1/ Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: nhanh nhẹn, thản nhiên,lững thững, thong manh, .
- Ngắt, nghỉ hơi đúng các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, thể hiện phù hợp với diễn biến của truyện.
2.Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ phần chú giải,
- Nội dung: Truyện kể về anh Kim Đồng, một liên lạc viên rất thông minh, nhanh nhẹn là gương yêu nước tiêu biểu của thiếu niên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
3. Kể chuyện: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được nội dung câu chuyện.
31 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án 3 tuần 14 Trường Tiểu Học Lộc An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïc hành kể chuyện theo cặp.
-Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp.
-Nhận xét và cho điểm HS.
Kể về hoạt động của tổ em
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2.
-Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì?
-Em giới thiệu những điều này với ai?
-GV hướng dẫn cách giới thiệu
-Gọi 1 HS khá nói tiếp các nội dung còn lại theo gợi ý của bài.
-Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 – 6 HS và yêu cầu HS tập giới thiệu trong nhóm. Khi giới thiệu có thể kèm theo cử chỉ điệu bộ (VD: Giới thiệu đến bạn nào trong tổ thì chỉ vào bạn đó, giới thiệu về các hoạt động trong tổ, nếu là hoạt động có sản phẩm thì mang sản phẩm ra trình bày trước lớp...)
-Nhận xét và cho điểm HS.
Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và hoàn thành bài giới thiệu về tổ mình.
-Nghe GV nhận xét bài.
-Nghe GV kể chuyện.
-Vì nhà văn quên không mang kính.
-Ông nói: “Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với”.
-Người đó trả lời: “Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ”.
-Câu trả lời đáng buồn cười là người đó thấy nhà văn không đọc được bản thông báo như mình thì nghĩ ngay rằng nhà văn cũng mù chữ.
-1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn.
-2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe.
-3 đến 5 HS thực hành kể trước lớp.
-1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc nội dung gợi ý, cả lớp đọc thầm đề bài.
-Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua.
-Em giới thiệu với 1 đoàn khách đến thăm lớp.
-2 đến 3 HS nói lời chào mở đầu.
-1 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung, nếu cần.
-Hoạt động theo nhóm nhỏ, sau đó một số HS trình bày trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn bạn kể đúng, kể tự nhiên và hay nhất về tổ của mình.
-Lắng nghe về nhà thực hiện theo YC của GV.
TOÁN
Tiết: 70: CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (Có dư ở các lượt chia).
Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính chia.
Vẽ hình tứ giác có 2 góc vuông.
Củng cố biểu tượng về hình tam giác, hình vuông, xếp hình theo mẫu.
II/ Đồ dùng:
8 miếng bìa bằng nhau hình tam giác vuông như BT4.
III/ Lên lớp:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1/ Ổn định:
2/ KTBC:
KT các BT của tiết 69.
Nhận xét – ghi điểm.
3/ Bài mới:
a/ GTB: Ghi tựa.
b/ HD thực hiện phép chia: 78 : 4
-Viết lên bảng phép tính 78 : 4 = ? và YC HS đặt tính theo cột dọc.
-YCHS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS thực hiện không được GV HD lại từng bước như các phép tính của tiết 69. (Lưu ý đặt câu hỏi ở từng bước chia).
c/ Thực hành:
Bài 1:
-Xác định YC của bài của bài, sau đó cho HS tự làm bài.
-Chữa bài YC HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
-YC 4 HS vừa lên bảng nêu rõ từng bước thực hiện.
-YC HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở KT.
Bài 2:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-Lớp có bao nhiêu HS?
-Loại bàn trong lớp là loại bàn ntn?
-YC HS tìm số bàn có 2 HS ngồi.
-Vậy sau khi kê 16 bàn thì còn mấy bạn chưa có chỗ ngồi?
-Vậy chúng ta phải kê thêm ít nhất là 1 bàn nữa để bạn HS này có chỗ ngồi. Lúc này trong lớp có tất cả bao nhiêu cái bàn?
-HD HS giải bài toán.
Bài 3:
-Giúp HS xác định YC của bài, sau đó cho các em tự làm bài.
-Chữa bài và giới thiệu 2 cách vẽ :
+Vẽ hai góc vuông có chung một cạnh của tứ giác.
+Vẽ hai góc vuông không chung cạnh.
Bài 4:
-Tổ chức cho HS thi ghép hình nhanh giữa các tổ. Sau 2 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhất là tổ thắng cuộc .
Tuyên dương tổ thắng cuộc.
4/ Củng cố – dặn dò:
- YC HS về nhà luyện tập thêm về các phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số.
-Nhận xét tiết học.
-4 HS lên bảng thực hiện 4 phép tính do GV nêu.
-1 HS lên bảng đặt tính, lớp thực hiện vào b/con.
78 4 * 7 chia 4 được 1, viết 1, 1 nhân 4
4 19 bằng 4; 7 trừ 4 bằng 3.
38 *Hạ 8, được 38; 38 chia 4 bằng 9,
36 viết 9, 4 nhân 9 bằng 36; 38 trừ
2 36 bằng 2.
-4 HS lên bảng thực hiện các phép tính
77 : 2; 86 : 6; 69 : 3; 78 : 6;
HS cả lớp làm bài vào VBT.
- 1 HS đọc đề bài SGK.
-Lớp học có 33 HS.
-……là loại bàn 2 chỗ ngồi.
-Số bàn 2 HS ngồi là 33 : 2 = 16 bàn (dư 1 bạn HS).
-Còn 1 bạn chưa có chỗ ngồi.
-Trong lớp có 16 + 1 = 17 (chiếc bàn)
Bài giải:
Ta có 33 : 2 = 16 (dư 1)
Số bàn có 2 HS ngồi là 16 bàn, còn 1 HS nữa nên cần kê thêm ít nhất là một bàn nữa .
