tập thể dục hằng ngày.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------&------------------
Luyện viết
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố đọc đoạn văn và gạch dưới những từ miêu tả hoạt động của con vật
- cách viết đoạn văn miêu tả hoạt động của con vật quan sát được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Sách củng cố buổi chiều
Phiếu bài tập (nếu không có sách)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.Ổn định :
2. Luyện viết :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài tập 1
HS đọc yêu cầu bài tập
HS nhóm đôi
Dựa vào đó yêu cầu HS làm BT vào vở.
HS đọc bài làm của mình
Bài tập 2
HS đọc yêu cầu
Tổ chức HS làm vào vở
Một vài HS làm xong sớm đọc bài làm của mình cho cả lớp nhận xét,học hỏi.
3. Củng cố - Dặn dò :
- Nhắc nhở về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới :
Ngồi thu mình ở góc bếp, cổ mèo rụt lại, cằm ghếch lên hai chân trước, hai tai dựng đứng, bộ ria hơi động đậy. Chú chuột nhắt tinh ranh thập thò ở gầm chạn rồi mon men đến chân chạn để leo lên. Mèo cứ ung dung ngồi yên theo dõi. Bỗng, bằng động tác lao mình điệu nghệ, chỉ trong tích tắc, mèo đã tóm gọn chú chuột trong đôi chân đầy vuốt sắc. Chuột nhắt chỉ kịp kêu lên mấy tiếng "chít... chít,..." rồi lịm hẳn.
a) Gạch dưới từ ngữ tả hoạt động, trạng thái của mèo khi rình bắt chuột.
b) Chép lại câu văn cú trạng ngữ chỉ phương tiện trong đoạn văn trên và gạch dưới trạng ngữ đó.
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Viết đoạn văn (khoảng 6 câu) tả hoạt động của con vật mà em quan sát được (VD : ngựa đang ăn cỏ hoặc phi nhanh ; đôi trâu/gà/dế đang chọi nhau ; trâu/bò đang cày ruộng ; mèo đang leo cây hoặc đùa nghịch, săn bắt chuột ; lợn đang ăn cám,...) trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ đã học (nhớ gạch dưới trạng ngữ đã dùng).
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------&------------------
ÔN TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về các dạng bài đã học để chuẩn bị thi cuối học kì II
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Đề bài
B. Đọc hiểu: Em hãy đọc thầm đoạn văn sau:
Một ngày ở Đê Ba
Sáng sớm, sương phủ dày như nước biển. Đỉnh Đê Ba nổi lên như một hòn đảo. Sương tan dần. Các chóp núi lần lượt hiện lên. Sương lượn lờ dưới các chận núi như dải lụa. Cả thung lũng như một bức tranh thuỷ mạc. Làng mới định cư bừng lên trong nắng sớm. Những sinh hoạt đầu tiên của một ngày bắt đầu. Thanh niên ra rừng gỡ bẫy gà, bẫy chim. Phụ nư quây quần giặt giũ bên giếng nước mới đào. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già trong làng chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi dệt vải.
Đình Trung
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và viết tiếp vào chỗ chấm:
1. Đoạn văn trên tả cảnh ở đâu?
a. Ở một hòn đảo b. Ở đồng bằng c. Ở miền núi
2. Tác giả thấy các chóp núi lần lượt hiện lên nhờ: ..................................................................................................................................
3. Ghi tiếp các từ chỉ hoạt động sinh hoạt đầu tiên của người dân khi một ngày bắt đầu: gỡ bẫy,
............................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2: Tìm các trạng ngữ thích hợp để điền vào chỗ chấm:
Trạng ngữ chỉ nơi chốn:
............................................................................................................, phong cảnh rất đẹp.
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:
..............................................................................................................................., bạn Nam đã học giỏi.
Trạng ngữ chỉ mục đích:
............................................................................................................................, chúng em phải tích cực dọn vệ sinh.
Câu 3: Tập làm văn:
Ở gia đình em (hoặc gia đình hàng xóm)có một đàn gà mới nở rất đẹp. Em viết một đoạn văn tả một con gà con mà em yêu thích.
3. HS làm bài
GV chấm, chữa bài
4. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
ÔN TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về các dạng bài đã học để chuẩn bị thi học kì II
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Đề bài
2. Trả lời câu hỏi Ghi lại câu trả lời đúng vào giấy kiểm tra
a) Đoạn văn Bài “Đàn ngan mới nở” trên miêu tả về:
A. Cái đầu, cái bụng, cặp mỏ
B. Đôi mắt, cái mỏ, cái đầu, đôi chân của những chú ngan mới nở
C. Cái bụng, bộ lông, cái đầu D. Bộ lông, cặp mỏ, đôi cánh
b) Trong câu “Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ”
Chủ ngữ là:
A. Hai con ngươi B. Đôi mắt
C. Hột cườm D. Nước
III. Tập làm văn
Gia đình em có rất nhiều con vật nuôi. Em hãy tả lại một con vật nuôi mà em yêu thích nhất.
3. HS làm bài
GV chấm, chữa bài
4. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
File đính kèm:
- giao an seqap lop 4 tuan 34.doc