Giáo án 2 buổi Lớp 5 - Tuần 22

Tập đọc

Tiết 43. LẬP LÀNG GIỮ BIỂN

I/MỤC TIÊU:

1. HS đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật (bố Nhụ, Nhụ, Ông Nhụ).

2. Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời Tổ quốc.

II/ CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Tranh ảnh về những làng ven biển, làng đảo và chài lưới, giúp giải nghĩa các từ ngữ khó.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:

A.Bài cũ: HS đọc bài tiếng rao đêm, Trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.

B. Bài mới: GV Giới thiệu chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình.

1. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài, 2HS nhắc lại đầu bài.

 

doc33 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án 2 buổi Lớp 5 - Tuần 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa phương em. - Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp. *Hoạt động 3. Thực hành “Làm quay tua – bin” - GV hướng dẫn HS thực hành theo nhóm. - Đổ nước làm quay tua – bin của mô hình “tua – bin nước”. Chính tả Nghe - viết: hà nội I/Mục tiêu: - HS nghe viết đung bài chính tả trích đoạn Hà Nội. - Biết tìm và viết đúng danh từ riênglà tên người, tên địa lí Việt Nam. II/Chuẩn bị: -Bảng phụ viết qui tắc viết hoa tên người .tên địa líViệt Nam. III/Các hoạt động: A. Bài cũ: - HS viết những tiếng có âm đầu r, d, gi. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ,YC của tiết học 2. Hoạt động 1: HD HD nghe – viết - GV đọc mẫu trích đoạn bài thơ Hà Nội .Cả lớp theo dõi trong SGK. - ? Nội dung bài thơ.( Bài thơ là lời bạn nhỏ mới đến Thủ đô, thấy Hà Nội có nhiều thứ lạ có nhiều cảnh đẹp.) - Cho HS đọc thầm bài thơ. - GV đọc chính tả cho HS viết. - Chấm bài, chữa lỗi. 3. Hoạt động 2: HD HS làm bài tập Bài tập 2 : - Cho một HS đọc nội dung BT2. - HS phát biểu ý kiến. - HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. GV mở bảng phụ, mời một em nhắc lại : Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên. Bài tập 3: - Cho HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài vào vở. - HS lên bảng viết, lớp và GV nhận xét. 4. Củng cố, dăn dò: GV nhận xét tiết học; nhắc học sinh ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Buổi chiều Luyện Toán luyện tập chung I. Mục tiêu : - Giúp học sinh : - Hệ thống và củng cố lại các quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Vận dụng các quy tắc tính diện tích để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật. II. các hoạt động dạy học : - GV yêu cầu học sinh nhắc lại các quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - Cho HS làm các bài tập rồi chữa bài. Bài 1. Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có các số đo không cùng đơn vị đo. - GV yêu cầu tất cả HS tự làm bài. - GV gọi một số HS nêu cách tính, đọc kết quả, các HS khác nhận xét. - GV đánh giá bài làm của học sinh. Bài 2. – Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và kĩ năng tính toán với phân số, số thập phân. Bài 3. – Phát huy kĩ năng phát hiện nhanh và tính nhanh diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương. - Tổ chức thi tìm kết quả nhanh theo nhóm. - GV đánh giá bài làm của học sinh. Luyện Tiếng việt nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ I.Mục tiêu : - HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản. - Biết tạo ra các câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nối các vế câu ghép bằng QHT, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu. II. Đồ dùng dạy học : - Bút dạ và một số băng giấy để HS làm bài tập 2. - Mỗi vài băng giấy – mỗi băng giấy viết 1 câu ghép ở các bài tập 1, 2, 3. III. Các hoạt động dạy học : Bài 1. – Một HS đọc nội dung bài tập. - Cả lớp làm bài vào vở. - Hai HS làm bài trên bảng lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 2. – Một HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm bài vào vở. - GV mời 2 HS lên bảng lớp thi làm bài đúng, nhanh. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3. – Một HS đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp làm vào vở. - GV mời 1 HS làm bài trên bảng lớp, phân tích câu ghép. ? Tính khôi hài của mẫu chuyện ? Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Về nhà kể mẩu chuyện vui cho mọi người nghe. Luyện Lịch sử Bến tre đồng khởi I . Mục tiêu : Học xong bài này học sinh biết : - Vì sao nhân dân Miền nam phải vùng lên “ Đồng khởi” . - Đi đầu trong phong trào “ Đồng khởi “ ở miền Nam là nhân dân tỉnh Bến Tre II . Đồ dung dạy học : - ảnh tư liệu về phong trào “ Đồng khởi “ . - Bản đồ hành chính Việt Nam . - Phiếu học tập ( 3 phiếu / 3 nhóm ) . III . Hoạt động dạy học : *Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài - GV chia lớp thành 3 nhóm , yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung . Nhóm 1 : Tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ phong trào “Đồng khởi” . Nhóm 2: Tóm tắt diễn biến chính phong trào “ Đồng khởi” ở Bến Tre. Nhóm 2: Nêu ý nghĩa của phong trào “ Đồng khởi”. - Các nhóm tiến hành thảo luận theo phiếu học tập ( cần tìm hiểu cả bài ). - Đại diện các nhóm trình bày- nhận xét - GV bổ sung và ghi bảng1 số ý chính. - 3 - 4 HS nhìn lên bảng trình bày nội dung bài. *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập ở VBT - HS tự làm bài tập - GV hướng dẫn 1 số HS yếu. - Chấm, chữa bài, nhận xét. - Củng cố, dặn dò: - HS đọc phần chữ in đậm ở cuối bài- liên hệ. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Xem lại bài, chuẩn bị bài sau: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta. Luyện Tiếng việt ôn tập văn kể chuyện I. mục tiêu : 1. Củng cố kiến thức về văn kể chuyện. 2. Làm đúng bài tập thực hành, thể hiện khả năng hiểu một truyện kể (về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa truyện). II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn nội dung tổng kết ở BT 1. - Một vài tờ phiếu khổ to viết câu hỏi trắc nghiệm của BT 2. III. Các hoạt động dạy học : - Bài tập 1. – HS đọc yêu cầu của bài. - HS các nhóm làm bài. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, góp ý. - GV mở bảng phụ ghi sẵn nội dung tổng kết. - Bài tập 2. – Hai HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập, suy nghĩ, làm bài vào vở. - GV dán 3 tờ phiếu đã viết sẵn các câu hỏi trắc nghiệm lên bảng. - 3 HS thi làm bài đúng, nhanh. - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Ghi nhớ các kiến thức về văn kể chuyện vừa ôn luyện. Thứ Sáu, ngày 06 tháng 02 năm 2009 Toán Tiết 110. thể tích của một hình I. Mục tiêu : - Giúp học sinh : - Có biểu tượng về thể tích của một hình. - Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản. II. Đồ dùng dạy học : Bộ đồ dùng dạy học Toán 5. III. Các hoạt động dạy học : 1. Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình - GV tổ chức cho HS hoạt động (quan sát, nhận xét) trên các mô hình trực quan theo hình vẽ trong các ví dụ của SGK. - Sau khi HS quan sát các hình vẽ ở mỗi ví dụ. GV đặt câu hỏi để khi HS trả lời tự nhận ra được kết luận trong từng ví dụ của SGK. - Gọi một vài HS nhắc lại kết luận đó. 2. Thực hành Bài 1. Tất cả HS quan sát nhận xét các hình trong SGK. - GV gọi một số HS trả lời, yêu cầu các HS khác nhận xét và GV đánh giá bài làm. Bài 2. GV hướng dẫn HS làm tương tự bài 1. Bài 3. – Tổ chức trò chơi thi xếp hình nhanh và được nhiều hình hộp chữ nhật bằng cách chuẩn bị đủ số hình lập phương nhỏ cạnh 1 cm, chia HS trong lớp thành 6 nhóm. - GV nêu yêu cầu cuộc thi để HS tự làm. - GV đánh giá bài làm của HS. - GV thống nhất kết quả. (có 5 cách xếp). Tập làm văn Tiết 44. kể chuyện (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu : - Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có, học sinh viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện. II. đồ dung dạy học : Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích. III. Các hoạt động dạy học : 1. Giới thiệu bài : - GV nêu mục tiêu bài học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài - Một học sinh đọc 3 đề bài trong SGK. - Một số em tiếp nối nhau nói tên đề bài các em chon. 3. Học sinh làm bài 4. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài cho tiết TLV tuần 23. Kể chuyện Tiết 22. ông nguyễn khoa đăng I.Mục tiêu: 1 . Rèn kỹ năng nói: Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân. Biết trao đổi với các bạn về mơ trí tài tình của ông Nguyễn Khoa Đăng. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Nghe thầy cô kể chuyện nhớ chuyện. - Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của chuyện ,kể tiếp được lời bạn . II Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ trong SGK kèm lời gợi ý ( tranh phóng to) - Bảng phụ viết sẵn bởi thuyết minh cho 4 tranh (theo SGK) phóng to. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy A. Kiểm tra bài cũ (5') - Học sinh kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lich sử, văn hoá giáo viên nhận xét ghi điểm B. Dạy bài mới: (10') 1. Giới thiệu bài: Ông rất có tài xét xử các vụ án, đem lại sự công bằng cho ngời lơng thiện. Ông là ai? Các em hãy lắng nghe cô kể về ông HĐ1: (5') Giáo viên kể chuyện lần 1 - Giáo viên kể - Giáo viên viết lên bảng những từ ngữ và sau giải nghĩa cho học sinh hiểu. + Truông: Vùng đất hoang rộng, nhiều cây cỏ. + Sào huyệt: ổ của bọn trộm cướp, tội phạm. + Phục binh: Quân lính nấp rình ở những chỗ kín đáo, chờ lệnh và xông ra tấn công. HĐ2: (5') Giáo viên kể chuyện lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh. HĐ3: (10')Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo nhóm. Bao quát giúp đỡ học sinh các nhóm. HĐ4: (10') Cho học sinh thi kể chuyện trớc lớp - Giáo viên nhận xét, chốt lại sự tài tình, mu trí của ông Nguyễn Khoa Đăng trong việc trừng trị bọn cướp. Củng cố, dặn dò: (4') - Câu chuyện nói về điều gì? - Giáo viên nhận xét tiết học, dăn dò học sinh về nhà kể lại cho ngời thân nghe. Hoạt động học Nhận xét lời kể của bạn. Nghe - Nghe. - Học sinh quan sát tranh và nghe giáo viên kể - Học sinh chia thành 2 nhóm, 1 em dựa vào một tranh để kể. Sau đó kể toàn bộ và trả lời câu hỏi 3 trong SGK. - Đại diện các nhóm kể, trả lời câu hỏi 3. - Lớp nhận xét. Ca ngợi ông Nguyễn Khoa Đăng thông minh, tài giỏi, xét xử công minh các vụ án, bảo vệ cuộc sống yên tĩnh cho dân. Nghe Hoạt động tập thể Tiết 22. sinh hoạt lớp cuối tuần (Cô Liễu phụ trách) buổi chiều Đạo đức Tiết 22. uỷ ban nhân dân xã, phường em (tiết 2) (Cô Liễu dạy) Luyện Âm nhạc (Mĩ thuật) giáo viên âm nhạc (mĩ thuật) dạy Kĩ thuật Tiết 22. giáo viên đặc thù dạy (Cô Hoa dạy) Hoạt động tập thể sinh hoạt đội - sao

File đính kèm:

  • docGIAO AN 5 TUAN 22.doc
Giáo án liên quan