Vậy số bàn cần có ít nhất là:
16 + 1 = 17 (cái bàn)
Đáp số : 17 cái bà
-1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.
-Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
ĐẠO ĐỨC
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIÊNG
(Tiết 2).
I.Mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức, thái độ cho HS về tình làng nghĩa xóm.
- HS biết đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.
- HS có kĩ năng ra quyết định và ứng xử đúng đối hàng xóm láng giềng trong một số tình huống phổ biến.
II. Chuẩn bị:
-Vở BT đạo đức 3.
-Phiếu giao việc cho HĐ 3.
-Đồ dùng để đóng vai.
III. Lên lớp:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định:
2. KTBC: HS đọc lại câu ghi nhớ của tiết trước.
-Nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới:
a. GTB: Ghi tựa.
b. Giảng bài:
Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học.
*Mục tiêu: - Nâng cao nhận thức, thái độ cho HS về tình làng nghĩa xóm.
*Cách tiến hành:
-HS trưng bày các tranh vẽ, các bài thơ, ca dao, tục ngữ mà các em đã sưu tầm được.
-Sau mỗi phần trình bày GV dành thời gian để HS cả lớp chất vấn hoặc bổ sung.
-GV tổng kết khen các cá nhân và nhóm HS đã sưu tầm được nhiều tư liệu và trình bày tốt.
Hoạt động 2: Đánh giá hành vi:
*Mục tiêu: - HS biết đánh giá những hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng.
*Cách tiến hành:
-GV nêu YC: Em hãy nhận xét những hành vi, việc làm sau đây:
a. Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm.
b. Đánh nhau với trẻ con hàng xóm.
c. Ném gà của nhà hàng xóm.
d. Hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn.
đ. Hái trộm quả trong vườn nhà hàng xóm.
e. không làm ồn trong giờ nghỉ trưa.
g. Không vứt rác sang nhà hàng xóm.
*GV kết luận: Các việc a, d, e, g là những việc làm tốt thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ hàng xóm; các việc b, c, đ là những việc không nên làm.
-GV nhận xét và khen các em đã biết cư xử đúng đối với hàng xóm láng giềng.
Hoạt động 3: Xử lý tình huống và đóng vai:
*Mục tiêu: - HS có kĩ năng ra quyết định và ứng xử đúng đối hàng xóm láng giềng trong một số tình huống phổ biến.
*Cách tiến hành:
-GV chia HS theo nhóm, phát phiếu giao việc cho các nhóm và YC mỗi nhóm thảo luận, xử lí một tình huống rồi đóng vai.
*Tình huống 1: Bác Hải ỡ cạnh nhà em bị cảm. Bác nhờ em đi gọi hộ con gái bác đang làm ngoài đồng.
*Tình huống 2: Bác Nam có việc vội đi đâu đó từ sớm, bác nhờ em trông nhà giúp.
*Tình huống 3: Các bạn đến chơi nhà em và cười đùa ầm ĩ trong khi bà cụ hàng xóm đang ốm.
*Tình huống 4: Khách của gia đình bác Hải đến chơi mà cả nhà đi vắng hết. Người khách nhờ em chuyển giúp cho bác Hải lá thư .
*GV kết luận:
-TH 1:Em nên đi gọi người nhà giúp bác Hải.
-TH 2: Em nên trông hộ nhà bác Nam.
-TH 3: Em nên nhắc các bạn giữ yên lặng để khỏi ảnh hưởng đến người ốm.
-TH 4: Em nên cầm giúp thư, khi bác Hải về sẽ đưa lại.
Kết luận chung:
Người xưa đã nói chớ quên,
Láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau.
Giữ gìn tình nghĩa tương giao,
Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân.
4. Củng cố – dặn dò:
Hỏi lại kiến thức bài học.
Nhận xét tiết học .
Nhắc HS chuẩn bị tiết sau.
-Hát
-3 HS đọc trước lớp.
-HS lăng nghe và nhắc lại.
-Từng cá nhân hoặc nhóm HS lên trưng bày trước lớp.
-HS cả lớp chất vấn các bạn trưng bày sản phẩm.
* HS thảo luận nhóm.
*Đại diện các nhóm trình bày. HS cả lớp trao đổi, nhận xét.
*HS tự liên hệ theo các việc làm trên.
-HS lắng nghe rút kinh nghiệm.
-Lớp chia thành 4 nhóm mỗi nhóm 1 tình huống cùng thảo luận, sau đó sắm vai biểu diễn trước lớp.
- Các nhóm thảo luận, xử lí tình huống và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận cả lớp về cách ứng xử trong từng tình huống.
-Lắng nghe về nhà thực hiện.
SINH HOẠT LỚP
Giáo viên nêu yêu cầu tiết sinh hoạt cuối tuần .
Các tổ trưởng nhận xét chung về tình hình thực hiện trong tuần qua .
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
GV nhận xét chung lớp .
Về nề nếp tương đối tốt , nhưng vẫn còn đi trễ , hay nói chuyên riêng như : ………
Về học tập : Một số bạn có tiến bộ : …………
Về vệ sinh : Đảm bảo sạch , còn rác thỉnh thoảng ngoài hành lang.
Chưa thuộc bảng cửu chương:………
Biện pháp khắc phục:
Nhắc nhở thường xuyên về việc học tập cũng như nề nếp.
Chuẩn bị ôn tập thi học kì I.
Ý kiến nhận xét của giáo viên :
Tuyên dương:
Khiển trách:
Nhận xét chung giờ sinh hoạt
File đính kèm:
- giao an lop 3.doc