Buổi sáng
TẬP ĐỌC
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ
I. Yêu cầu:
- Đọc đúng các từ: Ê-đê, luật tục, tang chứng, nhân chứng.
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu nội dung của bài: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên.
III. Hoạt động dạy, học:
39 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án 2 buổi Lớp 5 - Tuần 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu bài .
- Cả lớp làm vào vở.
Giải
a) Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
1,5 × 1,5 × 4 = 9 (m2)
b) Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
1,5 × 1,5 × 6 = 13,5 (m2)
c) Thể tích của hình LP là:
1,5 × 1,5 × 1,5 = 3,375(m3)
Đáp số: a) 9m2 ;
b) 13,5m2;
c) 3,375m3
_____________________________
KĨ THUẬT
LẮP XE BEN ( tiết1)
I. Yêu cầu:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. Chuẩn bị:
- GV: Mẫu xe ben đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
- HS: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Hoạt động dạy, học:
TGP
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5
10
15
3
1. Bài cũ:
- Nêu quy trình thực hiện lắp xe cần cẩu (3 HS)
2. Bài mới:
* GV giới thiệu bài: nêu mục tiêu bài học và ghi đề bài.
HĐ1: Quan sát và nhận xét:
- Cho HS q/ sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- Y/c quan sát từng bộ phận và trả lời:
+ Để lắp xe được xe ben, theo em cần mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó.
- GV nhận xét và tóm tắt.
HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
a.Hướng dẫn chọn các chi tiết:
- GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK→ Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
b. Lắp từng bộ phận:
*Lắpkhung sàn xe và các giá đỡ
- Hỏi: Để lắp được bộ phận này, ta cần lắp mấy phần? Đó là những phần nào?
- GV lắp từng phần, sau đó nối 2 phần lại.
- GV nhận xét,uốn nắn hoàn chỉnh bước lắp.
+ Tương tự cho HS lắp tiếp các bộ phận sau:
*Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ.
*Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau.
*Lắp trục bánh xe trước.
*Lắp ca bin
c) Lắp ráp xe ben.
d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3. Củng cố, dặn dò:
Gọi HS đọc nội dung phần Ghi nhớ tr. 83 SGK.
- GV nhận xét tiết học
- HS quan sát.
- Nối tiếp nhau phát biểu.
- Cần 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ , sàn ca bin và các thanh đỡ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau; trục bánh xe trước; ca bin.
- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết và xếp các chi tiết vào nắp hộp theo từng loại.
- Cần lắp 2 phần: lắp khung sàn xe ,lắp các giá đỡ .
- 1HS lên bảng lắp, cả lớp nhận xét.
- Tương tự HS quan sát, theo dõi GV lắp từng bộ phận, sau mỗi bộ phận, đại diện HS lên lắp → cả lớp quan sát, nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh xe ben .
- Tháo rời xe ben xếp gọn vào hộp.
______________________________________
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I. Yêu cầu:
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
II. Chuẩn bị:
- Ảnh chụp một số vật dụng.
- 3 bảng phụ cho 3 học sinh lập dàn ý.
III. Hoạt động dạy, học:
TGP
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5
10
15
3
1. Bài cũ:
- Mời HS đọc đoạn văn tả hình dáng, công dụng của một đồ vật gần gũi.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
- Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1:
a) Chọn đề bài:
- Mời 1 học sinh đọc 5 đề bài trong SGK.
- GV gợi ý: Các em cần chọn trong 5 đề văn đã cho 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách Tiếng Việt lớp 5, tập 2 (hoặc chiếc đồng hồ báo thức); có thể chọn tả đồ vật trong nhà em yêu thích (cái ti vi, bếp ga, giá sách, lọ hoa, bàn học) ; một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em,
b) Lập dàn ý:
- Mời 1 HS đọc gợi ý 1 trong SGK.
- Mời học sinh nói đề bài mình chọn.
- YC học sinh dựa vào gợi ý 1 viết dàn ý ra giấy nháp. GV phát bảng phụ cho 3 học sinh làm.
- YC học sinh làm bảng phụ dán lên bảng lớp. GV cùng học sinh nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý.
- YC học sinh tự sửa bài, giáo viên nhắc : 3 dàn ý trên là của 3 bạn, các em cần sửa theo ý của riêng mình, không bắt chước.
- Mời vài học sinh đọc dàn ý của mình.
Bài tập 2: Mời học sinh đọc yêu cầu bài và gợi ý 2.
- YC học sinh dựa vào dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình.
- GV nhận xét về cách chọn đồ vật để tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày.
- YC cả lớp chọn người trình bày hay nhất. Vd có cách trình bày thành câu hoàn chỉnh.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS có dàn ý hay đọc cho cả lớp nghe.
- Dặn học sinh hoàn chỉnh dàn ý để giờ sau kiểm tra.
- HS đọc.
- Lập dàn ý miêu tả một trong các đồ vật sau đây:
a. Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai.
b. Cái đồng hồ báo thức.
c. Một đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
d. Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
e. Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
- HS đọc gợi ý 1 trong SGK.
- Học sinh nói đề bài mình chọn.
- Cả lớp làm bài
- 3 HS làm vào bảng phụ
- Trình bày bài
- Vài học sinh đọc.
- Tập nói trong nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập:
- HS tập nói trong nhóm.
- Đại diện nhóm nói trước lớp theo dàn ý đã lập:
- Cả lớp cùng GV nhận xét, chọn người trình bày hay nhất.
Ví dụ:
a. Mở bài:
- Em tả cái đồng hồ báo thức ba tặng em nhân ngày sinh nhật.
b.Thân bài:
- Chiếc đồng hồ rất xinh. Vỏ nhựa màu đỏ tươi, chiếc vòng nhỏ để cầm nhỏ màu vàng.
- Đồng hồ có 3 kim, kim giờ to màu đỏ, kim phút gầy màu xanh, kim giây mảnh, dài màu tím.
- Một góc nhỏ trong mặt đồng hồ gắn hình một chú gấu bé xíu, rất ngộ.
- Đồng hồ chạy bằng pin, các nút điều chỉnh phía sau rất dễ sử dụng.
- Tiếng chạy của đồng hồ rất êm, khi báo thức thì giòn giã, vui tai. Đồng hồ giúp em không bao giờ đi học muộn.
c.Kết bài:
- Em rất thích chiếc đồng hồ này và cảm thấy không thể thiếu người bạn luôn nhắc nhở em không bỏ phí thời gian
_____________________________
KHOA HỌC
AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. Yêu cầu:
- Nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật; tránh gây hỏng đồ điện; đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy đường dây, cháy nhà.
- Giải thích được tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện và trình bày các biện pháp cúng như ý thức về việc tiết kiệm điện.
* GD KNS:
- Kĩ năng ứng phó, xử lí tình huống đạt ra (khi có người bị điện giật/ khi dây điện đứt/ ...)
- Kĩ năng bình luận, đánh giá về việc SD điện (tiết kiệm, tránh lãng phí)
- Kĩ năng ra quyết định và đảm nhận tr/nhiệm về việc SD điện tiết kiệm.
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị theo nhóm: Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin: đèn pin, đồng hồ, đồ chơi pin.
- Hình và thông tin trong SGK trang 98, 99.
III. Hoạt động dạy, học:
TGP
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5
10
7
10
3
1. Bài cũ:
- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
HS1: + Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì? Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua.
HS2: + Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì? Kể tên một sốvật liệu không cho dòng điện chạy qua.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
Hoạt động1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật .
- Cho HS làm việc theo nhóm : Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp để phòng điện giật.
- Liên hệ thực tế : Khi ở nhà và ở trường, bạn cần phải làm gì để tránh nguy hiểm do điện cho bản thân và cho những người khác?
- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại:
- Kĩ năng ứng phó, xử lí tình huống đạt ra (khi có người bị điện giật/ khi dây điện đứt/ ...)
Hoạt động 2: Thực hành
- Cho HS thực hành theo nhóm : Đọc thông tin trong SGK trang 99 và trả lời câu hỏi:
- Điều gì có thể xảy ra nếu nếu sử dụng nguồn điện 12V cho dụng cụ điện có số vôn qui định là 6V?
-Nêu vai trò của cầu chì, của công tơ điện?
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV cho HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện có ghi số vôn.
- GV cho HS quan sát cầu chì và giới thiệu thêm: Khi dây chì bị chảy, phải mở cầu giao điện, tìm xem có chỗ nào bị chập, sửa chỗ chập rồi thay cầu giao khác. Tuyệt đối không được thay dây chì bằng dây sắt hay dây đồng.
Hoạt động 3: Thảo luận về việc tiết kiệm điện :
- ChoHS thảo luận theo cặp các câu hỏi:
+ Tại sao ta phải sử dụng tiết kiệm điện?
+ Nêu các biện pháp để tánh lãng phí năng lượng điện?
- Gọi HS nối tiếp nhau trình bày kết quả thảo luận. Gọi các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS trả lời :
+ Bạn có thể làm gì để tránh lãng phí điện?
- Kĩ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng điện (tiết kiệm, tránh lãng phí)
3. Củng cố, dặn dò:
- 2HS đọc lại mục Bạn cần biết.
- GV nêu câu hỏi :
+ Bạn cần làm gì và không được làm gì để tránh bị điện giật?
+ Bạn cần làm gì để tránh lãng phí điện ?
- Giáo dục HS luôn có ý thức tiết kiệm điện, nước.
- 2HS trả lời
- Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật .
- Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp để phòng điện giật.
- Đại diện nhóm trả lời:
+ Cầm phích cắm điện bị ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị điện giật .
+ Nghịch ổ lấy điện hoặc dây điện , như cắm các vật vào ổ điện cũng có thể bị điện giật .
- Các biện pháp để phòng điện giật:
+ Tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoặc các bộ phận kim loại nghi là có điện. không cầm các vật bằng kim loại cắm vào ổ lấy điện.
- Khi phát hiện thấy dây điện bị đứt hoặc bị hở, cần tránh xa và báo cho người lớn biết.
- Khi nhìn thấy người bị điện giật phải lập tức cắt nguồn điện bằng mọi cách như cắt cầu giao, cầu chì hoặc dùng vật khô không dẫn điện như gậy gỗ, gậy tre, que nhựa, gạt dây điện ra khỏi người bị nạn.
- HS thực hành theo nhóm : Đọc thông tin trong SGK trang 99 và trả lời câu hỏi:
- Nếu sử dụng nguồn điện 12Vcho dụng cụ điện có số vôn qui định là 6Vthì có thể làm hỏng dụng cụ đó.
+ Cầu chì dùng để đóng và mở điện.
+ Công tơ điện dùng để đo số điện đã dùng (đã tiêu thụ)
- HS quan sát một vài dụng cụ, thiết bị điện có ghi số vôn, quan sát cầu chì.
- HS thảo luận theo cặp các câu hỏi:
+Vì năng lượng điện có hạn, nếu dùng quá tải sẽ không đủ.
+ Không dùng điện bừa bãi
+ Tắt đèn khi không sử dụng nữa.
+ Tắt quạt khi không sử dụng nữa.
- HS liên hệ với việc sử dụng điện ở nhà và nêu:
- Chỉ sử dụng điện khi cần thiết, ra khỏi phòng nhớ tắt đèn, quạt, ti vi,Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là quần áo - vì những việc này dùng nhiều năng lượng điện.
______________________________________________
File đính kèm:
- Giao an L 5 tuan 24 linh NL.doc